K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2016

Sương mù thường có trong mùa lạnh. Do trong không khí luôn có 1 lượng hơi nước nhất định nên khi mặt trời mọc, thì nó sẽ bị bão hoà cũng do cả nhiệt độ tăng cao nữa cho nên là sương mù tan

9 tháng 4 2017

Sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp không khí sát mặt đất, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1 km. Nó giống như mây thấp nhưng khác ở chỗ sương mù tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đất, còn mây thấp không tiếp súc với bề mặt đất mà cách mặt đất một khoảng cách được gọi là độ cao chân mây. Chính vì thế người ta xếp sương mù vào họ mây thấp. Căn cứ vào nguyên nhân hình thành, sương mù được chia ra các loại khác nhau như: + Sương mù bức xạ hình thành khi mặt đất lạnh đi do bức xạ vào ban đêm trời quang mây, lặng gió; + Khi không khí ẩm di chuyển ngang qua nơi có bề mặt lạnh sẽ bị lạnh đi nên hình thành sương mù bình lưu; + Khí không khí lạnh di chuyển qua miền có mặt nước ấm hơn nhiều thì hơi nước bốc lên gặp lạnh nhanh chóng ngưng tụ thành sương mù bốc hơi. Ngoài ra còn sương mù do mưa, sương mù thung lũng, v.v...

22 tháng 4 2016

Về cơ bản sương mù muốn hình thành được phải thỏa mãn một số điều kiện sau: 

- Ðộ ẩm tương đối của không khí phải cao. 

- Nhiệt độ không khí tương đối thấp. 

- Tốc độ gió yếu hoặc lặng gió. 

Mà mùa lạnh ở nước ta lại hội tụ đủ ròi

22 tháng 4 2016

Như chúng ta đã biết vào các tháng mùa thu hay mùa đông, thời gian ban đêm thường kéo dài hơn ban ngày. Vào ban ngày, ở lớp không khí sát bề mặt đã có chứa một lượng hơi nước nhất định. Nhưng khi thời gian chuyển dần vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống rất nhanh, biên độ nhiệt (chênh lệch giữa nhiệt độ thấp nhất và cao nhất) giữa ngày và đêm lớn, nên một phần hơi nước gần bề mặt sẽ ngưng kết lại và lớp ngưng kết này ngày càng dày khi thời gian ban đêm kéo dài. Đặc biệt khi trời quang mây, gió nhẹ, mặt đất sẽ phát xạ nhiệt vào không khí nhanh hơn, khiến nhiệt độ ở đây giảm xuống khá đột ngột. Điều đó khiến hơi nước trong không khí sát mặt đất càng dễ dàng bão hòa hơn, hình thành sương mù từ nửa đêm đến sáng sớm. Đó là nguyên nhân khiến buổi sáng mùa thu, hay mùa đông hay có sương mù.

19 tháng 4 2016

Vì vào mùa lạnh,hơi nước trong không khí gặp nhiệt độ thấp ngưng tụ thành sương mù

20 tháng 4 2016

sương mù thường có vào mùa lạnh vì đêm xuống nhiệt độ ngoài trời xuống thấp sương xuống sẽ gặp không khí lạnh và đông trong không khí và cho đến sáng khi mặt trời lên nhiệt độ tăng cao thì sương tan dần và cứ như vậy ngày này qua ngày khác.

24 tháng 4 2016

Trong không khí luôn có hơi nước. Vào mùa đông, nhiệt độ thấp, chúng đông lại dưới dạng sương mù.

24 tháng 4 2016

vào các tháng mùa thu hay mùa đông, thời gian ban đêm thường kéo dài hơn ban ngày. Vào ban ngày, ở lớp không khí sát bề mặt đã có chứa một lượng hơi nước nhất định. Nhưng khi thời gian chuyển dần vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống rất nhanh, biên độ nhiệt (chênh lệch giữa nhiệt độ thấp nhất và cao nhất) giữa ngày và đêm lớn, nên một phần hơi nước gần bề mặt sẽ ngưng kết lại và lớp ngưng kết này ngày càng dày khi thời gian ban đêm kéo dài. Đặc biệt khi trời quang mây, gió nhẹ, mặt đất sẽ phát xạ nhiệt vào không khí nhanh hơn, khiến nhiệt độ ở đây giảm xuống khá đột ngột. Điều đó khiến hơi nước trong không khí sát mặt đất càng dễ dàng bão hòa hơn, hình thành sương mù từ nửa đêm đến sáng sớm. Đó là nguyên nhân khiến buổi sáng mùa thu, hay mùa đông hay có sương mù.

8 tháng 4 2016

Mặc nhiều áo mỏng sẽ ấm hơn. Vì giữa các lớp áo mỏng có các lớp không khí giúp giữ ấm cho cơ thể chúng ta.

8 tháng 4 2016

Mặc nhiều lớp áo mỏng sẽ ấm hơn, vì giữ các lớp áo có không khí truyền nhiệt kém, sẽ giữ ấm cơ thể chúng ta.

15 tháng 4 2016

Xem câu trả lời của mình nhé:
1. - Khi hà hơi vào gương, vì trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian, những giọt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương sáng trở lại.
2.-Tắm dưới hồ nhiệt độ cơ thể thấp => dù gió nhẹ cũng thấy lạnh

 

15 tháng 4 2016

1. Tại sao vào mùa lạnh khi hà hơi vào gương ta thấy gương bị mờ đi, một lát sau gương sáng trở lại?
- Vì trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau 1 thời gian, những giọt nước này bay hơi hết vào không khí rồi mặt gương sáng trở lại.

2. Tại sao khi tắm dưới hồ lên dù gió yếu vẫn cảm thấy lạnh?

- Vì sau khi tắm, nước ở trên người bay hơi, khi nước bay hơi thì nhiệt độ cơ thể giảm xuống, do đó dù gió yếu nhưng vẫn gây cho ta cảm giác lạnh.

27 tháng 4 2016

 Vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thấp, khi ta hà hơi vào mặt gương thì hơi nước được hà từ miệng sẽ bị ngưng tụ thành các hạt nước rất nhỏ vào bề mặt gương làm cho mặt gương bị mờ đi.Sau khi để một thời gian, nhiệt độ khí quyển sẽ tăng lên, làm cho các hơi nước bám trên mặt gương sẽ bị bay hơi và làm cho mặt gương sẽ sáng dần trở lại.Nước cũng bay hơi ở nhiệt độ thường mà! 

18 tháng 4 2017

Vì vào mùa lạnh, khi ta hà hơi. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ lại thành giọi nc.(mặt gương mờ). Sau đó 1 thời gian, Nước gặp nóng bốc hơi lên( nc bị mờ đi).

1 tháng 4 2016

- vì vào mùa động nhiệt độ hạ thấp nên hơi nước và nước đông đặt và hóa tuyết 

- nước muối có nhiệt độ đông đặt khác nước thường 

- vì khi có muối thì băng sẽ tan nhanh hơn là đường dễ đi hơn

 

12 tháng 12 2017

- Người ta rắc muối trên đường vào mùa đông ở các nuớc xứ lạnh là rất đúng ko phải vì cái chuyện tan băng hay ko. Điều đó ko phù hợp. Thật ra mục đích nguời ta rắc muối là để tăng độ ma sát, giúp xe chạy đừng trượt trên băng. Còn mục đích thứ 2, theo tôi nghĩ là muối khan sẽ hút nước khá mạnh bởi vì khi băng chảy nhẹ thành nước sẽ bị muối hút, giúp đường xá ít nước thì sẽ tránh bị trượt cao hơn.

18 tháng 4 2016

Câu 1:
Vì khi được nung nóng, khâu nở to ra nên dễ lắp vào cán. Khi nguội đi thì khâu co lại, xiết chặt vào cán.
Câu 2

Vào mùa hè, nhiệt độ tăng lên, nên tháp nóng lên, nở ra, làm cho tháp cao.Vào mùa đông, nhiệt độ giảm xuống, nên tháp lạnh đi, co lại, làm cho tháp thấp hơn
 

18 tháng 4 2016

Câu 1: Vì khi nung nóng khâu, khâu sẽ nở ra vì nhiệt tăng lên => dễ tra vào cán

Mà sau 1 thời gian, nhiệt độ của khâu sẽ lạnh đi => co lại => siết chặt vs cán => làm cho chắc chán hơn

=> Khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nong khâu rồi mới tra vào cán

Câu 2: Vì vào mùa hạ nhiệt độ tăng cao => tháp Epphen sẽ nở ra => cao hơn

Vào mùa đông nhiệt độ hạ thấp => tháp Epphen sẽ co lại => thấp xuống

Vây tháp Epphen ở PHáp vào mùa Hạ cao hơn 10cm so vs mùa Đông

1. Cho biết trong quá trình đúc đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng?(nêu rõ các quá trình chuyển thể).2. Có một hỗn hợp vàng, đồng, bạc. Em hãy nêu phương án để tách riêng các hỗn hợp đó.Cho biết nhiệt độ nóng chảy của vàng, đồng, bạc lần lượt là: 10640C;2320C;9600C.5. Tại sao người ta dùng nhiệt độ nước đá đang tan làm một mốc đo nhiệt độ?6. Tại sao ở các nước hàn đới...
Đọc tiếp

1. Cho biết trong quá trình đúc đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng?(nêu rõ các quá trình chuyển thể).

2. Có một hỗn hợp vàng, đồng, bạc. Em hãy nêu phương án để tách riêng các hỗn hợp đó.Cho biết nhiệt độ nóng chảy của vàng, đồng, bạc lần lượt là: 10640C;2320C;9600C.

5. Tại sao người ta dùng nhiệt độ nước đá đang tan làm một mốc đo nhiệt độ?

6. Tại sao ở các nước hàn đới người ta thường dùng nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo nhiệt độ khí quyển?

7. Dựa vào đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo tời gian của một chất chưa xác định trên đề để trả lời các câu hỏi sau:

a) Chất này nóng chảy ở nhiệt độ nào?

b) Thời gian nóng chảy kéo dài bao nhiêu phút?

c) Xác định tên của chất này?

Cho biết nhiệt độ nóng chảy của một số chất: băng phiến, nước, thuỷ ngân lần lượt là: 800C;00C;-390C.

d) Trước khi nóng chảy, chất này tồn tại ở thể nào?

12. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?

15. Hai nhiệt kế thuỷ ngân có bầu chứa thuỷ ngân như nhau nhưng ống thuỷ tinh có tiết diện khác nhau, khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ ngân trong hai ống có dâng lên cao như nhau không?

16. Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí.

21. Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải chặt bớt lá?

24. Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gươn mờ đi và sau một lát nó lại sáng trở lại?

Câu 2: Dùng ròng rọc động để kéo một vật lên có khối lượng 50 kg lên cao thì chỉ phải kéo một lực F có cường độ bao nhiêu niutơn?

11
28 tháng 4 2016
1. Sự nóng chảy: đồng rắn chuyển dần sang lỏng trong lò nung                                     
Sự đông đặc: đồng lỏng nguội dần trong khuôn đúc, chuyển sang thể rắn ( tượng đồng)           
2. Đun nóng liên tục hỗn hợp, khi đến 232oC, kẽm nóng chảy, thu kẽm nguyên chất (thể lỏng).                                      
Tiếp tục đun đến 960oC, bạc nóng chảy, thu được bạc nguyên chất( thể lỏng)        
Sau khi thu được kẽm và bạc thì khối kim loại còn sót lại chính là vàng, không cần đun đến 1064oC để lấy vàng lỏng.
5. Người ta dùng nhiệt độ nước đá đang tan làm một mốc đo nhiệt độ vì đó là nhiệt độ xác định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan.
6. Ở các nước hàn đới ( các nước gần nam cực, bắc cực ) người ta thường dùng nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển vì: nhiệt độ đông đặc của rượu ở -117oC trong khi nhiệt độ đông đặc của thủy ngân ở -39oC, khi nhiệt độ khí quyển xuống dưới -39oC thì thủy ngân bị đông đặc không thể đo tiếp nhiệt độ; còn nhiệt kế rượu vẫn bình thường và có thể đo tiếp nhiệt độ của khí quyển.
7. a) Chất này nóng chảy ở 0oC                                                                             
b) Thời gian nóng chảy kéo dài trong 5 phút                                                      
c) Xác định tên của chất này: nước đá                                                                 
d) Trước khi nóng chảy, chất này tồn tại ở thể rắn.    

12/Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức:

                                   \(d=10.\frac{m}{V}\)

Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng, do đó d giảm. Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh

15/ Không. Vì thể tích thuỷ ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nên trong ống thuỷ tinh có tiết diện nhỏ mực thuỷ ngân sẽ dâng cao hơn.

16/vì rượu có sự giãn nở vì nhiệt nhiều hơn nước nên được dùng làm nhiệt kế đo nhiệt độ ko khí 

21/Khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá để giảm sự thoát hơi nước trên bề mặt lá của cây, làm cho cây ít bị mất nước hơn.

24/ Vì trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những giọt nước này lạ bay hơi hết vào không khí và mặt gương sáng trở lại.

 

28 tháng 4 2016

Trả lời xong chắc mình chết mất!nhonhung