Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn học viết Việt Nam được chia thành hai giai đoạn tùy thuộc vào thời gian ra đời và đặc điểm sáng tác đó là: văn học trung đại và văn học hiện đại.
- Văn học trung đại hình thành từ thế kỉ X hết thế kỉ XIX và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Nam Á, Đông Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn hóa khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc.
Bạn muốn biết những tác phẩm bạn đang tìm có phải là văn học trung đại hay không thì phải dựa vào các đặc điểm sau:
- Thời gian sáng tác: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- Về thể loại: Trong văn học chữ Hán, có ba thể loại chủ yếu: văn xuôi(truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi,...); thơ(thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc,...); văn biền ngẫu(hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế,...). Ở văn học chữ Nôm, phần lớn các thể loại là thơ(thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu.
- Về chữ viết: Phần lớn là chữ Hán và chữ Nôm
cam on ban nhieu ma ban co dac diem noi dung y nghia cua cac van ban truyen trung dai vn ko
Kiến được nhân hóa: Hành quân
Suy ra:
Phép nhân hóa: Dùng những hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật
Phải phân tích như vầy ms đủ nhé
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nói đến
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắng bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi.
II. Thân bài
1. Quê tôi trước đổi mới
a. Cơ sở hạ tầng
- Nhà: nhỏ bé, lụp xụp, cũ kỉ;
- Đường: đường đất; nhỏ; đầy bùn;….
- Trường học: lụp xụp; bất tiện; mái ngoái cũ;….
- Chợ: diện tích nhỏ; ích hàng hóa; ít người mua bán;….
b. Đời sống con người:
- Con người vất vả và lam lũ
- Làm ruộng là chủ yếu
- Thu nhập rất thấp
- Trẻ em không được đến trường, phải nghĩ học sớm; lâm vào tệ nạn xã hội;….
2. Quê tôi sau đổi mới:
a. cơ sở hạ tầng:
- Nhà cửa khang trang, mới, có nhiều nhà cao tầng;….
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
-trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên;… rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục phụ cho con người.
b. Đời sống con người:
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
- Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn
- Người dân được khám chưa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về sự dổi mới của quê hương
- Quê em có rất nhiều đổi mới
- Em rất yêu que em
- Em sẽ cố gắng học hành để xây dựng quê hương ngày một tốt hơn
a) lỗi sai: chưa có chủ ngữ
chữa:- bỏ từ"qua": truyện dế mèn phiêu lưu kí cho thấy dế mèn biết phục thiện
- thêm chủ ngữ : qua truyện ...lưu kí em thấy ...
b)lỗi sai: chưa có vị ngữ
chữa: -bỏ từ "hình ảnh"
- thêm vị ngữ
c)lỗi: chưa có vị ngữ
chữa:- bỏ dấu phẩy và từ ''qua''
-thêm vị ngữ
d)lỗi: chưa có VN
chữa: - thêm VN
e) lỗi: chưa có CN-VN
chữa: thêm CN-VN
g) lỗi: chưa có CN-VN
chữa: thêm CN-VN
hihi. cảm ơn bạn. mình làm vội nên hơi sơ sài tí. mong bạn thông cảm
Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại hình ảnh của nhân vật anh trai Kiều Phương theo trí tưởng tượng của em.
Mỗi người khi sinh ra đều dược đất trời ban phát một tài năng. Có người thì hát hay, múa đẹp hoặc giải toán rất nhanh. Tất nhiên, em gái tôi cũng vậy, Kiều Phương vẽ rất đẹp, những bức tranh em vẽ có thể treo ở bất cứ phòng nào mặc dù trông chúng rất ngộ nghĩnh. Con mèo nhà vào tranh, to hơn cả con hổ, cái bát múc cám sứt một miếng cũng trở nên rất đẹp.
Ở nhà, tôi toàn gọi nó là Mèo vì khuôn mặt bầu bĩnh trắng trẻo của Kiều Phương luôn bị bôi bẩn với đủ thứ màu. Cái ngày mà tài năng hội hoạ của em còn chưa được phát hiện, Kiều Phương suốt ngày pha chế thuốc màu bằng những nguyên liệu sẵn có trong nhà. Có lần tôi nhìn thấy em nhào một thứ bột gì đó trông rất ghê! Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị cạo trắng cả. Ôi chao! Sao hồi ấy tôi yêu em gái đến thế? Tôi rất thích véo đôi má trắng hồng và hầu bĩnh cùa Kiều Phương, kéo hai bím tóc tết xinh xinh của nó. Đôi mắt của Phương đen láy như hạt nhãn trông dịu hiền nhưng pha chút tinh nghịch. Chiếc mũi dọc dừa cao cao rất hợp với khuôn mặt của em, ấy thế mà tôi luôn cho mũi nó "tẹt”, khen mũi mình cao có dáng. Mỗi lần như thế, nó lại cười toe toét khoe hàm răng sún quá nhiều vì ham ăn kẹo và bánh bích quy. Tôi rất thích đôi môi đỏ thắm như tô son, mái tóc đen dài và làn da mịn màng trắng trẻo của Phương. Đặc biệt là cái cổ thanh tú và có ngấn của em. Hồi năm ngoái, tôi đã mua cho nó một chiếc vòng bạc để đánh gió. Giờ nó mà mặc quần áo dân tộc thì chẳng khác gì người Hmông chính hiệu, còn tôi chỉ hợp với bộ quần áo hoàng gia thôi... Những ngón tay thon nhỏ và nõn nà của em mới trắng trẻo làm sao! Tôi luôn ước mơ có đôi bàn tay như vậy để kéo đàn hay hoặc múa đẹp. Kiều Phương thật lộng lẫy trong những bộ váy bố mẹ mua. Trông em thật xinh đẹp chẳng khác gì Bạch Tuyết. Phương rất thích chơi búp bê, đặc biệt là cô người mẫu "ba bi" của nó. Vào mỗi bữa ăn nó thường giả vờ cho búp bê uống nước rồi sau đó đưa búp bê đi ngủ. Cứ mỗi sáng, nó dậy thật sớm và kéo tôi dậy luôn. Suốt ngày tập thể dục, chán chết! Nhưng làm anh chả lẽ lại không gương mẫu, tôi đành cùng nó nhong nhong ra đường chơi chút xíu. Đến nửa đường, nó kêu mỏi chân khiến tôi đành cõng. Nặng ê lưng! Trời ạ! Nó nhỏ bé thế mà nặng tựa cối đè. Hừm! Đúng là làm anh ăn thèm vác nặng. Sau khi vòng qua vài dãy phố, nó nắm tay tôi nhảy chân sáo, vừa đi vừa hát vui vẻ sướng lắm trong khi tôi thì mỏi nhừ chân, nó có cõng ai đâu mà biết vác đá xây Vạn Lý Trường Thành vất vả như thế nào. Phương nhìn tôi cười. Tôi ghen tị chết đi được hai má có lúm đồng tiền và cái nốt ruồi ở tai nó. Coi chừng sau này nó giàu hơn mình mất thôi! Rồi đến khi em đạt giải nhất cuộc thi vẽ, tôi cảm thấy không còn thân thiết với em như trước nữa. Nhưng khi nhìn vào bức tranh của em tôi cảm thấy em thật nhân hậu, em đã tha thứ cho tôi, tha thứ cho những cử chỉ lạnh nhạt. Ôi! Tôi yêu em quá!
Tôi hiểu sai về em! Tôi thấy thật ân hận: Tôi thật không ngờ bằng lòng nhân từ, tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của em, tôi đã thay đổi. Tôi thật biết ơn em, tôi sẽ là người anh gương mẫu, tốt đẹp như em mong đợi.
Qua nhân vật người anh, em rút ra bài học gì cho bản thân ?
Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự tì khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt để phát triển.Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm để đi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
~~~Learn Well Phạm Thị Thảo Anh~~~
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
~~~Learn Well Phạm Thị Thảo Anh~~~
Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị!
Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản Lượmcủa nhà thơ Tố Hữu.
Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ.
Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Rồi cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngái.
Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.
DÀN Ý
Mở bài: Nêu ra tưởng tượng nó như thế nào?
( Vd: trong giấc mơ em đã thấy một phiên chợ.nó đẹp lộng lẫy,có rất nhiều người qua lại.........ở đó có nhiều đồ bán như thịt lợn, rau xanh...V..V những thứ đó rất lạ em chưa bao giờ nhìn thấy và chưa bao giờ ăn thử..............liền mua một ít về cho mẹ nấu....kết bài: vừa lúc mua xong thì bị mẹ gọi dậy …)
Thân bài: Nó ở đâu? Hoạt động ntn? Có gì chính trong đó?
Ví dụ: trong mơ em thấy một khu chợ sạch sẽ , hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, ... Chợ rất là sạch đẹp, không có một mẩu rác, có trồng cây hoa xung quanh và sử dụng túi giấy để bảo vệ môi trường
+ Những gì làm cho khu chợ ấy náo nức nhộn nhịp?
+ Những thứ gì quan trọng nhất trong đó......?
=> Những thứ ấy bạn phải tiếp nhận và tưởng tượng thành lời văn đầy vẻ mơ hồ để cho đúng là văn tưởng tượng nhưng hãy nhớ rằng tưởng tượng vừa thôi nhé đừng quá là .... lạc đề đó.
Kết bài: Những suy nghĩ, tưởng tượng mà em vừa nêu trong phiên chợ ?
BÀI THAM KHẢO
( Bạn hãy đọc thử một bài viết về một cảnh chợ xuân gần ngày Tết để có thể tưởng tượng ra một phiên chợ khác, trong trí tưởng tượng hoặc trong...mơ nha. Mình ko giỏi Văn lắm!). Văn of MẠNG
Chỉ còn vài ngày nữa, bánh xe thời gian sẽ chấm vạch ranh cuối cùng của năm chú trâu ( KỈ SỬU 2009) khỏe khoắn, chất phác như người dân Việt ta, để bước sang năm mới của chú cọp đầy sức mạnh oai phong và năng động – năm CANH DẦN 2010. Ở quê em những ngày này khắp nơi đều mang âm hưởng mùa xuân. Nhà nhà ai cũng muốn sắm sửa một vài thứ gì đó để chuẩn bị cho cái Tết cổ truyền của dân tộc.
Buổi chợ Tết thật xôn xao và đông vui. Người ra kẻ vào như mắc cửi. Khu chợ hình như cũng đang cuốn hút những dòng người tấp nập với những bộ quần áo đủ màu sắc. Ngay từ đầu chợ, hàng loạt các nơi bán dưa hấu kế tiếp dựng lên, những quả dưa hấu xanh tròn trịa được dán một mảnh giấy đỏ hồng hình thoi dễ thương khi vào tết, trông thật vui mắt. Tiếp đến là những quầy hoa giả cùng những bông hoa mai, lan, cẩm chướng,…đầy đủ sắc màu và sắc sảo cứ như là hoa thật. Những gian hàng này thường có nhiều người ra vào đông nghẹt. Tiếng cười, nói rộn rã khắp nơi. Ở góc chợ là một cửa tiệm bán hoa thật, các chậu hoa đắt tiền đèu được trưng bày ra hàng đầu. Các bông hoa tỏa hương thơm ngát.một số người cứ đứng ngắm,khen đẹp nhưng lại tần ngần có nên mua không. Các cành mai vàng toàn thấy nụ là nụ,chắc là nở trúng tết đây! Đi sau vào chợ là các hàng bán quần áo- đây là nơi nhộn nhịp nhất của buổi chợ. Đủ các bộ quần áo nào là áo thun, áo sơ mi, quần bò, quần ka-ki, chao ôi mới đẹp làm sao! Mọi người vào hàng rồi chọn bộ này lựa bộ kia. Các tiếng nói trả giá cứ vang lên mãi. Cuối cùng, họ cũng được chiều lòng và ra về vui vẻ. Đi vào nữa là những nơi bán câu đối đỏ, chúng thật đẹp và chắc chắn sẽ được treo lên cây mai thì không chê vào đâu được ! Cạnh bên xe bán tranh Tết là cửa hàng bánh kẹo cũng nườm nượp người ra vào. Tết đến, hầu như nhà nào cũng đi mua sắm. Họ mua mọi thứ, người mua mấy cành mai, ngừơi mua quần áo mới cho gia đình, mua vài quả dưa hấu, mua bánh kẹo và đôi dép bao trẻ thơ vì họ muốn đón một cái Tết thật an khang và đầy đủ. Về trưa, ngừơi vào chợ càng tất nập, tiếng người nói léo xéo, tiếng động cơ rồ rồ hòa lẫn vào nhau tạo nên âm thanh náo nhiệt và ồn ã. Có lẽ đó là dấu hiệu của cái Tết cổ truyền đang cân kề.
Cảnh chợ Tết cuối năm nhộn nhịp, đông vui, và dường như em đã cảm nhận đuợc cái không khí đầu xuân. Mọi vật ở quê em và cả đất nứơc đang thay đổi, đang cởi bỏ chiếc áo cũ kĩ và chuận bị khoác trên mình một tấm áo khác đẹp hơn, để đón một cái Tết cổ truyền thật vui vẻ và đón một mùa xuân ấm áp đang trở về.
a.
Thân mến chào các bạn!
Tôi là Nguyễn Thúy Hằng, học sinh lớp 6C, trường Trung học cơ sở Khương Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Gia đình tôi có 6 người: ông, bà nội, ba, mẹ và hai chị em tôi. Ông, bà nội là cán bộ đã hưu trí. Ba, mẹ tôi đều là giáo viên. Em trai tôi có cái tên rất đẹp: Nguyễn Hoài Nam. Nhà tôi số 20 ngõ 177, phường Định Công, quận Hoàng Mai, cách trường chỉ vài trăm mét. Ngày ngày, tôi vẫn thường đi bộ đến trường.
Giống như ông nội và ba, tôi rất yêu thích thiên nhiên. Căn nhà của gia đình tôi tuy không rộng lắm nhưng luôn luôn có màu xanh của cây kiểng; màu vàng hoa cúc, màu đỏ thắm của hoa hồng… mà ông và ba tôi trồng trong những chiếc chậu đặt trước hàng hiên. Ở góc bàn học của tôi kê cạnh cửa sổ, mẹ tôi treo một giò phong lan hoàng điệp, mỗi bông hoa giống hệt một chú bướm vàng xinh xắn. Trước hiên là chiếc lồng chim với chú chích chòe than có giọng hót giòn giã và trong vắt.
Tôi kính trọng ông bà, ba mẹ và yêu quý em trai nhỏ của tôi. Sau một ngày lao động, học tập, bữa cơm tối là lúc gia đình tôi sum họp đầy đủ, đông vui nhất. Tôi tìm thấy ở mái ấm gia đình một nguồn động viên tinh thần rất lớn trong học tập và trong cuộc sống.
Ở lớp, tôi có nhiều bạn bè, cả nam lẫn nữ. Tuy mỗi người một tính nhưng chúng tôi chơi với nhau rất thân, luôn đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau. Nhân buổi giao lưu này, tôi rất mong được làm quen với tất cả các bạn!
b. - Không ngờ chúng mình lại gặp nhau ở đây. Đầu năm ngoái mình thấy cậu với ba mẹ và hình như cả chị cậu nữa cùng đi tham quan Vũng Tàu trên một chuyến xe với gia đình mình thì phải! Cậu chuyến trường lên đây từ đầu năm phải không? Mình ở lớp 31, còn cậu lớp 35, lớp cô Thảo chủ nhiệm, đúng không? Chúng mình nghỉ tập một lát, chạy hơn ba mươi phút rồi, mệt quá. Nào ngồi xuống đây, chúng mình làm quen đi! Nhà mình ở hẻm Thống Nhất kia kìa, số nhà 12A trước cổng, có cây dừa cao nhất đấy. Đến đó cậu cứ bấm chuông là mình ra ngay. Nhà mình chỉ có bốn người. Bố mình làm ở công ty may mặc tại thành phố Hồ Chí Minh. Mẹ mình là một bác sĩ nha khoa công tác ở bệnh viện tỉnh. Nhà mình chỉ có hai chị em thôi. Chị mình đang học lớp mười hai trường chuyên. Mình là út. Năm tới chị mình vào đại học, lên ở trên ấy với bố mình. Dưới này, chỉ còn hai mẹ con mình. Bố mẹ và chị rất cưng mình nhưng cũng nghiêm khắc với mình lắm. Có lúc ham chơi, quên học bài, thế nào mình cũng bị vài roi của chị hoặc của mẹ. Mỗi lần bố về, mình thường mách lại với bố mình. Cứ tưởng bố sẽ bênh mình, nào ngờ bố chỉ mỉm cười rồi nói nhỏ với mình: "Thế là mẹ với chị thương con nhất đấy! Chắc con đã từng nghe thầy cô con dạy "Thương thì cho roi cho vọt, ghét thì cho ngọt cho bùi" đó sao!". Lúc đó, cả nhà mình ai cũng cười, vui lắm! Cậu nhớ đến nhà mình chơi nhé!