K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2021

Tóm tắt lý thuyết

I. Thế nào là bữa ăn hợp lý

  • Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu cơ thể con người về năng lượng và các chất dinh dưỡng.

  • Cơ thể cần:

    • Chất đạm  (Protein)

    • Chất béo   (Lipit)

    • Chất đường & tinh bột (Gluxit)

    • Các chất khoáng

    • Các vitamin

    • Nước và chất xơ.

  • Ví dụ 1:

    • Thịt rang (chất đạm ,chất béo can xi)

    • Cá rán (Chất khoáng, chất béo)

    • Thịt bò xào (chất đạm, chất béo)

    • Cà muối (chất khoáng, chất xơ,)

    • Cơm (chất đường bột)

  • Ví dụ 2:

    • Cơm (chất đường bột)

    • Nước chấm

    • Rau luộc (Vitamin ,chất xơ)

→ Thực đơn 1 hay thực đơn 2 là một bữa ăn hợp lí?

II. Phân chia số bữa ăn trong ngày

  • Bữa ăn chính là bữa ăn trong đó có cơm mới nấu và kết hợp với nhiều món ăn hơn

  • Bữa ăn phụ không nhất thiết phải có cơm (ngô, sắn, mì nấu…)

  • Việc phân chia số bữa ăn trong ngày ảnh hưởng đến việc tiêu hoá thức ăn và nhu cầu năng lượng cho từng khoảng thời gian, trong lúc làm việc hay khi nghỉ ngơi.

  • Bữa ăn hợp lý sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng.

  • Cần phân chia bữa ăn hợp lý, khoảng cách giữa các bữa ăn thường từ 4 đến 5 giờ 

    • Bữa sáng: sau khi ngủ dậy cần ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi sáng. Nên ăn vừa phải, không nên bỏ ăn sáng sẽ có hại cho cơ thể, vì hệ tiêu hoá phải làm việc không điều độ. Không ăn sáng quá muộn  (6h30 -  7h30)

    • Bữa trưa: Sau 4 tiếng thức ăn được tiêu hoá hết trong dạ dày. Cần ăn nhanh nhưng đủ chất để bổ sung chất và năng lượng đã tiêu hao ở buổi sáng và chuẩn bị  năng lượng hoạt động  cho  buổi chiều. 

    • Bữa tối: Cần tăng khối lượng với các món ăn nóng, ngon, rau củ, quả để bù lại năng lượng tiêu hao trong ngày. Thời gian bữa ăn có thể dài hơn.

  • Tóm lại: Ăn uống đúng bữa, đúng giờ, đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡngcũng là điều kiện cần thiết để đảm bảo sức khoẻ và góp phần tăng tuổi thọ.

III. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn trong gia đình

1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình

  • Nhu cầu dinh dưỡng tuỳ thuộc vào:

    • Lứa tuổi, giới tính.

    • Thể trạng.

    • Công việc.

  • Ví dụ:

    • Trẻ em đang lớn cần ăn nhiều loại thực phẩm để phát triển cơ thể.

    • Người lớn đang làm việc, đặc biệt lao động chân tay cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng.

    • Phụ nữ có thai cần ăn những thực phẩm giàu chất đạm, chất vôi và chất sắt.

2. Điều kiện tài chính

  • Cân nhắc về số tiền hiện có để đi mua thực phẩm.

    • Lựa chọn loại thực phẩm đáp ứng được về chất dinh dưỡng mà đa số thành viên trong gia đình cần.

    • Lựa chọn loại thực phẩm mới, tươi, ngon và phổ thông.

    • Lựa chọn loại thực phẩm không trùng về nhóm dinh dưỡng chính.

    • Phối hợp với các loại thực phẩm tự trồng, tự nuôi (nếu có).

  • Một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền.

3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng

  • Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm phù hợp.

  • Phải có đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm dinh dưỡng để kết hợp thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng.

    • Nhóm giàu chất đạm.

    • Nhóm giàu chất đường bột.

    • Nhóm giàu chất béo.

    • Nhóm giàu vitamin và chất khoáng.

4. Thay đổi món ăn

  • Thay đổi món ăn cho gia đình mỗi ngày để tránh nhàm chán.

  • Thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng.

  • Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn.

  • Trong bữa ăn, không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm, hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có sẵn.

  • Ví dụ: Bữa ăn đã có món cá kho thì không cần phải thêm món cá hấp.

Bài tập minh họa

Bài 1:

Em hãy nêu những yếu tố cần thiết để tổ chức một bữa ăn hợp lý ?

Hướng dẫn giải

  • Khả năng và điều kiện tài chính

  • Đầy đủ các chất dinh dưỡng

  • Nhu cầu của các thành viên trong gia đình (hoặc người tham gia bữa ăn)

  • Có sự thay đổi các món ăn.

Bài 2:

Tại sao phải cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn ?

Hướng dẫn giải

  • Cần phải chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa an hoàn chỉnh ,cân bằng chất dinh dưỡng 

  • Tránh tình trạng thừa chất ,và thiếu chât trong các bữa an trong gia đình một thời gian dài, sẽ ảnh hướng xấu đến sức khoẻ như con người như thừa chất và thiếu chất .

Bài 3:

Hãy kể tên các món ăn mà em đã dùng trong các bữa ăn hàng ngày và nhận xét ăn như vậy đã hợp lý chưa ?

Hướng dẫn giải

  • Các món ăn mà em đã sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày như : cá nấu , cá rán ; rau,thịt xào ;rau,thịt luộc , tôm rang , thịt rang thịt rán , đậu phụ rán ...

  • Ăn như vậy tương đối hợp lý: Vì thay đổi bữa ăn hàng ngày thay đổi cách chế biến trong nấu ăn ,đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiêt, nên hạn chế ăn đồ ăn chiên rán nhiều vì co nhiều chất béo.

Bài 4:

Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng đối tượng khi tổ chức bữa ăn trong gia đình?

Hướng dẫn giải

  • Bữa ăn phải đáp ứng nhu cầu của từng thành viên trong gia đình, điều kiện tài chính, phải ngon bổ, và không tốn kém và lãng phí.

  • Đối với thành viên trong gia đình đang có biểu hiện béo thì không nên ăn đồ ăn chứa chất béo , cần bổ xung các thức ăn giàu các chất cần thiêt cho những người gầy trong thành viên trong gia đình

4 tháng 5 2021

Câu 1:

-Cần ăn uống cân bằng, đủ bốn nhóm chất:

+Nhóm chất giàu đường bột.

+Nhóm hất giàu chất đạm, chất béo

+Nhóm chất giàu chất khoáng

Câu 2:

-Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình là:

+Nhu cầu của các thành viên trong gia đình.

+Điều kiện tài chính.

+Sự cân bằng chất dinh dưỡng.

+Thay đổi ăn

Câu 3:

Thực đơn:

-Gà luộc

 -Thịt nướng

-Nộm chuối

-Sôi

-Cơm

Tráng miệng:

-Dưa hấu

Câu 4:

-An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.

Mình chỉ biết đến đây thôi lên bạn thoog cảm

10 tháng 5 2021

1. Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.

2. Có hai loại thu nhập là : thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật

4. An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, biến chất.

5. Các phương pháp làm chín thực phẩm như : xào, hấp, rán,....

# Mấy câu kia ko biết làm

10 tháng 5 2021

1 Thu nhập của gia đình là tập hợp các khoản thu bằng tiền và hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra . Thu nhập bằng tiền : Tiền lượng, tiền thưởng ,tiền công , tiền lãi bán hàng , tiền tiết kiệm, các khoản tiền trợ cấp xã hội ,tiền báo sẳn phẩm …

2. * Các nguồn thu nhập của gia đình em: tiền lương, tiền lãi tiết kiệm ngân hàng, tiền học bổng, tiền tiết kiệm

3. Chất bột đường, béo, protein, vitamin và khoáng chất

4.Hiểu đơn giản nhất, an toàn thực phẩm là những cách, phương pháp và công việc liên quan đến việc giữ cho thực phẩm luôn được an toàn và vệ sinh sạch sẽ

5. 

  • Làm chín thực phẩm trong nước: - Luộc: làm chín thực phẩm trong môi trường nước. ...
  • Làm chín thực phẩm bằng hơi nước: - Hấp: làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước.
  • Làm chín thực phẩm bằng lượng nhiệt từ lửa: - Nướng: làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp từ lửa
7 tháng 5 2017

@Trịnh Thị Thảo Nhi

1)

Thức ăn có những vai trò đối với chúng ta là :

- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và kháng thể

-Giúp chúng ta chống chịu được với bệnh

-Làm cho cơ thể khỏe mạnh
- Phát triển cơ thể cân bằng
2 )

Chức năng của chất đạm :

- Là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ, xương, răng...
- Nguyên liệu tạo dịch tiêu hóa, các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể, nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật.
- Vận chuyển các dưỡng chất.
- Điều hòa cân bằng nước.
- Cung cấp năng lượng: 1g chất đạm cung cấp 4 Kcal năng lượng.
- Có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, tàu hũ...

Chức năng của chất béo :

+ Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.

+ Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.

3)

- Để tránh vi khuẩn và vi trùng hoặc các tác nhân khác từ môi trường gây nhiễm độc thực phẩm.

- Vệ sinh thực phẩm cũng chính là bảo vệ sức khỏe con người

- Tại vì nếu để thực phẩm bị ôi thiu,mất vệ sinh thì chúng ta sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm,ảnh hưởng đến sức khỏe con người chúng ta

- Để ngăn chặn các yếu tố gây hại xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa
4 )

- Làm chín thức ăn giúp cho thức ăn mềm hơn, dễ tiêu hóa hơn, làm thay đổi mùi vị và đảm bảo an toàn khi ăn.




Câu 1: Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh là: A. 1 – 2 tuần. B. 2 – 4 tuần. C. 24 giờ. D. 3 – 5 ngày. Câu 2: Có mấy nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 3: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm gồm: A. Rau, quả, thịt, cá.. phải mua...
Đọc tiếp

Câu 1: Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh là:

A. 1 – 2 tuần. B. 2 – 4 tuần.

C. 24 giờ. D. 3 – 5 ngày.

Câu 2: Có mấy nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn?

A. 3. B. 4.

C. 5. D. 6.

Câu 3: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm gồm:

A. Rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh.

B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng.

C. Tránh để lẫn lộn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín.

D. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng; tránh để lẫn lộn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chin; rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh.

Câu 4: Các biện pháp được sử dụng để phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm:

A. rửa tay sạch trước khi ăn.

B. vệ sinh nhà bếp.

C. nấu chín thực phẩm.

D. rửa tay sạch trước khi ăn; vệ sinh nhà bếp; nấu chín thực phẩm.

Câu 5: Thời gian bảo quản cá, tôm, cua, sò tươi trong tủ lạnh là:

A. 1 – 2 tuần. B. 2 – 4 tuần.

C. 24 giờ. D. 3 – 5 ngày.

Câu 6: Đồ ăn dưới đây chứa nhiều chất béo nhất:

A. Gạo. B. Bơ.

C. Hoa quả. D. Khoai lang.

Câu 7: Việc phân nhóm thức ăn không bao gồm:

A. nhóm giàu chất béo B. nhóm giàu chất xơ

C. nhóm giàu chất đường bột. D. nhóm giàu chất đạm.

Câu 8: Nguồn cung cấp của Vitamin C chủ yếu từ:

A. Lòng đỏ trứng, tôm cua

B. Rau quả tươi

C. Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt...

D. Lòng đỏ trứng, tôm cua; rau quả tươi; thịt lợn, thịt gà, thịt vịt...

Câu 9: Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là:

A. nhiễm độc thực phẩm

B. nhiễm trùng thực phẩm

C. ngộ độc thức ăn

D. nhiễm trùng thực phẩm; ngộ độc thức ăn

Câu 10: Vi khuẩn sinh sôi và nảy nở mạnh nhất ở nhiệt độ:

A. -10oC - 25oC B. 50oC - 60oC

C. 0oC - 37oC D. -10oC - 25oC; 50oC - 60oC; 0oC - 37oC

Câu 11: Nhiễm trùng thực phẩm là:

A. là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm.

B. là bản thân thức ăn có sẵn chất độc

C. là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm

D. là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm; là bản thân thức ăn có sẵn chất độc

Câu 12: Các biện pháp được sử dụng để phòng tránh nhiễm độc thực phẩm:

A. Không ăn những thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố

B. Không dùng thức ăn bản thân có sẵn chất độc

C. Không sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng

D. không ăn những thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố; không dùng thức ăn bản thân có sẵn chất độc; không sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng

Câu 13: Chức năng dinh dưỡng của chất béo là:

A. Là dung môi hoà tan các vitamin

B. Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể

C. Tăng sức đề kháng cho cơ thể.

D. là dung môi hoà tan các vitamin; chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể; tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Câu 14: Loại thức phẩm cần ăn hạn chế nhất theo tháp dinh dưỡng cân đối:

A. muối. B. đường.

C. dầu mỡ. D. thịt.

Câu 15: Nhiệt độ an toàn trong nấu nướng:

A. 80oC – 100oC B. 100oC - 115oC

C. 100oC - 180oC D. 50oC - 60oC

1
1 tháng 3 2020

Câu 1: Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh là:

A. 1 – 2 tuần. B. 2 – 4 tuần.

C. 24 giờ. D. 3 – 5 ngày.

Câu 2: Có mấy nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn?

A. 3. B. 4.

C. 5. D. 6.

Câu 3: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm gồm:

A. Rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh.

B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng.

C. Tránh để lẫn lộn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín.

D. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng; tránh để lẫn lộn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chin; rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh.

Câu 4: Các biện pháp được sử dụng để phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm:

A. rửa tay sạch trước khi ăn.

B. vệ sinh nhà bếp.

C. nấu chín thực phẩm.

D. rửa tay sạch trước khi ăn; vệ sinh nhà bếp; nấu chín thực phẩm.

Câu 5: Thời gian bảo quản cá, tôm, cua, sò tươi trong tủ lạnh là:

A. 1 – 2 tuần. B. 2 – 4 tuần.

C. 24 giờ. D. 3 – 5 ngày.

Câu 6: Đồ ăn dưới đây chứa nhiều chất béo nhất:

A. Gạo. B. Bơ.

C. Hoa quả. D. Khoai lang.

Câu 7: Việc phân nhóm thức ăn không bao gồm:

A. nhóm giàu chất béo B. nhóm giàu chất xơ

C. nhóm giàu chất đường bột. D. nhóm giàu chất đạm.

Câu 8: Nguồn cung cấp của Vitamin C chủ yếu từ:

A. Lòng đỏ trứng, tôm cua

B. Rau quả tươi

C. Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt...

D. Lòng đỏ trứng, tôm cua; rau quả tươi; thịt lợn, thịt gà, thịt vịt...

Câu 9: Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là:

A. nhiễm độc thực phẩm

B. nhiễm trùng thực phẩm

C. ngộ độc thức ăn

D. nhiễm trùng thực phẩm; ngộ độc thức ăn

Câu 10: Vi khuẩn sinh sôi và nảy nở mạnh nhất ở nhiệt độ:

A. -10oC - 25oC B. 50oC - 60oC

C. 0oC - 37oC D. -10oC - 25oC; 50oC - 60oC; 0oC - 37oC

Câu 11: Nhiễm trùng thực phẩm là:

A. là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm.

B. là bản thân thức ăn có sẵn chất độc

C. là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm

D. là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm; là bản thân thức ăn có sẵn chất độc

Câu 12: Các biện pháp được sử dụng để phòng tránh nhiễm độc thực phẩm:

A. Không ăn những thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố

B. Không dùng thức ăn bản thân có sẵn chất độc

C. Không sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng

D. không ăn những thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố; không dùng thức ăn bản thân có sẵn chất độc; không sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng

Câu 13: Chức năng dinh dưỡng của chất béo là:

A. Là dung môi hoà tan các vitamin

B. Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể

C. Tăng sức đề kháng cho cơ thể.

D. là dung môi hoà tan các vitamin; chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể; tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Câu 14: Loại thức phẩm cần ăn hạn chế nhất theo tháp dinh dưỡng cân đối:

A. muối. B. đường.

C. dầu mỡ. D. thịt.

Câu 15: Nhiệt độ an toàn trong nấu nướng:

A. 80oC – 100oC B. 100oC - 115oC

C. 100oC - 180oC D. 50oC - 60oC

câu 1:

-Thức ăn được chia làm 4 nhóm là: chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và muối khoáng.

Chất đạm : thực phẩm : cá, tôm, lươn, cua, trứng,...

Chất đường bột : thực phẩm : ngũ cốc, bánh mì, khoai, săn,...

Chất béo : thực phẩm : mỡ động vật,dầu thực vật trong lạc, vừng, mè, ...

Chất khoáng : thực phẩm : rau, củ, sữa,...

Sinh tố : thực phẩm : cà chua, khoai lang, gan, cá, ...

câu 2:

Cần chú ý :

Không nên đun quá lâu 

Các loại ra củ cho vào luộc hay nấu khi nước đã sôi để hạn chế mất vitamin C 

Không đun nấu ở nhiệt độ quá cao , tránh làm cháy thức ăn .

câu 3:

-Thịt bò,tôm : không ngâm rửa sau khi cắt ,thái vì vitamin và chất khoáng dễ mất đi .Không để ruồi bọ bâu vào sẽ bị nhiễm trùng biến chất .

-Rau ,củ ,quả ( rau cải ,khoai tây ,cà rôt ) : rửa thật sạch, cắt thái sau khi rửa ,chế biến ngay không để rau khô héo

-Củ quả ăn sống ,trái cây : Trước khi ăn mới gọt vỏ 

7 tháng 4 2021

câu 1:

-Thức ăn được chia làm 4 nhóm là: chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và muối khoáng.

Chất đạm : thực phẩm : cá, tôm, lươn, cua, trứng,...

Chất đường bột : thực phẩm : ngũ cốc, bánh mì, khoai, săn,...

Chất béo : thực phẩm : mỡ động vật,dầu thực vật trong lạc, vừng, mè, ...

Chất khoáng : thực phẩm : rau, củ, sữa,...

Sinh tố : thực phẩm : cà chua, khoai lang, gan, cá, ...

câu 2:

Cần chú ý :

Không nên đun quá lâu 

Các loại ra củ cho vào luộc hay nấu khi nước đã sôi để hạn chế mất vitamin C 

Không đun nấu ở nhiệt độ quá cao , tránh làm cháy thức ăn .

câu 3:

-Thịt bò,tôm : không ngâm rửa sau khi cắt ,thái vì vitamin và chất khoáng dễ mất đi .Không để ruồi bọ bâu vào sẽ bị nhiễm trùng biến chất .

-Rau ,củ ,quả ( rau cải ,khoai tây ,cà rôt ) : rửa thật sạch, cắt thái sau khi rửa ,chế biến ngay không để rau khô héo

-Củ quả ăn sống ,trái cây : Trước khi ăn mới gọt vỏ