Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là:
+ Biện pháp lặp cấu trúc ở hai dòng thơ :
"Bao giờ cho tới tháng năm"
"Bao giờ cho tới mùa thu"
=> Biện pháp này nhằm nhấn mạnh ý, tạo sự nhịp bhàng, cân đối cho bài thơ. Đồng thời nó cũng giúp diễn tả nỗi khao khát, nỗi nhớ da diết của tác giả qua các câu hỏi "bao giờ".
+ Biện pháp nhân hóa ở câu thơ :
"Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm"
=> Biện pháp này làm cho hình ảnh "trái hồng, trái bưởi" trở nên sống động, gần gũi với mọi người hơn. "Trái hồng, trái bưởi" như có sức sống giống như con người, "đánh đu" như những đứa trẻ đáng yêu, hiếu động, tinh nghịch.
2. Trong câu thơ:
"Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi"
Tác giả đã sử dụng cụm từ "trong leo lẻo". Đây là một cụm từ láy. Từ láy này giúp cho câu thơ có sắc thái riêng, có giá trị biểu đạt cao, có nhiều tầng nghĩa hơn: Biểu lộ tình cảm, khắc họa hình tượng, đường nét một cách rõ nét và phong phú hơn. Đó là nỗi nhớ da diết, những hoài niệm về những kí ức ngọt ngào xa xăm.
3. Quan niệm của Nguyễn Duy qua câu thơ:
"Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hat nuôi phần hồn"
Lời ru của mẹ luôn chứa đựng những ý nghĩa sâu xa. Đó là những kinh nghiệm về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, đưa chúng ta đến với những chân trời mới, chân trời đầy tình yêu thương. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của nngười mẹ.
4. Đoạn trích thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình: nỗi nhớ, niềm thương, tình yêu và lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho mẹ. Là nỗi nhớ về quãng thời gian trước đây tảo tần của mẹ, quãng thời gian ngọt ngào trước đây bên cạnh mẹ, với những nao nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị, về nhưngbx hoài niệm về quê hương yêu dấu.
a) Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao giờ cho tới…), nhân hóa (trong câu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm).
c) Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ.
d)Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: Tự sự
Câu 2. Khi Dế Mèn há hốc mồm ra thì Dế ta đã rơi từ trên trời xuống (vì chú vốn bám vào cọng cỏ để được chim én đưa lên trời cao và nhìn ngắm cảnh vật, nhưng dế ảo tưởng rằng những con chim sẻ đang dựa vào mình)
Câu 3. Câu chuyện thực chất phê phán những người "ảo tưởng sức mạnh", nghĩ rằng mình có sức mạnh toàn năng nhưng thực chất là chẳng có. Bài học rút ra được là phải biết sống khiêm tốn, khiêm nhường, không nên kiêu căng, ngạo mạn.
Câu 4. Bài văn bày tỏ cảm xúc của em cần nêu ra được: suy nghĩ của em, bài học liên hệ bản thân.
Dàn ý nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề "sự đóng góp của người dân trong xã hội, cuộc sống".
Mẫu: Để 1 đất nước hưng thịnh, phát triển thì không thể nào thiếu đi sự đóng góp của người dân trong xã hội, cuộc sống.
Thân đoạn:
- Liệt kê những việc làm đóng góp của người dân:
+ Học tập, cống hiến trí tuệ/ sự thông minh/ tài năng của mình buôn bán làm giàu cho đất nước.
+ Dạy dỗ những mầm non của đất nước.
+ Dọn dẹp, giữ sạch sẽ thiên nhiên của đất nước.
+ Bảo vệ đất nước.
+ ..
- Tầm quan trọng:
+ Thúc đẩy nền kinh tế, quân sự,.. của nước nhà phát triển.
+ Giúp đất nước trở nên hùng mạnh hơn bởi "dân giàu thì nước mạnh".
+ ....
Kết đoạn:
- Tổng kết, khẳng định lại vấn đề.