Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện nay môi trường của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm nặng nề. Một trong những nguyên nhân gây lên sự ô nhiễm đó là một hiện tượng thiếu văn hoá trong một xã hội văn minh: Vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơi công cộng. Đây là một hiện tượng phổ biến trong xã hội đáng để quan tâm suy nghĩ. Đặc biệt, tầng lớp học sinh cũng đóng góp không nhỏ vào sự ô nhiễm môi trường này.Hiện tượng này có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi: Trên đường hoặc những nơi công cộng. Học sinh trong nhiều trường ăn quà vặt vứt rác thải trong nhà trường lớp học ngăn bàn. Đây là hiện tượng thiếu văn hoá, một hiện tượng xấu đáng lên án phê phán. Việc vứt rác bừa bãi tuỳ tiện như trên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà con người khó có thể lường hết: Làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, gây dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng, làm cản trở giao thông, có thể gây tai nạn bất ngờ cho người đi đường, ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị, gây tốn kém cho nhà nước về mặt kinh phí cho việc dọn dẹp rác thải, khơi thông dòng chảy... và tạo ra một thói quen xấu rất có hại trong xã hội của chúng ta. Khi đi bộ trên đường về, học sinh ăn quà vặt rồi bứt bừa ra đường đây chính là hành động gây ảnh hưởng đến giao thông.Việc vứt rác bừa bãi là một hiện tượng xấu cần lên án và phê phán. Mọi người không được vứt rác bừa bãi ra đường, ra nơi công cộng và cần ý thức được việc bảo vệ môi trường bởi môi trường là ngôi nhà chung của chúng ta. Chúng ta là tầng lớp học sinh, sau này sẽ là tầng lớp trí thức của xã hội, chúng ta cần phải chấn chỉnh ngay hành động của chúng ta bây giờ.
theo em là cả hai vì TK đã dùng từ "cậy" mà ko dùng từ "nhờ" để xin sự giúp đỡ của em gái bởi vì ngoài nghĩa thông thường nhờ vả thì từ "cậy" bao gồm cả sự hi vọng và tin tưởng coi TV là nơi nương tựa gửi gắm duy nhất.Cùng với đó TK đã dùng từ "chịu lời " thay cho "nhận lời" vì "nhận" là tự nguyện ,còn "chịu" thể hiện ý bắt buộc,nài ép khiến cho người đc nhờ ko thể từ chối như vậy 2 từ "cậy" và"chịu" đã đc Nguyễn Du đã sử dung chính xác thể hiện đầy đủ niềm hi vọng mong muốn của TK ở TV
Bệnh dịch, chiến tranh, … đều là những nỗi lo lớn của toàn xã hội. Và biến đổi khí hậu luôn là vấn đề nóng hổi được đưa ra để tranh luận. Nó không là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn xã hội.
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật trên Trái Đất. Nó có thể là sự nóng lên của trái đất, sự dâng cao mực nước biển do tan băng, sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên …
Nghị luận về vấn đề biến đổi khí hậu
Nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu vô cùng đa dạng. Nó có thể là do sự thay đổi của môi trường thiên nhiên, hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao… Tuy nhiên nguyên nhân có tác động lớn nhất chính là do con người. Vì mật độ dân số gia tăng nhanh chóng, nhu cầu nhà ở, lương thực tăng cao, các nhà máy xí nghiệp được xâ dựng nhiều … Trong khi đó, rừng bị khai thác và phá hủy, nhiều loài động vật hoang dã gần như rơi vào tuyệt chủng… Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đã dẫn đến những thay đổi trong khí hậu trên toàn cầu.
Biến đổi khí hậu đang tác động rộng lớn trên toàn thế giới. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Băng tan hai cực, sóng thần, … lần lượt các thảm họa thiên tai diễn ra trên diện rộng trên nhiều quốc gia. Ngay như ở Việt Nam, bão lũ cũng xảy ra với tần suất cao và cường độ mạnh, ngày càng có nhiều làng “ung thư” xuất hiện,…
Việt Nam là một nước dễ bị thiên tai và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi các rủi ro liên quan đến khí hậu nên cần có những biện pháp để làm thay đổi những biến đổi khí hậu. Dự án phủ xanh đồi trọc được đưa ra và triển khai trên nhiều vùng miền đất nước. Ngoài ra, Việt Nam cũng đưa ra nhiều biện pháp, chính sách nhằm bảo vệ các loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng chính là ý thức của người dân. Chúng ta cần nâng cao nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu đồng thời tuyên truyền các biện pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường.
Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của riêng ai. Quan tâm và chung tay hành động, chúng ta sẽ giúp cho Trái Đất ngày một xanh tươi, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Phần thưởng học sinh giỏi mỗi năm của em là những chuyến đi du lịch đến những danh lam thắng cảnh của đất nước. Mỗi bước đi lại thấy non nưởc mình đẹp đẽ, tươi xinh đến lạ. Nhưng cũng càng đi lại càng thấy yêu quê hương ruộng đồng của mình nhiều hơn nữa. Có lẽ chẳng có hình ảnh nào gợi đến sự trù phú, đầm ấm của làng quê hơn một cánh đồng lúa chín.
Với người dân ở đồng bằng Bắc Bộ như quê em, lúa được trồng vào hai vụ hè thu và đông xuân. Như thế cũng có nghĩa là sẽ có hai thời điểm lúa chín trong năm: mùa hè vào tầm tháng tư, tháng năm, mùa thu vào tầm tháng chín, tháng mười. Nhưng em thích nhất cánh đồng lúa chín của vụ đông xuân. Ấy là vào khoảng thời gian rất đẹp, lúa chín như thành quả của một mùa xuân thắng lợi.
Cuối mùa xuân, trời không còn mưa phùn lất phất. Nắng đầu hạ nhẹ nhàng mơn man rải những hạt vàng thúc giục lúa xanh nhanh chín. Nhanh lắm đấy! Tuần trước lúa hãy còn xanh, bác nông dân còn lo đi tháo nước ruộng. Ngoảnh đi ngoảnh lại, cả cánh đồng đã rực lên sắc vàng lạ kì: sắc vàng tươi của nắng trời ban tặng. Có ai chịu khó dậy sớm từ bổn năm giờ sáng, chạy ra cánh đồng để hít thở hương sắc của buổi mai sẽ được hương lúa mơn man mát dịu trên da: lúa đang ướp hương cho những con người lao động cần cù, chăm chỉ. Nhưng những ngày cuối vụ như vậy mau sáng lắm, cũng chỉ có một vài giây phút thư thái thế thôi. Nắng lên rất nhanh để từ trên tầng cao nhìn xuống, cánh đồng giốmg như một chiếc bánh mật vuông vức béo ngậy. Nắng rải một nong tơ đánh thắm lúa vàng. Ấy là món quà mà thiên nhiên cùng tiến cho công sức lao động miệt mài, chăm chỉ của các cô bác nông dân trong suốt một mùa làm.
Lại gần hơn nữa mới biết hạt nặng trĩu bông làm nghiêng thân cây phủ lấp cả bờ nhìn xa dễ tưởng cả cánh đồng là một ruộng lúa khổng lồ không phân bờ, phân ruộng. Lá lúa nhiều ruộng vẫn còn xanh mà bông đã vàng xuộm lại. Có lẽ thấy bạn bè bên cạnh đã chín cả rồi, hạt sợ còn xanh sẽ lạc lõng quá ư?! Nhưng phần đa lá đã vàng ram ráp giục gọi người nông dân mang về làm rạ. Hạt lúa mẩy tròn đều đặn không phụ công người chăm bón suốt bấy nay. Nhìn sang tứ phía ta như được đứng giữa một biển vàng mênh mang rập rờn sóng dậy. Hương lúa chín cũng xoáy quanh theo hướng gió trong một không gian sóng sánh mật vàng. Tất cả gợi lên một cái gì ngây ngất say mê đến lạ. Chim sẻ, chim sâu gọi nhạu ríu rít sà xuống để rồi đứa chọn bé hạt, đứa chọn thằng sâu, loáng một cái lại vút lên miệng ngậm hạt mồi đập cánh sung sướng. Lúa rì rào cọ cọ vào cổ chân thì thầm ngôn ngữ của đồng quê giục người mang liềm, ôm đai đến đồng gặt hái.
Tôi. biết quê hương đã đổi mới nhiều, những cánh đồng lúa vàng đang và sẽ ít đi để nhường chỗ cho những khu nhà cao tầng hiện đại. Nhưng tôi cũng biết quê hương mình đi lên từ những mùa vàng như thế. Khoảnh khắc êm đềm của làng quê nhè nhẹ thấm vào lòng tôi nhắc nhở mình nhớ đến công sức của mẹ cha, nhớ đến cái đức hay lam hay làm của bà còn cô bác. Hành trang tôi mang theo vào đời sẽ có những mùa vàng long lanh, rập rờn sóng mật của quê hương.
Câu nghị luận xã hội đề cao sự giao thoa giữa lý trí và cảm xúc. Lời nhắn nhủ của La Fontaine: “Hãy học suy nghĩ bằng trái tim và hãy học cảm xúc bằng lý trí” với những yếu tố tưởng chừng rất mâu thuẫn, đối lập, nhưng nhắc nhở chúng ta cần có sự kết hợp hài hòa giữa lý trí và tình cảm, cảm xúc để có sự cân bằng trong cuộc sống.
có thể đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng để nhận định rằng: Trong thế giới đầy rẫy những lời giả dối, những điểm mù, mặt nạ mang hình người…, việc nhìn thấu bản chất của một sự việc, của hành động hay của một người không tránh khỏi khó khăn. Thực ra, lý trí và cảm xúc không thống nhất khiến chúng ta thường đưa ra những quyết định sai lầm. Khi tìm giải pháp cho một vấn đề, người ta cần suy nghĩ và hành động tuân theo lý trí. Vậy làm thế nào để cân bằng giữa lý trí và cảm xúc? Làm thế nào để ta có một trí tuệ cảm xúc đúng đắn? Làm thế nào để biết lúc nào ta nên dùng cảm xúc để truyền tải lý trí và ngược lại, dùng lý trí để bộc lộ cảm xúc của mình? Mỗi cá nhân cần tránh những suy nghĩ cảm tính nhưng cũng cần hạn chế cách sống lý tính cực đoan sẽ khiến con người khô khan cảm xúc, hành động duy lý cứng nhắc.
có dàn ý cụ thể k ạ?