K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2016

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn hiên thực phê phán nổi tiếng nhất thời kì cách mạng. các tác phẩm của ông luôn đi liền với hình ảnh những người nông dân khốn khổ, luôn bị bóc lột, bị áp bức mà không thể tìm ra được lối thoát. Và nhắc tới ông, có lẽ chúng ta sẽ được nghe đầu tiền là tác phầm “tắt đèn”. Và trong tác phẩm , phân đoạn “ tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn văn gây nhiều xúc động và có ý nghĩa nhất trong lòng người đọc.

Tác giả lấy đề tài từ vụ thuế hàng năm ở những làng quê Bắc Bộ, với những hình ảnh như in đậm vào tâm trí của người đọc, hiện lên số phận bi thảm của những người phụ nữ nói chung và những người nông dân nói riêng cùng bản chất của giai cấp thống trị trong xa hôi đương thời. Đó là tình cảnh của người nông dân “một cổ hai tròng” khi vừa chịu ách bóc lột của những kẻ tàn dư phong kiến còn sót lại, vừa của những kẻ đi theo thực dân pháp, bán đứng tổ quốc. Trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng ngòi bút hiện thực để vẽ nên chân dung của hàng loạt những nhân vật ở trong tác phẩm. Điển hình cho những kẻ áp bức con người là vợ chồng Nghị Quế, luôn lợi dụng tình cảnh của những con người đang gặp khó khăn nhằm trục lợi hay những bọn tay sai cường hào tuy chỉ là những kẻ làm thuê nhưng chúng lại không biết thương yêu những người đồng loại vất vả mà lại chỉ biết áp bức những người nông dân tay không tấc sắt. đó chính là những con người đại diện tầng lớp tiêu biểu phong kiến tàn dư của xã hội. Ngoài ra, tác giả còn rất khéo léo xây dựng hình tượng vô cùng kiên cường mà cũng đầy cảm động về hình ảnh của chị Dậu- một người phụ nữ luôn hết lòng chăm lo cho chồng cho con mà không nghĩ cho mình bao giờ. Tốt đẹp là thế nhưng họ luôn phải chịu sự áp bức từ kẻ khác. Họ cũng không có cách nào để phản kháng hoàn toàn bởi chính họ còn không biết làm cách nào thoát ra khỏi vũng lầy Mở đầu là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cô gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng anh Dậu vẫn không tránh được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình thương yêu chổng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng.

Chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình đang quẫn bách khốn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giữa lúc anh Dậu vừa bưng bát cháo kề vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập sấn vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu đã lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn chị Dậu một mình phải đối phó với những kẻ độc ác, luôn đòi ra tay với vợ chồng chị.

 

Ban đầu, khi bọn chúng ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai, đe dọa thì chị Dậu vẫn nhũn nhặn van xin tên cai lệ độc ác. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tĩnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự hạ mình. Bọn chúng chẳng thèm nghe mà sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định bắt trói anh một lần nữa thì chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác, bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu.

Lúc đầu, chị cự lại tên cai lệ bằng lí lẽ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Thực ra, chị chỉ nói đốn lòng nhân đạo tối thiểu của con người. Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi – ông, ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ.

Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chổng tha thiết đã thúc đẩy chúng phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị.

Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa tử lâu dưới vẻ ngoài cam chịu nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng bùng lên dữ dội. Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ. Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy ? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thượng và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ.

Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt.

Ý nghĩa của câu tục ngữ tức nước vỡ bờ qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Tuy tác giả khỉ đó chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét rằng Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã “xui người nông dân đấu tranh cách mạng…”.

13 tháng 11 2016

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn hiên thực phê phán nổi tiếng nhất thời kì cách mạng. các tác phẩm của ông luôn đi liền với hình ảnh những người nông dân khốn khổ, luôn bị bóc lột, bị áp bức mà không thể tìm ra được lối thoát. Và nhắc tới ông, có lẽ chúng ta sẽ được nghe đầu tiền là tác phầm “tắt đèn”. Và trong tác phẩm , phân đoạn “ tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn văn gây nhiều xúc động và có ý nghĩa nhất trong lòng người đọc.

Tác giả lấy đề tài từ vụ thuế hàng năm ở những làng quê Bắc Bộ, với những hình ảnh như in đậm vào tâm trí của người đọc, hiện lên số phận bi thảm của những người phụ nữ nói chung và những người nông dân nói riêng cùng bản chất của giai cấp thống trị trong xa hôi đương thời. Đó là tình cảnh của người nông dân “một cổ hai tròng” khi vừa chịu ách bóc lột của những kẻ tàn dư phong kiến còn sót lại, vừa của những kẻ đi theo thực dân pháp, bán đứng tổ quốc. Trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng ngòi bút hiện thực để vẽ nên chân dung của hàng loạt những nhân vật ở trong tác phẩm. Điển hình cho những kẻ áp bức con người là vợ chồng Nghị Quế, luôn lợi dụng tình cảnh của những con người đang gặp khó khăn nhằm trục lợi hay những bọn tay sai cường hào tuy chỉ là những kẻ làm thuê nhưng chúng lại không biết thương yêu những người đồng loại vất vả mà lại chỉ biết áp bức những người nông dân tay không tấc sắt. đó chính là những con người đại diện tầng lớp tiêu biểu phong kiến tàn dư của xã hội. Ngoài ra, tác giả còn rất khéo léo xây dựng hình tượng vô cùng kiên cường mà cũng đầy cảm động về hình ảnh của chị Dậu- một người phụ nữ luôn hết lòng chăm lo cho chồng cho con mà không nghĩ cho mình bao giờ. Tốt đẹp là thế nhưng họ luôn phải chịu sự áp bức từ kẻ khác. Họ cũng không có cách nào để phản kháng hoàn toàn bởi chính họ còn không biết làm cách nào thoát ra khỏi vũng lầy Mở đầu là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cô gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng anh Dậu vẫn không tránh được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình thương yêu chổng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng.

Chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình đang quẫn bách khốn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giữa lúc anh Dậu vừa bưng bát cháo kề vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập sấn vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu đã lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn chị Dậu một mình phải đối phó với những kẻ độc ác, luôn đòi ra tay với vợ chồng chị.

Ban đầu, khi bọn chúng ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai, đe dọa thì chị Dậu vẫn nhũn nhặn van xin tên cai lệ độc ác. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tĩnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự hạ mình. Bọn chúng chẳng thèm nghe mà sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định bắt trói anh một lần nữa thì chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác, bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu.

Lúc đầu, chị cự lại tên cai lệ bằng lí lẽ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Thực ra, chị chỉ nói đốn lòng nhân đạo tối thiểu của con người. Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi – ông, ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ.

Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chổng tha thiết đã thúc đẩy chúng phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị.

Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa tử lâu dưới vẻ ngoài cam chịu nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng bùng lên dữ dội. Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ. Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy ? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thượng và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ.

Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt.

Ý nghĩa của câu tục ngữ tức nước vỡ bờ qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Tuy tác giả khỉ đó chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét rằng Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã “xui người nông dân đấu tranh cách mạng…”.

1 tháng 8 2017

văn bản đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc và giúp cho em hiểu hơn về cuộc sống của những người nghèo khổ ngày xưa

1 tháng 8 2017

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là tác phẩm dựng lên một bức tranh chân thực, điển hình về xã hội nông thôn VN trước Cánh mạng tháng tám, làm nỏi rõ mâu thuẫn giai cấp sâu sắc giữa nông dân và địa chủ có sức tố cáo mạnh mẽ. Qua việc miêu tả mấy ngày sưu thuế, tác giả xoáy sâu vào nạn thuế thân ( còn gọi là thuế đinh ) đánh vào nam giới, một loại thuế gở và dã man. Tác phẩm phê phán trật tự xã hội thực dân nửa phong kiến và thể hiện thật cảm cảm động cuộc sống cùng quẫn, thê thảm của người dân lao động bị ác bức, bóc lột cũng như khẳng định phẩm chất đẹp đẽ, sức quật ường của họ. Mặc dù bị đàn áp và đẩy đến tình cảnh khốn cùng nhưng người nông dân không cam chịu. Họ luôn tiềm ẩn một tinh thần phản kháng mãnh liệt.

5 tháng 11 2016

Khái quát gọn mà đủ phẩm chất cao đẹp của người mẹ, người vợ - người phụ nữ Việt Nam qua 3 văn bản truyện kí đã học:
- Tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con.
- Bản chất dịu hiền đảm đang. (
- Trong hoàn cảnh đau đớn, tủi cực: thể hiện sức mạnh tiềm tàng

 

Bạn ơi dựa vào những ý này rồi viết thành 1 bài văn nha

2 tháng 11 2017

Khái quát:

Có tình yêu thương chồng con mãnh liệt

Tính cách dịu hiền

Trong hoàn cảnh khốn khổ tột cùng nhưng vẫn có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

21 tháng 9 2016

xã hội ngày nay thì lquan j đến Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc??? Bn ns rõ hơn đk ko???

1 tháng 11 2016

Cuộc đời và phẩm chất của người dân trong xã hội ngày nay :

- cuộc đời : giàu có hơn , văn mình hơn , thiếu tình cảm hơn ,

- phẩm chất : xấu bụng , .....

4 tháng 10 2017

Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ (trích tắt đèn của Ngô Tất Tố ) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta thấy hiện lên một bức tranh về những người nông dân sống trong trong xã hội thưc dân nửa phong kiến . Họ là những con người lao động nghèo khổ , bị đẩy vào con đường bế tắc nhưng vẫn ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp.
Trước hết , hai tác phẩm đã tái hiện cho người đọc cho thấy tình cảnh nghèo khổ , bắc tế của người nông dân bần cùng trong xã hội một cổ hai tròng áp bức . Chị Dậu nghèo thuộc hàng cùng đinh nhất nhì trong làng . gia cảnh đã nghèo lại phải đóng sưu cho cả người em trai đã chết từ năm ngoái khiến cho gia cảnh đã nghèo lại càng nhèo hơn . cái xã hội ấy đâu còn nhân tính , chỉ biết dồn con người vào chỗ chết , vào đường cùng chỉ biết bóc lột họ đến chết vẫn không tha .Còn lão Hạc cũng có hơn gì chị Dậu . sau đợt ốm số tiền dành dụm của Lão cũng tiêu hết làng mất mùa nên cả củ chuối , rau má sung luộc ... kiếm được gì , Lão ăn nấy . lão không muốn tiêu vào tiền của con . Và đến lúc , lão không còn đủ khả năng để nuôi nổi mình nữa , lão đành phải bán chó . cuộc sống của người nông dân nghèo trong xã hội lúc bấy giờ thật bế tắc . Để kiếm được miếng ăn nuôi sống mình qua ngày đâu có gì dễ dàng gì
cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi -ông . và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai .
còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con . lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su . lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con . và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn .
tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng ta khâm phục