Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
m sinh ra và lớn lên tại một làng quê nằm men bên bờ sông Đáy với những nương dâu, bãi ngô xanh ngắt một màu. Cảnh làng quê em là một cái gì đó rất thân quen, thân quen đến lạ thường mà mỗi khi rời xa nơi đó hình ảnh cảnh làng quê vẫn hiện hữu trong tâm trí em. Nơi đó, trong tâm khảm của em, chính là quê hương, là những điều thân thuộc nhất như thể cha mẹ, anh em và máu thịt của mình.
Làng em nằm sau những rặng tre già chẳng biết có tự bao giờ. Mỗi sáng sớm, những ngọn tre như chiếc cần câu “kéo” ông mặt trời lên cao, chiếu những ánh nắng sớm tinh khôi xuống những mảnh vườn và cả những con ngõ quanh co từ đầu xóm này cho đến cuối thôn kia. Đầu làng em có cây đa cổ cũng hàng trăm tuổi. Cây đa tỏa bóng rộng khắp, trở thành nơi mà bà con nông thường hay ngồi nghỉ mỗi buổi đi làm đồng về. Đó cũng là nơi bọn trẻ chúng em hay tập trung chơi bi, chơi chuyền khi chăn trâu thả bò quanh đó. Từ cổng làng nhìn vào chỉ thấy một màu xanh ngắt, thi thoảng điểm những mái nhà ngói đỏ và những cây cau cao vút.
Từ đầu làng đi vào là cánh đồng lúa xanh ngắt hai bên đường. Đến mùa thu hoạch, cánh đồng lúa lại rộ lên một màu vàng óng của lúa chín. Vào làng, những nếp nhà dần dần hiện ra. Những con ngõ quanh co, tường cũ rêu mốc. Giữa làng là một ao sen nhỏ. Vào mùa sen nở, hương thơm đưa thoang thoảng thơm ngát khắp cả làng. Những cây gạo cuối làng đang thắp lên những bông hoa đỏ như những ngọn đèn quả nhót, những hàng xoan cũng bắt đầu nở hoa tím vào những ngày tháng Ba. Đám trẻ con chúng em chiều nào cũng lấy hoa gạo chơi đồ hàng, ngay dưới gốc cây.
Làng em tuy nhỏ, nhưng người người sống bên nhau rất tình cảm, thân thiết như ruột thịt. Khi ngày mới bắt đầu, mặt trời lên đến ngọn tre cũng là lúc tiếng í ới gọi nhau từ đầu làng. Tiếng của các bác nhà nông gọi nhau đi làm đồng, tiếng của lũ trẻ con nói chuyện, rủ nhau đi học. Tiếng trâu bò, tiếng gà rồi thì cả tiếng chim ríu rít chuyền trên cành cây cao. Tất cả cảnh vật và âm thanh đã tạo nên một bức tranh làng quê thật sôi động. Cảnh làng quê em là như vậy đấy, thật bình yên và thân thương biết bao.
Vào những buổi chiều, mặt trời bắt đầu khuất núi, một màu đỏ rực bao trùm lên tất cả ngôi làng. Làng em khi ấy trở nên thật thanh bình và yên ả. Đó cũng là lúc cánh diều của lũ trẻ con chúng em bay tít lên cao trên những triền đê lộng gió. Đám con nít bắt đầu lùa đàn trâu đã no cỏ đằng xa về gần đến cổng làng. Phía trên những mái nhà ngói đỏ, những làn khói bếp quyện với sương chiều càng khiến cho làng quê trở nên bình dị và ấm áp đến lạ thường.
Cảnh làng quê em không tấp nập, nhộn nhịp như những khu đô thị, những thành phố lớn. Làng em thật bình yên và xanh mát bên dòng sông Hồng vẫn hàng ngày trở nặng phù sa để bồi đắp thêm cho những bãi ngô, nương dâu, những cánh đồng lúa vàng và những nếp nhà bình dị và thân quen. Đó là nơi mà bất cứ ai khi đi xa cũng sẽ nhớ và luôn hi vọng được trở về. Mong rằng làng quê em sẽ ngày một giàu đẹp hơn, cảnh làng quê em sẽ mãi bình yên như thế.
Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.
Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp.Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp.Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.
Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa.Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.
Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.
Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.
Tổng số kẹo để gói vào 32 túi là:
32 x 20 = 640 ( cái kẹo )
Tổng số kẹo còn lại để đóng vào túi chưa 15 chiếc kẹo là:
1000 - 640 = 360 ( cái kẹo )
Tổng số túi đóng vào túi có chứa 15 chiếc kẹo là:
360 : 15 = 24 ( túi)
Do đó sau khi đóng gói thì không còn thừa chiếc kẹo nào.
Nhà em có một cái đồng hồ rất đẹp , bố của em mua nó vào dịp tân trang nhà cửa . Nó được treo ở phía trên bức ảnh gia đình nhà em . nó màu vàng , trên viền là những viên lấp lánh ............................................
Tự nghĩ đi ...
Nhà em có một cái đồng hồ rất đẹp , bố của em mua nó vào dịp tân trang nhà cửa .
Chiếc đồng hồ mà bố em trang trí có giá 156.000 đồng . Chiếc đồng hồ đẹp một cách huyền ảo , các con số đính những viên vàng nhỏ li ti . Ở vỏ ngoài có màu xanh hình doraemon , trống nó rất xinh xắn . Khi em đang ngủ , em đã đặt báo thức , thì nó sẽ rung lên , ngoài ra em nghĩ đây là chiếc đồng hồ có một cái trên thế giới vì nó có 4 chứ năng : xem giờ , chỉnh giờ , đếm giây , báo thức , đúng là 4 thứ chỉ có đồng hồ điện tử mới có . Nhìn nó rất đang yêu mà cũng đẹp đấy chứ , có nhiều chức năng như đồng hồ tương lai nữa .
Em rất thích chiếc đồng hồ đó vì nó đã báo thức em mỗi buổi sáng và nó trang trí đẹp mắt .
1 . Bạn phải tưởng tượng những điều hư cấu
2 . Bạn phải suy nghĩ và tập trung cao độ sẽ giải được
Kham khảo :
Mỗi sáng ông em rải thóc, rải đậu trên mặt sân, đàn chim bồ câu sà xuống, tranh nhau mổ. Có những con rất dạn dĩ, mổ đậu xanh từ trong tay ông. Ông trìu mến vuốt ve chúng và nói với em rằng ông rất thích nghe tiếng chim gù buổi sáng, bởi âm thanh ấy làm cho tâm hồn thanh thản. Đàn chim ăn no, vỗ cánh nối đuôi nhau bay vút lên. Ông em nhìn theo, nở một nụ cười mãn nguyện. Trên sân lúc này chỉ còn mấy chị bồ câu đang nuôi con nhỏ, vẫn cặm cụi nhặt nhạnh từng hạt thóc, hạt đậu còn vương vãi.
tham khảo
" Ò ...ó..o"- Tiếng chú gà trống cất lên đánh thức cả xóm nhỏ, báo hiệu một ngày làm việc đầy hăng say bắt đầu. Mới ngày nào còn là một cậu nhóc bé con "chiếp chiếp" đi theo mẹ kiếm mồi mà giờ đã trở thành một chú gà oai vệ, chững chạc và khoẻ mạnh. Chú có bộ lông mượt mà bóng bẩy với sự phối hợp hài hoà những màu sắc rực rỡ như chiếc áo của người vũ công xinh đẹp. Chùm lông đuôi cong cong hình vòm cung đen sì tuyệt đẹp. Chiếc mào đỏ chót, mềm mại như chiếc vương miện nhỏ khiến bao kẻ khát khao có được. Đôi mắt đen, tròn xoe như hạt đỗ. Cái miệng xinh xắn, nhọn hoắt màu vàng nâu. Đôi chân vàng óng, vững chãi, chắc chắn, bệ vệ đỡ lấy phần thân, bàn chân có móng khá nhọn và sắc, được xem là vũ khí lợi hại nhất của chú trong cuộc đối chọi với kẻ địch. Nhìn chú gà chăm chỉ tìm kiếm, bới mồi trong vườn nhà em thấy bình yên đến lạ. Dường như hạnh phúc thật đơn giản là được yêu quý những loài vật quanh mình, đặc biệt là chú gà trống đáng yêu này.
2 ) Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài "thướt tha" may bằng "lụa đào" cao cấp. Trưa về, dòng sông rộng bao la, sông mặc "áo xanh"... như áo mới. Chiều tà, sông "cài lên màu áo hây hây ráng vàng". Đó là áo lụa mỡ gà quý phái. Đầu hôm, sông mặc áo nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông lặng lẽ nép mình trong rừng bưởi, sông kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen. Và sáng sớm hôm sau thật bất ngờ, dòng sông mặc áo hoa ướp hương bưởi, làm"ngẩn ngơ" lòng người.
Dù sống ở Campuchia hay Scotland, Lithuania hay Hoa Kỳ, bất kỳ ai cũng đã từng nghe nói đến Rồng. Tuy nhiên, Rồng trong văn hóa phương Đông dường như lại khác hoàn toàn với con rồng phương Tây, từ hình ảnh, hành vi, biểu tượng cho đến ý nghĩa xã hội.
Người phương Đông đặc biệt tôn trọng và thành kính trước hình ảnh Rồng với vẻ đẹp hùng mạnh và ý nghĩa thần diệu. Trong khi đó, ở phương Tây, Rồng được xem như một loại quái vật "hữu dũng vô mưu".
Người phương Đông đặc biệt tôn trọng và thành kính trước hình ảnh Rồng với vẻ đẹp hùng mạnh và ý nghĩa thần diệu.
Dù là hình ảnh đẹp được sử dụng trong các nghi lễ trang trọng ở phương Đông hay mang ý nghĩa biểu trưng của một loại quái vật phương Tây, thì hình ảnh con Rồng trong cả hai nền văn hóa đều là loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường và được làm nên từ nhiều bộ phận của nhiều loài vật khác nhau.
Trong văn hóa một số dân tộc ở châu Âu, Rồng thường được miêu tả như một loài bò sát có vảy, đuôi dài, thường có ba đầu thổi ra lửa và biết bay. Các đầu này có khả năng tự mọc ra nếu bị chặt mất đầu cũ. Tuy nhiên, cũng có một số rồng chỉ có một đầu.
Một phần bức Tường chín rồng ở Công viên Bắc Hải, Bắc Kinh, Trung Quốc
Đối với phương Tây, Rồng là một loài quái vật, tượng trưng cho sức mạnh nhưng nghiêng về khía cạnh độc ác, hung dữ. Rồng thường được giao nhiệm vụ canh giữ kho báu, lâu đài hay người đẹp, song thường tỏ ra là loài "hữu dũng vô mưu" vì thường chịu thua và thiệt mạng dưới tay của một tráng sĩ. Tại một số nước châu Á, Rồng được coi là con vật linh thiêng, có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu và biết bay.
Con Rồng phương Đông được xem như biểu tượng của cái đẹp và chủ nghĩa anh hùng, đóng vai trò như người bảo vệ cái thiện. Ở một số nước phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam, thậm chí còn có cả năm con Rồng và những người sinh vào năm này được tin sẽ là những người hùng mạnh, giàu có, thông minh, mang tất cả những giá trị mà con Rồng phương Đông đại diện.
Năm Rồng cũng được cho là năm phát triển thịnh vượng của các nước này. Văn hóa Trung Hoa đặc biệt coi trọng hình ảnh Rồng, do đó mà có nhiều truyền thuyết về Rồng và sự thịnh vượng nó đem lại cho con người. Chẳng hạn như câu chuyện về viên ngọc Rồng mà một cậu bé nghèo đã tìm được có thể nhân mọi thứ lên gấp bội khi nó chạm vào. Cậu bé đã đưa viên ngọc chạm vào lúa gạo để có thóc lúa đầy nhà, giúp đỡ cho những người dân nghèo khác. Nhưng khi một tên cướp muốn đến lấy trộm viên ngọc đó, cậu bé đã nhanh trí nuốt viên ngọc vào bụng và cậu được hóa thành một con rồng.
Bức tượng rồng Ljubljana ở Slovenia
Trong khi ở phương Đông, chuyện hóa rồng mang ý nghĩa huyền thoại đẹp thì người phương Tây lại kể câu chuyện về sự trừng phạt đã biến một người thành rồng. Trong câu chuyện này, một hoàng tử đã giết cha để đoạt lấy vương miện và của cải. Vị vua khi qua đời đã giáng một lời nguyền biến người con này thành rồng. Sau này con rồng đó lại bị giết bởi một người anh em hám danh lợi khác và người này lại tiếp tục hứng chịu lời nguyền trở thành một con rồng...
Không chỉ mang ý nghĩa biểu trưng khác nhau mà Rồng trong văn hóa Đông - Tây cũng khác nhau cả về môi trường sống. Rồng phương Đông chủ yếu sống ở môi trường có nước, chẳng hạn như hồ lớn hay đại dương. Trong khi đó Rồng phương Tây lại sống ở những nơi hoang mạc hay thậm chí là trong lửa. Trong các truyền thuyết phương Tây, Rồng có thể thổi ra lửa và thường là con vật mà bất cứ người anh hùng nào cũng phải chiến đấu để diệt trừ. Những con rồng này thường có cánh và móng vuốt sắc nhọn, cố giết những ai đến gần nó bằng cách phun lửa.
Có lẽ lý do mà Rồng trong mỗi nền văn hóa lại khác nhau như vậy là bởi con người chưa bao giờ thực sự nhìn thấy Rồng, mà chỉ tưởng tượng ra hoặc được nghe trong những truyền thuyết mô tả loài vật này. Do vậy, khi nói về Rồng nhất định phải dựa trên hệ quy chiếu của một nền văn hóa nhất định.
k nha ae
viết cái gì vậy ko hiểu