K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đó là một chiều thu đầu tháng 9 khi mình đang chuẩn bị bước vào năm đầu tiên của cuộc đời học sinh cấp 3. Khi ấy hào hứng lắm vì ngoài việc được vào ngôi trường mình mong muốn, mình còn được bố hỏi xem muốn mua chiếc điện thoại nào để còn tiện liên lạc vì mình đã quyết định tự đi học sau 4 năm cấp 2 được bố đưa đón.
Nhớ cái lần đầu tiên vào cửa hàng điện thoại di động hoành tráng trên đường Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận, TP.HCM. Tôi dường như bị choáng ngợp trước hàng chục mẫu điện thoại bắt mắt, đa dạng và đầy màu sắc.
Thời đấy người ta đã dần biết đến iPhone rồi nhưng với một người học sinh chưa từng được tiếp xúc quá nhiều với công nghệ trừ cái máy tính bàn để đá Fifa ra thì cả chục mẫu điện thoại đấy đã đủ làm tôi phân vân rồi.
Sau khi đi vòng vòng thử hết chiếc điện thoại này đến chiếc điện thoãi khác, tôi chợt dừng lại ở “em”, chiếc điện thoại mang logo Samsung ngay mặt trước lạ mắt vì “em” chỉ có màn hình và vài phím bấm thôi. Nhờ cô nhân viên mang “em” ra để tôi cầm thử thì đã thấy ưng vì em mảnh mai, có bốn góc đường vát mềm mại, phía dưới thu gọn lại nhỏ nhắn.
"Em" còn có phím điều hướng nằm giữa, xung quanh là các phím gọi điện, ngắt đàm thoại, phím chọn trái và chọn phải được thiết kế hình tròn tạo nên cảm giác quyến rũ khó tả.
Đánh thức "em" dậy lần đầu tiên bằng một cách nhẹ nhàng nhất. "Em" vươn mình dậy cũng rất nhanh, bộ giao diện gọn gàng của "em" đã làm tôi thấy thích, mở thử game lên chơi, phải nói là mượt và mượt, cài trò bida lỗ và bowling ấy có lẽ là hai trò chơi mà tôi thích nhất khi được trải nghiệm cùng "em".
Tiếp tục mở thử camera lên xem sao. Hình chụp được rõ nét đấy chứ, loa ngoài cũng to rõ nữa, màn hình vừa đủ nhìn, thích mắt. Hỏi ra thì mới biết “em” có tên là J700, một cái tên mà mình nhớ mãi vì thời đó điện thoại đa phần dùng tên toàn khó nhớ chứ đâu như smartphone bây giờ.
Nhưng mà lúc đó giá của em không hề rẻ, gần 2,8 triệu thì phải, nên mình đã năn nỉ, hứa với bố là sẽ đạt học sinh giỏi cả năm không thì sẽ trả lại máy cho bố giữ. Và như vậy mình đã được rước “em” về trong sự hân hoan mà lâng lâng khó tả lắm. Bây giờ đi mua smartphone không có được cái cảm giác như đem được một kho báu về “lãnh địa” của mình nữa
Đem “em” về nhà thì cũng là lúc đến giờ cơm, mang em nó theo xuống luôn tại đang mê quá mà, ngồi vừa ăn vừa bấm bấm nghịch nghịch coi có gì hay ho không, và tất nhiên tôi bị la, bắt cất máy đi chứ.
Ăn xong leo lên ngay phòng mình để bắt đầu vọc vạch, bỏ nhạc vào và nghe thử, ta nói nó đã gì đâu, cảm giác như mình đang có tất cả vậy. Rồi ngồi tải game nữa chứ, mà thời đó là game trên nền java ấy, phải lên mạng tìm đúng game có độ phân giải phù hợp với màn hình của “em” nó, rồi tải về tệp trên máy tính, xong copy vào cài đặt.
Mấy bước đó dân kỹ thuật nào làm chẳng được nhưng với đứa học sinh như mình thì đó như là một thành quả lớn lao cho sự nghiệp vọc vạch đồ công nghệ.
Chưa đã tay, mình còn tải cả mớ hình nền cầu thủ về để xài dần, rồi cài ứng dụng Ola vào để chat chit với bạn bè qua mạng GPRS ấy, lúc đó thấy như vậy là sướng lắm rồi, đâu cần chi thêm nữa.
Tính ra "em" cũng đã miệt mài bên tôi 3 năm cấp 3 mặc dù mình đã làm rớt "em" 4 ~ 5 lần. Và trước khi mình chuẩn bị vào đại học thì lúc đó cũng là lúc J700 "đột tử" (hư nguồn), do đến thời điểm này mình cần một smartphone để phục vụ cho việc học của mình nên đã quết định không sửa "em", để "em" nằm ngay ngắn gọn gàng trong góc hộc tủ để mỗi lần nhớ về thời cấp 3, mình lại lôi "em' ra ngắm và xem "em" như một người bạn rất thân

10 tháng 8 2021

Đó là một chiều thu đầu tháng 9 khi mình đang chuẩn bị bước vào năm đầu tiên của cuộc đời học sinh cấp 3. Khi ấy hào hứng lắm vì ngoài việc được vào ngôi trường mình mong muốn, mình còn được bố hỏi xem muốn mua chiếc điện thoại nào để còn tiện liên lạc vì mình đã quyết định tự đi học sau 4 năm cấp 2 được bố đưa đón.
Nhớ cái lần đầu tiên vào cửa hàng điện thoại di động hoành tráng trên đường Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận, TP.HCM. Tôi dường như bị choáng ngợp trước hàng chục mẫu điện thoại bắt mắt, đa dạng và đầy màu sắc.
Thời đấy người ta đã dần biết đến iPhone rồi nhưng với một người học sinh chưa từng được tiếp xúc quá nhiều với công nghệ trừ cái máy tính bàn để đá Fifa ra thì cả chục mẫu điện thoại đấy đã đủ làm tôi phân vân rồi.
Sau khi đi vòng vòng thử hết chiếc điện thoại này đến chiếc điện thoãi khác, tôi chợt dừng lại ở “em”, chiếc điện thoại mang logo Samsung ngay mặt trước lạ mắt vì “em” chỉ có màn hình và vài phím bấm thôi. Nhờ cô nhân viên mang “em” ra để tôi cầm thử thì đã thấy ưng vì em mảnh mai, có bốn góc đường vát mềm mại, phía dưới thu gọn lại nhỏ nhắn.
"Em" còn có phím điều hướng nằm giữa, xung quanh là các phím gọi điện, ngắt đàm thoại, phím chọn trái và chọn phải được thiết kế hình tròn tạo nên cảm giác quyến rũ khó tả.

Đánh thức "em" dậy lần đầu tiên bằng một cách nhẹ nhàng nhất. "Em" vươn mình dậy cũng rất nhanh, bộ giao diện gọn gàng của "em" đã làm tôi thấy thích, mở thử game lên chơi, phải nói là mượt và mượt, cài trò bida lỗ và bowling ấy có lẽ là hai trò chơi mà tôi thích nhất khi được trải nghiệm cùng "em".
Tiếp tục mở thử camera lên xem sao. Hình chụp được rõ nét đấy chứ, loa ngoài cũng to rõ nữa, màn hình vừa đủ nhìn, thích mắt. Hỏi ra thì mới biết “em” có tên là J700, một cái tên mà mình nhớ mãi vì thời đó điện thoại đa phần dùng tên toàn khó nhớ chứ đâu như smartphone bây giờ.
Nhưng mà lúc đó giá của em không hề rẻ, gần 2,8 triệu thì phải, nên mình đã năn nỉ, hứa với bố là sẽ đạt học sinh giỏi cả năm không thì sẽ trả lại máy cho bố giữ. Và như vậy mình đã được rước “em” về trong sự hân hoan mà lâng lâng khó tả lắm. Bây giờ đi mua smartphone không có được cái cảm giác như đem được một kho báu về “lãnh địa” của mình nữa
Đem “em” về nhà thì cũng là lúc đến giờ cơm, mang em nó theo xuống luôn tại đang mê quá mà, ngồi vừa ăn vừa bấm bấm nghịch nghịch coi có gì hay ho không, và tất nhiên tôi bị la, bắt cất máy đi chứ.
Ăn xong leo lên ngay phòng mình để bắt đầu vọc vạch, bỏ nhạc vào và nghe thử, ta nói nó đã gì đâu, cảm giác như mình đang có tất cả vậy. Rồi ngồi tải game nữa chứ, mà thời đó là game trên nền java ấy, phải lên mạng tìm đúng game có độ phân giải phù hợp với màn hình của “em” nó, rồi tải về tệp trên máy tính, xong copy vào cài đặt.
Mấy bước đó dân kỹ thuật nào làm chẳng được nhưng với đứa học sinh như mình thì đó như là một thành quả lớn lao cho sự nghiệp vọc vạch đồ công nghệ.
Chưa đã tay, mình còn tải cả mớ hình nền cầu thủ về để xài dần, rồi cài ứng dụng Ola vào để chat chit với bạn bè qua mạng GPRS ấy, lúc đó thấy như vậy là sướng lắm rồi, đâu cần chi thêm nữa.
Tính ra "em" cũng đã miệt mài bên tôi 3 năm cấp 3 mặc dù mình đã làm rớt "em" 4 ~ 5 lần. Và trước khi mình chuẩn bị vào đại học thì lúc đó cũng là lúc J700 "đột tử" (hư nguồn), do đến thời điểm này mình cần một smartphone để phục vụ cho việc học của mình nên đã quết định không sửa "em", để "em" nằm ngay ngắn gọn gàng trong góc hộc tủ để mỗi lần nhớ về thời cấp 3, mình lại lôi "em' ra ngắm và xem "em" như một người bạn rất thân

“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với...
Đọc tiếp

“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”.

Tìm dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ lối sống rất bình dị của Bác Hồ trong đoạn trích trên?

0
Đối với giới trẻ ngày nay, việc sử dụng thường xuyên chiếc điện thoại thông minh như một phần không thể thiếu. Song việc giới trẻ lạm dụng và bị phụ thuộc vào nó đang là một thực trạng đáng bàn. Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại để tán gẫu, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến,…; không còn hứng thú với những trò chơi ngoài trời, với...
Đọc tiếp

Đối với giới trẻ ngày nay, việc sử dụng thường xuyên chiếc điện thoại thông minh như một phần không thể thiếu. Song việc giới trẻ lạm dụng và bị phụ thuộc vào nó đang là một thực trạng đáng bàn. Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại để tán gẫu, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến,…; không còn hứng thú với những trò chơi ngoài trời, với những quyển sách, các hoạt động phong trào…Những người trẻ có thể ngồi “ chém gió” thâu đêm với bạn bè nhưng không thể dành chút thời gian để tâm sự, nói chuyện cùng cha mẹ, người thân trong gia đình. Gia đình trở nên lạnh nhạt, xa cách, thiếu quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Tình trạng không chuyên tâm học hành, bạo lực học đường, lối sống lệch lạc… xuất hiện ngày càng nhiều cũng một phần có lý do từ việc ảnh hưởng của thế giới ảo đó. Không ai có thể phủ nhận những tiện ích mà công nghệ hiện đại mang lại nhưng để phát huy hiệu quả những tính năng, tiện ích của nó, giới trẻ nên tập thói quen sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh.
Thực hiện các yêu cầu sau:
câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Câu văn “Tình trạng không chuyên tâm học hành, bạo lực học đường, lối sống lệch lạc…,” được sử dụng biện pháptu từ nào? Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong câu.
Câu 3. Khái quát nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu văn đúng ngữ pháp.
Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, em rút ra bài học gì khi sử dụng điện thoại thông minh?

2
18 tháng 4 2022

C1 : Nghị luận.

C2 : BPTT : liệt kê

không có dấu chấm lửng trong câu.

C3 : Bàn luận về việc lạm dụng điện thoại quá mức của giới trẻ , các bạn học sinh hiện nay.

C4: Em rút ra được bài học :

+ Nên biết chừng mực khi sử dụng điện thoại , sử dụng điện thoại không quá nhiều trong ngày.

+ Thường xuyên đọc sách hơn , ít động vào điện thoại hơn để " sống thực ".

+ Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.

+ Luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với luật pháp, đạo đức.

18 tháng 4 2022

C1 : Nghị luận.

C2 : BPTT : liệt kê

công dụng của dấu chấm lửng: tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa kể ra hết

C3 : Bàn luận về việc lạm dụng điện thoại quá mức của giới trẻ , các bạn học sinh hiện nay.

C4: Em rút ra được bài học :

+ Nên biết chừng mực khi sử dụng điện thoại , sử dụng điện thoại không quá nhiều trong ngày.

+ Thường xuyên đọc sách hơn , ít động vào điện thoại hơn để " sống thực ".

+ Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.

+ Luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với luật pháp, đạo đức.

    Chỉ ra bằng chứng lí lẽ ý kiến lớn, ý kiến nhỏ trong bài sau:  Vậy điện thoại thông minh là gì? Điện thoại thông minh là một nền tảng hệ điều hành với nhiều tính năng thông minh khác. Tại sao điện thoại thông minh lại phổ biến như vậy? Điện thoại thông minh ra đời là thành quả, là bước tiến vượt bậc của con người về công nghệ. Có nó, cuộc sống con người chúng ta trở...
Đọc tiếp

    Chỉ ra bằng chứng lí lẽ ý kiến lớn, ý kiến nhỏ trong bài sau:  
Vậy điện thoại thông minh là gì? Điện thoại thông minh là một nền tảng hệ điều hành với nhiều tính năng thông minh khác. Tại sao điện thoại thông minh lại phổ biến như vậy? Điện thoại thông minh ra đời là thành quả, là bước tiến vượt bậc của con người về công nghệ. Có nó, cuộc sống con người chúng ta trở nên phong phú và dễ dàng hơn rất nhiều, những gì xa xôi cũng có thể trở thành gần gũi; đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí, giao lưu gắn kết của con người…

       Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại đến trường hay không ( ý kiến lớn )? Theo nhóm mình thì nên cấm ( ý kiến 1 ), vậy muốn biết lý do vì sao thì hãy theo chúng mình tìm hiểu nhé.

       Thực tế đã chứng minh như sau: sử dụng điện thoại chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học, để nhắn tin nói chuyện riêng, trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó…, sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)...

     Nhìn vào thực tế, ta rất dễ thấy được những hậu quả mà việc lạm dụng điện thoại di động mang tới. Là học sinh - những mầm non tương lai của đất nước, chúng ta cần chú tâm vào việc học tập, rèn luyện chính mình Ấy thế nhưng điện thoại di động lại làm ta xao nhãng.

   Vấn đề sử dụng điện thoại ở học sinh hiện nay có thể nói là con dao hai lưỡi đối với học sinh. Bên cạnh những lợi ích điện thoại di động mang lại thì ta không thể làm ngơ đến những hệ lụy mà việc sử dụng điện thoại mang lại cho học sinh hiện nay. Sử dụng điện thoại xong giờ học sẽ ảnh hưởng đến những bạn xung quanh, không chú ý bài , xao nhãng, học tập sa sút khiến nhiều ba mẹ không khỏi buồn phiền. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bạn làm ngơ và không quan tâm đến điều đó. Đối với nhà trường, cần có những biện pháp không cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, thường xuyên tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh đến các bạn, giúp các bạn có nhận thức rõ ràng, biết lựa chọn nguồn thông tin đúng đắn, tránh xa các loại thông tin xấu.

   Việc cấm học sinh mang điện thoại đã xảy ra 2 luồng ý kiến trái nhau ,có nhiều phụ huynh muốn con bạn mình mang điện thoại đến trường thay vì phải vác cả cuốn từ điển đến lớp, các bạn có thể tra từ ngay trên điện thoại. Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng điện thoại để giải trí như: nghe nhạc, xem phim nước ngoài... để học tiếng Anh cũng rất tốt. Tuy nhiên, có nhiều phụ huynh lại có ý kiến rằng không nên để học mang điện thoại đến trường vì họ cho rằng việc học sinh dùng điện thoại di động ở trường sẽ gây gián đoạn giờ học, làm giảm sút chất lượng học tập và thậm chí còn tạo ra tình trạng trẻ em bị bắt nạt trên mạng.

  Việc sử dụng điện thoại trong giờ học cũng có thể gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe của học sinh .Thêm vào đó, việc sử dụng điện thoại trong giờ học cũng có thể gây ra các vấn đề về cột sống. Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại cũng ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên bởi giáo viên sẽ không thể kiểm tra được sự tập trung của các bạn trong lớp học.

   Để giải quyết điều này, chúng ta cần thực hiện các biện pháp cụ thể để tạo ra một môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả hơn. Đối với các bạn học sinh, các bạn nên được giáo dục về những hậu quả tiêu cực của việc sử dụng điện thoại trong giờ học. Đồng thời, giáo viên nên cung cấp cho học sinh một phương pháp học tập phương pháp mà không cần sử dụng điện thoại để tạo ra một môi trường tập trung và hiệu quả. Còn về phía nhà trường, các thầy cô cần áp dụng biện pháp cứng rắn hơn, nghiêm cấm sử dụng điện thoại di động trong giờ để hạn chế việc các em mất tập trung. Đồng thời, khuyến khích, tuyên truyền giáo dục đạo đức và lối sống lành mạnh cho thế hệ tương lai. Quan trọng nhất vẫn là bản thân chúng ta, mỗi người đều phải đặt ra một quy luật cho mình. Chính bản thân mỗi người nên tự ý thức được cái tích cực và cái hạn chế của điện thoại di động. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa chúng ta nếu lạm dụng nó sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường

     Hay sử dụng nó đúng cách, đúng mục đích sử dụng và đừng bao giờ lạm dụng các tính năng của nó. Hãy đặt chiếc điện thoại thân thiết của bạn sang một bên và dồn hết tâm trí cho việc học. Đó là cách bạn thực sự làm chủ bản thân bạn và làm chủ chiếc điện thoại đấy. Tương lai của chúng ta có tươi sáng và rực rỡ hay không chính là nhờ vào nhận thức đúng đắn của chúng ta ngày hôm nay.

0
12 tháng 4 2018

anh ko bioet ra de kho vay

12 tháng 4 2018

học vậy mà ko biết ta à

29 tháng 1 2019

Mình : Khi nào mày lên Sài Gòn ?
Bạn : Thứ 6
Mình : Mày định làm gì trên đó ?
Bạn : Đi học
Mình : Mày không kiếm tiền à ?
Bạn : Có, tao học kiếm tiền nè !
Mình : Thế à !

29 tháng 1 2019

Xuân! Xuân đến thật rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi ! thật là đẹp.
------------------------
Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đò và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ em trông nó ngon tuyệt!. Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả.
--------------
Mùa Xuân, tôi thích ngắm nhìn mọi người hơn, dường như ai cũng rạng rỡ hơn bởi không còn cáu gắt vì khói bụi, vì những xung đột xảy ra trên đường phố, họ hài lòng với sự bình yên mà mùa Xuân đem lại. Mùa Xuân, tôi càng thích hơn khi dạo bước trên chợ hoa, những hàng đào, hàng mai mà người ta bày bán thành từng khu trên phố đẹp đến lạ kì. Có lẽ, chúng được tắm bởi làn sương nhè nhẹ của hơi xuân, được người ta ấp yêu và chăm sóc bằng tất cả sự hy vọng nên mới tuơi thắm thế. Cây cối dường như cũng có hồn hơn, vô tư xao động trước gió vẫy chào mùa Xuân.Xuân về, hình như mọi người cũng tế nhị hơn, hiền hòa hơn. Trong nhà lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười, tiếng nói rộn ràng của con cháu về quây quần sum họp. Sự hiền hòa thể hiện trong ánh mắt dịu dàng của bà, của mẹ âu yếm ôm cháu, con vào lòng mà thủ thỉ những lời căn dặn yêu thương.Ôi cảnh tượng bức tranh mùa xuân hiện ra trong tình cảm yêu thương mỗi con người .

* Hok tốt !

# Băng

 

29 tháng 4 2018

mk kb nha bn

29 tháng 4 2018

mk nè bn

29 tháng 10 2017

bánh trôi nước được làm từ bột nếp. được luộc bằng cách cho vào nước đun sôi. tùy vào tay người nặn nên có cái rắn, có cái nát. có nhân đường phên ăn rất ngọt và ngon.

mk là ng ms mong bn gúp đỡ. mk nha

6 tháng 3 2022

tham khảo!

a)Viết 1 đoạn hội thoại ngắn có sử dụng câu rút gọn

                       Bài làm

Đoạn hội thoại sử dụng câu rút gọn :

Mẹ : Con đi chơi đâu mà giờ này mới về vậy ?

Con : Con chỉ đi đến nhà đứa bạn chơi thôi mà.

Mẹ : Thế con có biết gia đình ngày mai có việc bận không ?

Con : Ngày mai ạ ?

Mẹ : Ngày mai. Vào chuẩn bị quần áo rồi ngủ đi. Ngày mai phải dậy sớm lắm đó.

Anh : Thế thì em đi cùng ai ?

Con ( em ) : Các bạn nữ. Anh biết rồi mà.

Câu rút gọn chủ ngữ : Vào chuẩn bị quần áo rồi ngủ đi.

⇒ Câu hoàn chỉnh : Con vào chuẩn bị quần áo rồi ngủ đi.

Câu rút gọn vị ngữ :  Các bạn nữ.

⇒ Câu hoàn chỉnh : Các bạn nữ cùng đi với em.

Câu rút gọn cả chủ ngữ lần vị ngữ : Ngày mai.

⇒ Câu hoàn chỉnh : Ngày mai, gia đình mình mình phải dậy sớm đi có việc.

b)

Quê hương là cả bầu trời của kí ức trong tôi. Chao ôi! COn đường làng dài, quanh co. Những rặng tre ngà đung đưa mình trong gió. Cây đa già vững vàng trước bão giông và dưới gốc đa là bà bán nước xởi lởi, là những cô bác nông dân gương mặt đẫm mồ hôi. Cánh đồng lùa bao la, bát ngát vàng ươm và thơ mùi lúa chín. Dòng sông uốn lượn nặng đỏ au phù sa. Bóng người thấp thoáng trên những con thyền ra khơi. Cảnh làng quê bình lặng đến lạ!

5 tháng 2 2018

Như các bạn đã biết, điện thoại di động là sim viettel một phương tiện liên lạc rất hữu ích giúp con người trao đổi thông tin với nhau. Ngày nay, mọi đối tượng đều có thể sử dụng điện thoại di động. Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ đề cập đến đối tượng là những bạn học sinh. Vậy lợi ích và tác hại của nó như thế nào? Tôi xin trình bày quan điểm của mình như sau:
Đầu tiên, tôi cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của điện thoại di động. Thứ hai, bạn có thể sử dụng bởi một số tiện ích: báo thức, lưu số điện thoại, chụp ảnh lưu giữ kỉ niệm…. Bên cạnh đó, những chiếc điện thoại được đánh giá là “xịn” các bạn có thể giải trí bằng cách nghe nhạc hay chơi game, đọc báo qua GPRS…Nó sẽ là như thế - sẽ là hữu ích với người biết sử dụng điện thoại một cách hợp lý.Tôi nghĩ đơn giản lợi ích của điện thoại chỉ có vậy.
Tôi cũng là học sinh như các bạn, cũng đang ở độ tuổi trưởng thành vì thế tôi hiểu nhu cầu thể hiện mình của các bạn trẻ ngày nay là rất lớn. Và để thể hiện phong cách cá tính của mình bạn không thể thiếu “chú dế yêu”? bạn sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua điện thoại theo mốt rồi trang trí cho nó, cài đặt cho nó những công dụng tốt nhất ? Có bạn thì được sự cho phép của gia đình nhưng cũng có nhiều bạn dùng giấu sau lưng bố mẹ. Tôi tin chắc rằng, công việc học tập của bạn cũng sẽ sim vinaphone đẹp một phần nào đó bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng điện thoại. Vì sao tôi nói vậy? Bởi vì trong số các bạn có rất nhiều người dùng điện thoại mà bỏ bê việc học. ở lứa tuổi này, các bạn sẽ ít gọi điện nói chuyện với nhau mà chỉ nhắn tin. Như thế lại mất càng nhiều thời gian. Tôi có thể đưa ra một ví dụ rất cụ thể. Khi bạn nhắn tin với ai đó bạn sẽ không nhắn chỉ một, hai tin mà phải đến cả chục tin nhắn phải không? Và nếu người kia trả lời tin nhắn của bạn muộn đi một tí thì bạn sẽ ngồi chờ đợi, đôi mắt chú ý vào màn hình điện thoại và trong đầu luôn nghĩ tại sao không nhận được tín hiệu trả lời. Thử hỏi như thế còn thời gian đâu mà học? Như thế bạn vừa mất thời gian vừa bị phân tâm tư tưởng, không tập trung chú ý với bài học của mình. Nhưng tôi mong các bạn biết rằng quỹ thời gian của tuổi học trò nói riêng và đời người nói chung là có hạn. Vì thế khi đang có nhiều thời gian bạn nên làm những việc hữu ích để sau này suy nghĩ lại không phải hối hận, luyến tiếc điều gì. Có ai đó từng nói: “…”. Hiện nay rất nhiều mạng điện thoại thi nhau khuyến mãi để lôi kéo khách hàng. giá trị thẻ càng nhiều được khuyến mãi càng lớn. Vì thế có nhiều người bỏ ra nhiều tiền. Vậy là còn ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình. Trong lúc đó, bạn có thể mua một quyển sách hay một thứ gì khác có giá trị hơn nhiều. Với tôi, tôi cũng được sự cho phép của gia đình và đang sử dụng điện thoại. Trước kia tôi cũng đã từng có một thời gian ngắn dùng điện thoại một cách không hợp lý như trên đã nói. Bởi vậy tôi thực sự có kinh nghiệm. Sau khi nhận ra được những tác hại của việc sử dụng điện thoại không đúng mục đích tôi đã kịp thời cải thiện. Tôi không sử dụng nó những lúc không cần thiết, không liên lạc với người khác khi không có vấn đề gì quan trọng.
Có thể bạn cho rằng tôi không thật khi nói ra sim mobifone điều này (vì tôi cũng sử dụng điện thoại như bạn). Nhưng những gì tôi nói không phải là hoàn toàn phản đối việc sử dụng điện thoại ở lứa tuổi học sinh. Mà tôi chỉ muốn nói với bạn rằng: Trong cuộc sống, làm mọi việc đều cần phải có sự sắp xếp, phân cách thời gian hợp lý, như thế công việc mình làm mới đạt được hiệu qủa. Vậy nên tôi mong các bạn hãy đọc và suy ngẫm những gì tôi nói để có thể có một cách thức hợp lý trong việc dùng điện thoại mà không “lợi bất cập hại” bạn nhé.

Chúc các bạn học tốt!

5 tháng 2 2018

cảm ơn bạn nhưng mình hỏi dàn ý okok

4 tháng 10 2016

Bạn có thể tham khảo lập dàn ý bài văn sau đây:

Mở bài:

– Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.

– Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.

Thân bài:

– Kể những điểm nội bật về người bạn của em.

+ Hoàn cảnh gia đình.

+ Thành tích học tập.

+ Lối sống.

+ Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?

– Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.

– Học được điều gì kho chơi với người bạn đó?

Kết bài:

– Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).

– Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).