K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2019

Chọn A

15 tháng 3 2022

1 công cụ bằng kim khí xuất hiện

16 tháng 3 2022

Không phải là do năng suất lao động tăng à bạn?

26 tháng 6 2017

Chọn A

19 tháng 2 2016

Sự thành lập của Vương triều nhà Nguyễn:

- Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức giải quyết các công việc ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đem quân trở về đánh chiếm Gia Định, biến vùng này thành căn cứ mở các cuộc tấn công chống lại Tây Sơn. Từ Gia Định, Nguyễn Ánh tổ  chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn. Tháng 6 – 1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế). Ngày 21-6-1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long.

- Vương triều Tây Sơn chấm dứt. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long, lập nên vương triều Nguyễn (1802 - 1945).

* Tổ chức Vương triều:

- Chính quyền trung ương:

+ Gia Long tập trung thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương đến địa phương trên một lãnh thổ rộng lớn, tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện nay.

+ Gia Long quyết định xây dựng một chính thể quân chủ quan liêu chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu trong triều đình và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước.

+ Dưới vua có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.

+ Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài 6 bộ còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…

+ Phú Xuân được chọn làm kinh đô, laftrung tâm đầu não của cả nước.

- Chính quyền địa phương:

+ Thời Gia Long, đất nước được chia thành Bắc thành và Gia Định thành do Tổng trấn thay mặt Hoàng đế quyết định mọi việc và các trực doanh do trực tiếp triều đình quản li.

+ Thời Minh Mạng, trong hai năm 1831 – 1832 lần lượt bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành cùng các chức Tổng trấn, chia lại cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa thiên, các đều do Tổng đốc hay Tuần phủ đứng đầu nhưng đều trực thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng, xã, thôn.

+ Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước vương cho người ngoài họ.

- Luật pháp:

Nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (luật Gia Long) được chính thức ban hành.

Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; sử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.

- Quân đội:

+ Chủ trương xây dựng một đội quân thường trực mạnh, được chia làm binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo binh, tượng binh). Binh lính phục vụ trong quân đội được hưởng các chế độ ưu đãi.

+ Quân đội nhà Nguyễn từng bước được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị vũ khí và là một đội quân khá mạnh ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.

* Ý nghĩa của cuộc cải cách của vua Minh Mạng  

- Thống nhất hệ thống đơn vị hánh chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện ngày nay.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.

18 tháng 12 2024

ở 

25 tháng 1 2019

Chọn A

23 tháng 2 2017

Đáp án: B

4 tháng 12 2018

Đáp án: D

Câu 1 . Đến thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế A. phát triển nhất châu Âu. B. chậm phát triển. C. nông nghiệp lạc hậu. D. nửa thuộc đia, nửa phong kiến. Câu 2. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế nông nghiệp Anh trước cách mạng A. Sự thâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông nghiệp. B. Máy móc sử dụng phổ...
Đọc tiếp

Câu 1 . Đến thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế

A. phát triển nhất châu Âu. B. chậm phát triển.

C. nông nghiệp lạc hậu. D. nửa thuộc đia, nửa phong kiến.

Câu 2. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế nông nghiệp Anh trước cách mạng

A. Sự thâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông nghiệp. B. Máy móc sử dụng phổ biến.

C. Sự xuất hiện các công trường thủ công. D. Phân bón hóa học sử dụng phổ biến.

Câu 3. Địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành tầng lớp nào?

A. Tăng lữ. B. Địa chủ mới. C. Tư sản công nghiệp. D. Qúy tộc mới.

Câu 4. Mâu thuẫn xã hội nảy sinh ở Anh trước khi cách mạng bùng nổ?

A. Mâu thuẫn giữa nông đân với quý tộc địa chủ.

B. Mâu thuẫn giữa quý tộc mới, tư sản với các thế lực phong kiến phản động.

C. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc mới.

D. Mâu thuẫn giữa quý tộc, địa chủ với tư sản.

Câu 5. Vì sao vua Sác-lơ I phải triệu tập Quốc hội (4/1640)?

A. Cấm giai cấp tư sản tự do kinh doanh.

B. Tăng thuế để có tiền đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len.

C. Cần tiền xây dựng cung điện mới.

D. Đề nghị Quốc hội tuyên chiến với Xcốt-len.

Câu 6. Sự chống đối giữa các thế lực nào làm bùng nổ cuộc nội chiến ở Anh thế kỉ XVII?

A. Vua Sác-lơ I với quý tộc mới. B. Vua Sác-lơ I với Quốc hội.

C. Qúy tộc mới với nông dân. D. Tư sản với địa chủ phong kiến.

Câu 7. Nội chiến giữa vua Sác-lơ I và Quốc hội diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. 1640 - 1642. B. 1642 - 1648. C. 1640 - 1648. D. 1642 - 1653.

Câu 8. Sự kiện nào đánh giá cách mạng tư sản Anh đạt tới đỉnh cao?

A. Năm 1648, cuộc nội chiến kết thúc.

B. Năm 1688, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

C. Năm 1649, vua Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hòa.

D. Năm 1653, nền độc tài quân sự thiết lập.

Câu 9. Sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước

A. Cộng hòa. B. Độc tài quân sự. C. Quân chủ lập hiến. D. Quân chủ chuyên chế.

Câu 10. Chế độ độc tài quân sự ở Anh được thiết lập vào thời gian nào? Do ai đứng đầu?

A. Năm 1649, do Sác-lơ I đứng đầu. B. Năm 1660, do Sác-lơ III đứng đầu.

C. Năm 1689, do Vin-hem Ô-ran-giơ đứng đầu. D. Năm 1653, do Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu.

0
Câu 31. Trước cách mạng, mâu thuẫn xã hội cơ bản ở Pháp là A. mâu thuẫn giữa tăng lữ, quí tộc với đẳng cấp thứ ba. B. mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc phong kiến. C. mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ 3 với đẳng cấp tăng lữ. D. mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến. Câu 32. Trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp đã tấn công vào chế độ A. Phong kiến. ...
Đọc tiếp

Câu 31. Trước cách mạng, mâu thuẫn xã hội cơ bản ở Pháp là

A. mâu thuẫn giữa tăng lữ, quí tộc với đẳng cấp thứ ba.

B. mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc phong kiến.

C. mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ 3 với đẳng cấp tăng lữ.

D. mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.

Câu 32. Trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp đã tấn công vào chế độ

A. Phong kiến.

B. Tư sản.

C. Giáo hội.

D. Chiếm nô.

Câu 33. Vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp (5/5/1789) với mục đích gì?

A. Vay tiền và ban hành thêm thuế mới.

B. Xóa nợ cho nông dân.

C. Tăng thêm quyền lực cho vua.

D. Khuyến khích tư sản phát triển công nghiệp.

Câu 34. Khi Quốc hội lập hiến thành lập, vua Lu-i XVI đã phản ứng như thế nào?

A. Nhượng bộ giai cấp tư sản.

B. Đồng ý thoái vị.

C. Chuẩn bị tấn công Đẳng cấp thứ ba.

D. Nhờ sự giúp đỡ của Áo.

Câu 35. Sự kiện phá ngục Ba-xti (14/7/1789), sau này trở thành ngày gì của nước Pháp?

A. Ngày Quốc khánh.

B. Chế độ phong kiến sụp đổ.

C. Đánh thắng liên minh phong kiến Áo-Phổ.

D. Nền cộng hòa được thiết lập.

Câu 36. Sau ngày 14/7/1789, lực lượng nào nắm quyền ở Pháp

A. Tư sản công thương.

B. Qúy tộc mới.

C. Đại tư sản tài chính.

D. Tư sản vừa và nhỏ.

Câu 37. Chính sách tiến bộ nhất của phái Lập hiến trong cách mạng tư sản Pháp là

A. Tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.

B. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

C. Thông qua hiến pháp mới, xác định chế độ quân chủ lập hiến cho nước pháp.

D. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu.

Câu 38. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8/1789) ở Pháp với khẩu hiệu

A. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.

B. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

C. Tự do - Cơm áo - Hòa bình.

D. Quyền lực thuộc về nhân dân.

Câu 39. Mặt hạn chế của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là gì?

A. Chỉ phục vụ cho quyền lực giai cấp tư sản.

B. Phục vụ cho quyền lợi của giai cấp công nhân.

C. Phục vụ cho quyền lợi của tầng lớp địa chủ phong kiến.

D. Phục vụ cho các tầng lớp tham gia đấu tranh.

Câu 40. Nước nào đã đem quân giúp vua Lu-i XVI chống phá cách mạng?

A. Áo - Phổ.

B. Áo - Bỉ.

C. Anh - Đức.

D. Phổ - Hà Lan.

0