Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!
2. Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
Cò về thăm bác thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.
3. Con cò lấp lé bụi tre
Sao cò lại muốn lăm le vợ người
Vào đây ta hát đôi lời
Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn
Sự đời cò lấy làm răn
Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.
4. Cái cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.
5.Cái cò bay bổng bay lơ
Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.
Đem về nàng nấu nàng rang,
Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.
6.Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,
Không, không! Tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi
Chẳng tin ông đứng ông coi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!
7. Cái cò cái vạc cái nông
Ba con cùng béo, vặt lông con nào
Vặt lông con vạc cho tao
Mắm muối bỏ vào, xào rán rồi thuôn!
8. Cái cò cái vạc cái nông
Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca
Muối kia đổ ruột con gà
Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.
9. Cái cò chết tối hôm qua
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
Một đồng mua mớ rau răm
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.
Bạn dựa vào bài văn tham khảo này rồi khai triển ý ra nhé!
Trong ca dao, người nông dân xưa thường mượn hình ảnh con cò để chỉ thân phận, cuộc đời của mình vì những lý do sau :
1/- CON CÒ : Là con vật GẮN LIỀN VỚI RUỘNG ĐỒNG, LÀNG QUÊ VIỆT NAM cũng như con trâu gắn liền với cuộc sống của người nông dân vậy. Con cò tạo nên vẻ đẹp đặc trưng cho cuộc sống làng quê êm ả thanh bình, và vì thế, "con cò' đã đi vào ca dao Việt Nam một cách thật nên thơ, duyên dáng :
Con cò bay lả, bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
2/- CON CÒ : MANG BÓNG DÁNG, HÌNH ẢNH, THÂN PHẬN VÀ CUỘC ĐỜI CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM, ĐẶC BIỆT LÀ NGƯỜI PHỤ NỮ: Hình ảnh con cò lầm lụi kiếm ăn trên đồng vắng, nơi đầu ghềnh cuối bãi, ven sông ...gợi một niềm xót xa thương cảm về một thân phận nhỏ nhoi, đơn côi, nghèo khổ, đầy vất vả, lo toan, tần tảo... của người người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến :
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
3/- CON CÒ : Với bộ lông trắng muốt, dù có dầm thân trong bùn lầy kiếm sống hay bay trong giông gió bão bùng vẫn giữ được MỘT TÂM HỒN TRONG SẠCH, MỘT LỐI SỐNG NGHĨA TÌNH như tâm hồn bình dị, thủy chung, trong sạch của người phụ nữ nông dân :
* Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh
* Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con ...
4/- CON CÒ : Còn là HIỆN THÂN CỦA NHỮNG TẬP QUÁN, NHỮNG LỀ THÓI, HỦ TỤC TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM DƯỚI THỜI PHONG KIẾN :
Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở sách định ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri riú rít bò ra tranh phần...
5/- CON CÒ : Còn PHẢN ÁNH THÓI XẤU CỦA MỘT BỘ PHẬN NÔNG DÂN TRONG MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH :
Cái cò là cái cò quăm
Ngày mày đánh vợ, đêm nằm với ai ...
TÓM LẠI : "CON CÒ" đã đi vào Văn học Việt Nam - đặc biệt là ca dao - bằng tất cả những vẻ đẹp vốn có, nhằm phản ánh cuộc sống, cuộc đời, thân phận, lối sống, đạo đức,... của người nông dân, người phụ nữ Việt Nam trong các mối quan hệ gia đình, xã hội dưới thời phong kiến !
- Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Bài làm
Bài 1:
Câu ca dao này là lời than thân của một cô gái tự ví mình như tấm lụa đào.Từ “ thân em” thường gợi về số phận hẩm hiu,bấp bênh,nhỏ bé,bằng từ “thân em” bài thơ đã giới thiệu cho người đọc được nhân vật trữ tình có lẽ là một cô gái trẻ trung nên cô tự ví mình như “ tấm lụa đào” “phất phơ giữa chợ”rồi “ biết vào tay ai “Hình ảnh ẩn dụ “tấm lụa đào “ gợi liên tưởng đến hình ảnh một cô gái vừa có vẻ đẹp hình thức, đẹp người đẹp nết nhưng lẽ ra với một người đẹp nết như vậy thì phải có một cuộc sống sung sướng nhưng cô gái trong bài thơ này không chắc chắn được số phận của mình sẽ trôi dạt về đâu,sẽ “ vào tay ai “.Tác giả còn sử dụng từ gợi hình “phất phơ” để gợi tả 1 vẻ mềm mại của tấm lụa,vừa gợi liên tưởng đến số phận long đong của người phụ nữ trong xã hội xưa.”Phất phơ giữa chợ..tay ai” thực chất lại là một lời than về thân phận sẽ không biết đi về đâu của mình.Cô gái mặc dù rất tự hào về phẩm chất,tài năng,vẻ đẹp của mình nhưng lại không quyết định được số phận của mình. Cũng mang ý nghĩa về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Bài 2:
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?
Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?
Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!
Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa
Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như phân bò khô!
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia
Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay
Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?
Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?
Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?
Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!
Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa
Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như phân bò khô!
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia
Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay
Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?
Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu
Bài 3: Bài ca dao châm biến:
- Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi
- Tử vi xem số cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu
- Tiền buộc dải yếm bo bo
Trao cho thầy bói đâm lo vào mình.
- Chập chập thôi lại cheng cheng
Con gà sống thiến để riêng cho thầy
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đơm mà vơi đĩa thì thầy không ưng.
- Nhất hào, nhì hào, tam hào...
Chó chạy bờ rào... Quẻ này có động!
Nhà này có quái trong nhà,
Có con chó mục cắn ra đằng mồm.
Nhà bà có con chó đen,
Người lạ nó cắn, người quen nó mừng.
Nhà bà có cái cối xay,
Bốn chân xuống đất, ngõng ngay lên trời...
- Hòn đất mà biết nói năng,
Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn.
- Phù thuỷ, thầy bói, lái trâu
Nghe ba anh ấy đầu lâu không còn
- Bói cho một quẻ trong nhà
Con heo bốn cẳng, con gà hai chân.
# Học tốt #
Những bài ca dao sử dụng hình ảnh con cò:
- Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
- Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống sông
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
→ Người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Đây là con vật nhỏ bé, hiền lành, chịu khó kiếm ăn.
“Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.
=> Hình ảnh con cà: Dù gặp tai họa chưa chắc đã thoát hiểm: tính mạng nghìn cân treo sợi tóc. Trước cái chết cầm chắc trong tay, thế mà cò chỉ nghĩ đến bầy con thơ, thương bầy con nhỏ tội nghiệp. Cò giàu tình thương yêu, giàu đức hy sinh và vị tha. Cò cam chịu số phận. Những phẩm chất ấy của cò cũng như những đức tính của nhà nông quê ta. Người nhà quê tuy nghèo khổ nhưng tâm thế của họ đẹp lắm, đáng tự hào lắm!
Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước… mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.
Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa, phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:
1. Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?
2. Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
3. Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Cả ba câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần…). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay… Thân em như… và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.
1.
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!
2.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng Ba