K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 6 2019

“Công cha như núi Thái Sơn” câu ca dao ấy vẫn luôn đúng cho tới tận ngày nay. Cha luôn là người dạy em những điều hay lẽ phải, nếu như mẹ cho em một bàn tay dịu dàng, một tình yêu thương ngọt ngào thì cha lại như một sự nâng đỡ em trong cuộc đời và cho em một tình yêu đong đầy nhưng cũng đầy nghiêm khắc. đối với em cha không chỉ là một người trụ cột của gia đình, không chỉ là một người cha mà còn là một anh hùng, một tấm gương đạo đức để em học tập và noi theo.

     Cha em như một vị anh hùng trong mắt em vậy. cha em không cao lắm chỉ có một mét sáu bảy thôi thế nhưng thân hình ấy lại hơi mập đủ có thể che chở cho em trước những nguy hiểm. Nhớ có lần cả một cành cây khô rơi xuống cha đã lấy thân hình của mình để đỡ lấy cái đau ấy. Cha em mập là vậy nhưng cha lại rất nhanh nhẹn trong công việc. Không những thế cha còn có cả một khuôn mặt chữ điền vuông vắn có phúc, em biết điều đó vì được nghe rất nhiều người khen cha và thật tự hào về cha của mình. Cha có nước da trắng mà khiến nhiều người phụ nữ cũng phải ghen tị vì nước ấy. Những buổi đi làm đồng về cùng nhau rửa chân tay lấm bùn trên con mương nhỏ ai cũng phải trầm trồ vì làn da ây. Rồi có người lớn khéo chửi đùa “ Sư mày đàn ông con trai gì mà trắng hơn cả đàn bà thế”. Nước da trắng ấy không phải là da trắng bạch mà đủ độ trắng với một người đàn ông phong độ như cha em.

Mắt cha em to tròn và ướt nước, nhìn ban đêm thì thật lấp lánh hiền từ như những ngôi sao ngoài trời đêm. Đôi môi đẹp lắm và cả những hàm răng đều tăm tắp như hạt ngô càng làm cho vẻ hiền từ của cha trở nên đẹp lạ thường. Mà đặc biệt mỗi khi cha cười em thấy hạnh phúc biết bao, đó là một nụ cười rạng rỡ, một nụ cười hiền lành chất phác của một người nông dân. Đặc biệt hơn nữa là đôi bàn tay cha, đôi bàn tay ngày ngày chăm lo em, đôi tay vuốt má, đôi tay ẵm em và cả đôi tay đòn roi đau đớn nữa. Bàn tay cha không mềm mại như bàn tay của nhiều người khác bởi quê hương nghề chính là đồng ruộng vì vậy mà đôi bàn tay của cha chai đi vì cày bừa, chai đi vì mưa nắng ngoài ruộng. Thế nhưng đôi bàn tay vẫn tràn đầy yêu thương khi vỗ về những đứa con nhỏ, vẫn xoa đầu hay vuốt mà chúng đầy ngọt ngào. Và cũng chính vì thế em hiểu được phần nào những nỗi vất vả mà cha đã phải chịu vì em. Không những thế bàn tay chai, khô cằn, ngắn ngủn đó lại em có thể viết rất đẹp và làm ra những đồ vật thật đẹp mắt trong nhà. Bàn tay ấy còn làm nên những ngôi nhà đẹp đẽ, nhìn những viên gạch đỏ lừ được xếp thành hàng bên cạnh những hàng vữa thật sự thích mắt.

Và giờ đây khi em đã khi thời gian và những nhọc nhằn mà cha đã trải qua đã khắc tạc trên khuôn mặt mái tóc cha em. Mới ngày nào mà mái tóc đã ngả sang màu khói. Đó không hẳn là trắng cũng không hẳn đã là đen, đó là một màu tóc của sương sớm, là màu tóc của những ánh nắng gắt gỏng trên cánh đồng ban trưa và là màu của cơn mưa rào nọ. tất cả những nhọc nhằn sóng gió của cuộc đời cũng như những vất vả khi chăm sóc những đứa con trưởng thành như hằn in trên những vết nhăn trên mắt cha. Mỗi lần cha cười những vết nhăn ấy lại lộ ra rõ hơn hay cũng có khi em nhận bắt gặp những nếp nhăn ấy nhưng không phải cười mà là cha đang suy nghĩ về điều gì đó. Dẫu thời gian có mang tuổi thanh xuân cảu cha đi nhưng cho đến bây giờ cha vẫn luôn là người bảo vệ em khỏi những nguy hiểm của cuộc sống, cha vẫn là điểm tựa vững chắc và bàn tay nâng đỡ khi em vấp ngã.

( nhóc tham khảo bài này anh lấy trên mạng :)) )

22 tháng 6 2019

a là nạn nhân cứu e rồi 

cám ơn a e muốn xem nhiều bài khác để kham khảo 

27 tháng 12 2017

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Bài văn kể về cô giáo của em

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

tk mk nha

27 tháng 12 2017

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

1 tháng 1 2018

CHỊ GÁI

Gia đình em có bốn người: bố mẹ và hai chị em em. Em rất yêu bố và mẹ nhưng không hiểu sao, chị Bích Hà lại gần gũi với em hơn cả. Em vừa yêu lại vừa ngại chị.

Chị Hà của em cao nhưng đầy đặn. Bố mẹ vẫn nói, khi đẻ ra chị to nhất nhà hộ sinh nên sau này nuôi rất dễ. Chị lớn như thổi vậy. Khuôn mặt trái xoan với các nét thanh thoát khiến chị em rất xinh. Nước da bánh mật của chị có lúc hồng hào, dễ mến. Chị rất hay cười và hay trả lời những câu hỏi của mọi người bằng nụ cười tươi tắn. Chị học giỏi những môn tự nhiên và học rất nhẹ nhàng, không vất vả như em. Mẹ bảo chị thông minh giống bố.

Đối với em, chị rất tận tình chỉ bảo và chăm sóc. Bài vở của em chị thường xuyên xem xét và giảng giải. Lạ là chị giảng em thấy dễ nghe và nhanh hiểu hơn. Gần chị em cảm thấy tự tin hơn, có chị ở bên em cảm thấy to tát hơn, khỏe mạnh hơn chẳng sợ ai bắt nạt. Em thầm cảm ơn bố mẹ đã sinh ra chị Bích Hà và bố mẹ lại sắp xếp cho em làm em gái của chị.

Năm ngoái chị đi học xa nhà. Nhà em im ắng hẳn đi, cửa nhà không có chị em cảm thấy rộng ra hẳn thế. Mỗi sáng ngủ dậy chỉ còn mỗi một mình em trong nhà, em rất buồn và nhớ chị, không muốn ngồi dậy nữa. Những ngày chị còn ở nhà, vào giờ này em đã nghe thấy tiếng bát đĩa được chị rửa dưới nhà và tiếng đàn chị tập cần mẫn. Tiếng đàn của chị mạnh mẽ và đầm ấm lắm. Chị đã có công lớn trong việc dạy em đánh đàn, nghĩ lại mà em thấy nhớ những ngày tháng đó quá. Sao hồi đó cứ “ghét” và oán chị nhi. Quả thật chị rất nghiêm khắc, không ngày nào chị không bắt em ngồi bên đàn một tiếng, chỉ trừ khi ốm. Chị khẳng định tập đàn là thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và coi như tập bài thể dục vậy. Quả thực nhìn dáng chị ngồi lắc lư bên cây đàn em thấy chị vừa thanh cao vừa thư thái. Bây giờ, mỗi khi buồn và nhớ chị, em lại ngồi bên chiếc đàn oóc-gan xinh xắn đánh những ca khúc chị đã dạy em. Em thích nhất là bài “Những ngọn nến” vì chị rất hay hát bài đó.

Hiện giờ chị Hà đang ở cách xa em hàng ngàn cây số nhưng hình ảnh của chị, giọng nói, tiếng cười của chị,… tất cả vẫn hiển hiện rõ nét quanh em. Đây là góc bàn chị vẫn ôm em ngồi xem vô tuyến, đây là bình nước sáng sáng chị vẫn tưới hoa, dây là chiếc gương hai chị em vẫn nghiêng ngó soi chung,! đây là chiếc ghế nhỏ chị ngồi cặm cụi nhặt rau, rửa bát,… Trong nhà, đồ vật nào cũng có dấu ấn của chị, cả nhà em luôn lo lắng và nhớ chị nhiều lắm. Khi vắng chị Hà em càng nhớ thương chị nhiều hơn. 

Em mong chị học thật giỏi và khóa học của chị kết thúc sớm để chị sớm về với gia đình. Trước mắt học kì II này em phải phấn đấu để đạt điểm cao. Có vậy em mới được sang chơi cùng chị trong dịp nghỉ hè này và cũng để vui lòng bố mẹ và chị Bích Hà của em.



 

1 tháng 1 2018

Gia đình em có bốn người: bố mẹ và hai chị em em. Em rất yêu bố và mẹ nhưng không hiểu sao, chị Bích Hà lại gần gũi với em hơn cả. Em vừa yêu lại vừa ngại chị.

Chị Hà của em cao nhưng đầy đặn. Bố mẹ vẫn nói, khi đẻ ra chị to nhất nhà hộ sinh nên sau này nuôi rất dễ. Chị lớn như thổi vậy. Khuôn mặt trái xoan với các nét thanh thoát khiến chị em rất xinh. Nước da bánh mật của chị có lúc hồng hào, dễ mến. Chị rất hay cười và hay trả lời những câu hỏi của mọi người bằng nụ cười tươi tắn. Chị học giỏi những môn tự nhiên và học rất nhẹ nhàng, không vất vả như em. Mẹ bảo chị thông minh giống bố.

Đối với em, chị rất tận tình chỉ bảo và chăm sóc. Bài vở của em chị thường xuyên xem xét và giảng giải. Lạ là chị giảng em thấy dễ nghe và nhanh hiểu hơn. Gần chị em cảm thấy tự tin hơn, có chị ở bên em cảm thấy to tát hơn, khỏe mạnh hơn chẳng sợ ai bắt nạt. Em thầm cảm ơn bố mẹ đã sinh ra chị Bích Hà và bố mẹ lại sắp xếp cho em làm em gái của chị.

Năm ngoái chị đi học xa nhà. Nhà em im ắng hẳn đi, cửa nhà không có chị em cảm thấy rộng ra hẳn thế. Mỗi sáng ngủ dậy chỉ còn mỗi một mình em trong nhà, em rất buồn và nhớ chị, không muốn ngồi dậy nữa. Những ngày chị còn ở nhà, vào giờ này em đã nghe thấy tiếng bát đĩa được chị rửa dưới nhà và tiếng đàn chị tập cần mẫn. Tiếng đàn của chị mạnh mẽ và đầm ấm lắm. Chị đã có công lớn trong việc dạy em đánh đàn, nghĩ lại mà em thấy nhớ những ngày tháng đó quá. Sao hồi đó cứ “ghét” và oán chị nhi. Quả thật chị rất nghiêm khắc, không ngày nào chị không bắt em ngồi bên đàn một tiếng, chỉ trừ khi ốm. Chị khẳng định tập đàn là thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và coi như tập bài thể dục vậy. Quả thực nhìn dáng chị ngồi lắc lư bên cây đàn em thấy chị vừa thanh cao vừa thư thái. Bây giờ, mỗi khi buồn và nhớ chị, em lại ngồi bên chiếc đàn oóc-gan xinh xắn đánh những ca khúc chị đã dạy em. Em thích nhất là bài “Những ngọn nến” vì chị rất hay hát bài đó.

Hiện giờ chị Hà đang ở cách xa em hàng ngàn cây số nhưng hình ảnh của chị, giọng nói, tiếng cười của chị,… tất cả vẫn hiển hiện rõ nét quanh em. Đây là góc bàn chị vẫn ôm em ngồi xem vô tuyến, đây là bình nước sáng sáng chị vẫn tưới hoa, dây là chiếc gương hai chị em vẫn nghiêng ngó soi chung,! đây là chiếc ghế nhỏ chị ngồi cặm cụi nhặt rau, rửa bát,… Trong nhà, đồ vật nào cũng có dấu ấn của chị, cả nhà em luôn lo lắng và nhớ chị nhiều lắm. Khi vắng chị Hà em càng nhớ thương chị nhiều hơn. 

Em mong chị học thật giỏi và khóa học của chị kết thúc sớm để chị sớm về với gia đình. Trước mắt học kì II này em phải phấn đấu để đạt điểm cao. Có vậy em mới được sang chơi cùng chị trong dịp nghỉ hè này và cũng để vui lòng bố mẹ và chị Bích Hà của em.


 

Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.

Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng ỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán trong các cửa hang.

Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mết, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhu chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơ thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.

Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!

Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: “Chúc cô bé học giỏi”. Để đáp lại “long mong muốn” của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười dỏ chói trên bảng vở.

Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi “tủi thân” khi tự kể về đời mình.

6 tháng 2 2018

Bộ xa-lông bằng gỗ lát hoa để ở phòng khách là kỉ vật của ông nội. Ngày ông về hưu, Bộ Tư lệnh Quân đoàn II đã tặng ông bộ xa-lông này. Ông nội về hưu được 16 năm thì qua đời trong nỗi buồn xót thương của con cháu. Tính đến nay, ông mất đã bốn năm. Bộ xa-lông đã bóng lên màu nâu thẫm, màu thời gian 20 năm có lẻ.

 Nhà bố mẹ em ở là ngôi nhà cổ 5 gian lợp ngói do ông bà để lại. Cho đến nay, bộ xa-lông vẫn là thứ có giá trị nhất trong gia đình, ở gian giữa bày bàn thờ ông bà và kê bộ xa-lông. Mặt bàn lại được úp lên một tấm kính màu rất dày để tránh xước và dễ lau chùi. Bốn chiếc ghế đường bệ, kiểu dáng rất đẹp, nặng phải đến hai người mới xê dịch dược. Chiếc ghế bên trái ngoài cùng là nơi ông ngồi đọc báo, uống trà và tiếp khách. Ông không biết hút thuốc lào, thuốc lá. Trên bàn chỉ bày biện một bộ ấm trà loại quần ẩm và sáu chiếc chén xếp ngay ngắn trên chiếc đĩa to men xanh.

Em vẫn nhớ như in hình ảnh ông ngồi pha trà, uống trà mỗi sáng khi con cháu đang mơ màng ngủ. Mái tóc bạc phơ, ông tựa lưng vào ghế, trông gương mặt phúc hậu của ông thật đẹp. Nơi ông ngồi ngày xưa thì bây giờ bố em vẫn thường ngồi. Nhiều lúc, bố ngồi lặng lẽ ngắm lên bàn thờ, đăm chiêu nhìn chân dung ông bà, và ba tấm Huân chương cao quý của ông để lại lồng trong khung kính. Đến ngày giỗ ông, năm nào bố em cũng pha một ấm trà, loại chè móc câu Thái Nguyên mà ngày xưa ông thích uống, đặt lên xa-lông. Bố trịnh trọng rót trà vào sáu chiếc chén, rồi lầm rầm khấn trong làn khói trầm quyện đưa hương.

Ngày nào bố cũng lau chùi bộ xa-lông một, hai lần. Bô mẹ đã bàn: sang năm anh Ngọc tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ lát gạch hoa nền nhà và thuê thợ đánh véc-ni lại bộ xa-lông cho đẹp.

Với ông thì bộ xa-lông là tình đồng đội, tình chiến đấu. Mỗi lần có cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cũ về thăm ông, bộ xa-lông là nơi hội tụ của bao tình đồng chí, tình đồng đội vô cùng thắm thiết. Còn với con cháu hiện nay và sau này, bộ xa-lông là kỉ vật thiêng liêng của người cha, người ông kính yêu để lại. Mỗi lần được bố sai đi rửa ấm chén, lúc đặt lên mặt bàn xa-lông em lại bồi hồi tưởng như thấy ông đang ngồi trầm ngâm uống trà mỗi sáng, mỗi chiều.

Năm tháng đã trôi qua, nhưng mái nhà êm ấm của gia đình em vẫn lưu giữ bao kỉ niệm sâu nặng ân tình của ông bà nội. Mảnh vườn nhỏ xinh xắn trồng rau, mấy chậu hoa, góc sân lát gạch, cái bể đựng nước mưa,… và bộ xa- lông bằng gỗ lát hoa này như tiếng nói của gia tiên vọng về trong tâm hồn con cháu mỗi sáng, mỗi chiều, nhất là trong những ngày giỗ Tết.

20 tháng 4 2020

Đề 1: Bạn tham khảo bài này nhé

Đối với mỗi người chúng ta chắc hẳn đều có những ấn tượng hay những kỉ niệm mà ta không thể nào quên được. Đó đơn giản chỉ là những buổi tựu trường hay những hôm khai giảng và cả những người bạn khó quên. Còn đối với riêng tôi thì hình ảnh cô giáo chủ nhiệm say sưa giảng bài luôn để lại trong tôi những ấn tượng khó quên đối với tôi.

Đó là cô Mai cô giáo dậy văn và cũng là cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi. Cô mới làm cô giáo chủ nhiệm trong lớp chúng tôi khi chúng tôi mới bước vào năm học lớp sáu. Cô là một cô giáo rất nhiệt tình rất chu đáo đối với chúng tôi nên có thể nói cô là cô giáo được tất cả lũ học sinh trong lớp chúng tôi yêu quý. Lớp chúng tôi không phải là một lớp chuyên văn mà là một lớp chuyên toán thế nên việc học văn đối với chúng tôi mà nói là một việc khó khăn. Thế nhưng chính cô đã truyền cho chúng tôi những cảm hứng về môn văn để chúng tôi dần dần yêu thích nó hơn chứ không ghét nó như trước kia nữa. Môn văn dần dần đến với chúng tôi thật nhẹ nhàng như cái cách giảng bài say sưa và cách dậy bài truyền cảm của cô đối với chúng tôi. Cô là một cô giáo cũng ở quê chúng tôi chính vì thế mà cô rất hiểu những đứa trẻ khó khăn như chúng tôi. Cô không chỉ đứng trên lớp giảng bài mà thường xuyên đến chỗ chúng tôi, xem chúng tôi ghi chép ra sao. Những lúc như thế nhìn ánh mắt cô thật nghiêm nghị nhưng cũng thật trìu mến trong đó có cả tình yêu thương của cô dành cho lũ học trò chúng tôi nữa.

Cô để lại trong chúng tôi rất nhiều những kỉ niệm nhưng đối với riêng tôi thì cái tiết học văn của chúng tôi khi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong chúng tôi những kỉ niệm khó quên về cách giảng bài say sưa nhưng cũng đầy cuốn hút của cô. Hôm ấy tôi vẫn còn nhớ như in cô giáo tôi mặc một chiếc áo dài màu vàng càng làm tôn thêm những nét đẹp trên con người cô. Trông cô thật dịu dàng với tà áo dài đó và cô như đang đưa một làn gió một không khí đến cho lớp học của chúng tôi. Cô giới thiệu về bản thân mình cho chúng tôi rồi chỉ một lát sau cô đã giới thiệu chúng tôi đến với tiết học đầu tiên. Chúng tôi ngồi dưới lớp đứa nào đứa đấy chăm chú từng hành động từng cử chỉ của cô. Bàn tay mền mại với những ngón tay búp măng nhỏ nhỏ xinh xinh của cô dần dần viết những nét chữ rất đẹp mà chúng tôi cứ nghĩ những nét chữ ấy chỉ có trong những quyển tập viết của chúng tôi thôi. Tà áo dài thướt tha ấy đi đi lại lại trên bục giảng khiến chúng tôi cảm thấy đây không giống một buổi học văn thông thường nữa mà là một buổi thảo luận về văn thì đúng hơn bởi chính sự hiền dịu của cô dành cho chúng tôi. Tấm bảng đứng bắt đầu dày những phấn trắng, những nét chữ đều đặn gọn gàng chỗ thanh chỗ đậm chỗ được gạch chân được cô trình bày rất khoa học chứng tỏ người viết là một người cực kì cẩn thận. Nhìn nét chữ của cô chúng tôi càng ngại ngùng về tính cẩu thả của mình.

Cô giới thiệu cho chúng tôi một cách chi tiết về hoàn cảnh ra đời cũng như nội dung chính của tác phẩm, cô nói đây là một bài văn khó nên chúng tôi cần chú ý. Sau đó cô hướng dẫn cho chúng tôi về cách đọc tác phẩm sao cho truyền cảm nhất. Cô đọc cho chúng tôi một đoạn đầu, cả lớp tôi ngồi im phăng phắc nghe cô đọc. Chao ôi sao giọng cô truyền cảm và ấm áp như vậy, chúng tôi chưa được nghe một giọng đọc nào hay đến vậy. Cô say sưa đọc từng dòng chữ cho chúng tôi mà không vấp một chữ nào, chúng tôi đứa nào đứa đấy tròn mắt vì cô đọc rất lưu loát đoạn văn này. Cô đặt câu hỏi cho chúng tôi trả lời mỗi khi có câu hỏi nào khó cô lại gợi ý cho chúng tôi, cô không chỉ dùng lời mà cô còn dùng cánh tay làm hành động để cho chúng tôi hiểu nữa. Ở những câu hỏi ấy cô còn cho điểm để cho chúng tôi hào hứng hơn. Những bạn không trả lời được cô hơi chau mày ròi cô từ từ giảng lại cho bạn ấy hiểu được. Ở những chi tiết khó cô thường nhấn mạnh nói lại một vài lần để cho chúng tôi có thể nhớ được. Cô không giảng một cách nhanh chóng mà cô luôn hỏi chúng tôi đã hiểu bài chưa. Những khi như thế chúng tôi đồng thanh đáp “chúng em hiểu bài rồi ạ” những lúc như thế cô mỉm cười rồi lại tiết tục giảng. Một tiết học đầu tiên của cô diễn ra vô cùng nhanh chóng, chúng tôi đứa nào đứa đấy đều không muốn kết thúc buổi học một chút nào bởi cô giảng cho chúng tôi rất hấp dẫn.

Tiết học đã tan mà những lời giảng dậy của cô vẫn còn văng vẳng bên tai chúng tôi. Cô không chỉ dừng lại ở một người dậy văn mà cô còn là một người truyền cảm hứng cho chúng tôi để chúng tôi yêu văn hơn hiểu văn hơn.

Mik làm một đề thôi nhé

Hok tốt

20 tháng 4 2020

hãy viết một bài vă từ 10 đến 15 câu về mmootj bài văn tả cảnh

21 tháng 5 2021

à , nhỏ đó lớp 1 nhoa

21 tháng 5 2021

mihf bít nó con linh là bạn mình

28 tháng 11 2021

Dài lắm  mk ko viết được


mày ko biết làm ,ngu thế

19 tháng 10 2017

Bài Làm: dàn ý

Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em) - vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học) - từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường)

Thân bài:

a)  Tả bao quát:

Cả khu trường như người mới ngủ dậy, còn chưa thật tỉnh. Sân trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ha nhóm bạn. Văn phòng đã mở cửa, nhưng chưa làm việc. Các phòng học, lớp đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động.

-     Sân trường: sạch sẽ, không một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có đôi bạn đang ngồi truy bài. Dưới gốc cây bàng với ba hàng tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại bài học.

-„Lớp học: các bạn trực nhật đang hối hả làm nốt công việc vệ sinh phòng học, bàn ghế chuẩn bị cho buổi học sớm.

-     Văn phòng tuy đã mở cửa nhưng các cô trong phòng hành chính vẫn chưa có mặt.

Nhưng em chưa ăn hết ổ bánh mì thì các bạn đã đến chật sân, các thầy cô giáo đã ngồi chơi trong văn phòng, tay cầm tờ báo, đang tranh luận sôi nổi chung quanh những tin tức nóng hổi về vụ PMU 18. Mấy cô nhân viên văn phòng vừa ăn sáng vừa trò chuyện, chắc cũng không ngoài chuyện Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến...

Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường (ngôi trường đã -gắn bó với em năm học này là năm năm. Nó là ngôi nhà thứ hai của em)



Bài văn 

Sáng này là phiên trực nhật lớp em nên em phải đến sớm hơn mọi ngày. Đây là một dịp để em chứng kiến khung cảnh tĩnh lặng của khu trường. Đúng là nó khác hẳn với quang cảnh của một trường học giữa buổi mà chỉ cần đến trưởc nửa giờ thôi là có thể cảm nhận được sự khác nhau ấy. Em có cảm giác như lạc vào một chốn nào đó lạ lẫm, mặc dù nơi đây đã quá đỗi thân quen.

Khi em đến, tất cả như còn đang chìm trong giấc ngủ. Bác bảo vệ vẫn chưa mở cổng trường. Đứng bên ngoài, em ngắm nhìn và lắng nghe. Tất cả đều im lìm, cảnh vật như còn đang mơ màng, thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Hàng cây im phăng phắc. Nhưng em có biết đâu rằng tất cả đều đang cựa mình chuyển động. Và lúc này chính là khoảnh khắc giao thời của ngày và đêm.

Bắt đầu là mặt trời, là ánh sáng. Tuy chưa le lói rõ, nhưng hừng đông đã nhanh chóng chiếm lĩnh mặt đất, tỏa sáng cảnh vật. Rồi là gió. Chỉ trong phút chốc, những làn gió nhẹ như có vẻ uể oải nhưng đã xua tan dần những đám sương cuối cùng còn chập chờn trong các lùm cây và khẽ làm xao động lá cành. Chẳng biết từ lúc nào, những chú chim non tỉnh giấc sôi nổi cất tiếng hót líu lo, chào đón một ngày mới bắt đầu. Toàn bộ khu trường hiện ra rõ mồn một với tất cả dáng vẻ thường ngày của nó. Và cũng chỉ một lát nữa thôi, không khí náo nhiệt của buổi học như mọi ngày lại sắp diễn ra.

Đã có thêm mấy bạn lớp khác cũng làm trực nhật như em. Bác bảo vệ cũng đã mở cổng và tắt điện bảo vệ. Chúng em chào bác rồi đi vào sân trường. Khu trường hình chữ U này, em đã đến đây từ hơn ba năm trước nhưng vào cái buổi sớm tinh sương như thế này, em mới lại thấy được một cảnh quang khác và cái cảm giác lâng lâng, ngỡ ngàng thật khó tả, Có lẽ, do ngày nào cũng đến trường vào cái lúc ồn ã nhất, náo nhiệt nhất, cứ lặp đi lặp lại cái cảnh nườm nượp những xe đạp, xe máy, những bước chân, những câu chuyện... nên không có được những cảm giác mới lạ ấy. Ngay cả cái biển đề ngoài cổng “Trường tiểu học Ái Mộ", đến cái khẩu hiệu chữ lớn "Tiên học lễ, hậu học văn" ngày nào đi họcem cũng nhìn thấy. Vậy mà hôm nay cũng gợi lên cảm giác lung lỉnh, sâu lắng lạ thường. Thẳng cổng vào đi qua sân là phòng Ban giám hiệu, nằm giữa hai dãy lớp học, cửa vần khép. Cái trống bên hè chưa được đánh thức nên còn chưa biết đến trời đã sáng, vẫn nằm vo tròn trên giá gỗ. Em lướt nhìn dãy lớp Một, Hai, Ba ở tầng một. Tất cả mọi cửa sổ, cửa ra vào đều sơn xanh giống nhau và đều còn đóng kín. Có vài chú dơi đang chấp chới những vòng lượn cuối cùng trước khi chui vào tổ để tránh ánh sáng mặt trời. Em lần theo thang gác lên tầng có dãy lớp Bốn, Năm. Vài cánh cửa đã mở và đã có tiếng người. Trên lan can của phòng cuối dãy có chú chim chích đang hót líu ríu. Chợt thấy bóng người, nó vụt bay ra lùm cây ngoài sân trường mà vẫn không ngừng hót. Thế rồi, bỗng toàn bộ khu trường như rực sáng khi ánh nắng ban mai phản chiếu vào những bức tường vôi trắng toát. Thêm vào đó, một hồi trống gióng giả vang lên báo hiệu một ngày học mới bắt đầu. Cái không khí tấp nập ồn ào náo nhiệt cứ dần dần rộ lên bao trùm khu trường. Gió như cũng thổi mạnh lên trên những đám lá bàng, những cây xà cừ, phượng vĩ. Những khóm hoa tươi tốt dường như cũng phấn khởi chào đón các bạn nhỏ mà đung đưa khe khẽ, làm những giọt sương mai còn đọng lại dưới ánh nắng mặt trời trở nên lung linh huyền ảo. Lá quốc kì cũng đã cảm thấy đủ gió bắt đầu phấp phới. Rồi mọi người đến cũng đã đông đủ. Lớp nào đã vào lớp nấy.

Cũng nhờ buổi trực nhật này em mới có dịp quan sát kĩ được quang cảnh trường em.

Em rất yêu trường em vì “tới lớp tới trường nơi ấy có tình thương, bạn bè, thầy cô giáo, nơi ấy sao mà vui thế... ” và chắc hẳn không ai là không cảm thấy yêu thương mái trường của mình.

24 tháng 8 2018

Phế phẩm

26 tháng 8 2018

thoi cam on