Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) các phép tu từ được sử dụng : từ trái nghĩa, điệp ngữ, so sánh
b) nghĩa : dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào, con người ta cũng không được đánh mất đi giá trị của bản thân, không được vì đồng tiền mà tha hoá nhân cách đạo đức. Đó là lẽ sống !
c) Giấy rách phải giữ lấy lề
Chết vinh còn hơn sống nhục
Chết trong còn hơn sống đục
Chết đứng còn hơn sống quỳ
#shin
a) Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người.Thật vậy! Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”.
b) Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.
- "Đói cho sạch, rách cho thơm": Nghệ thuật ẩn dụ:
+) Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách rưới vẫn phải mặc thơm tho, sạch sẽ.
=> Nghĩa bóng: Dù thiếu thốn về vật chất, dù đói nghèo hay khó khăn cũng phải giữ cho lương tâm trong sạch.
-"Không thầy đố mày làm nên": Không sử dụng biện pháp nào cả.
-"Học thầy không tày học bạn": Không sử dụng biện pháp.
-"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Biện pháp ẩn dụ"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
+) Nghĩa đen: Khi chúng ta đc ăn quả chín thơm ngon phải nhớ tới người đã trồng cây, vun xới, chăm sóc
=> Nghĩa bóng: Khi ta đc hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn, biết ơn người đã làm ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ.
_Học tốt_
a,người phú quý phải giúp đỡ những người có hoan cảnh khó khăn. b,đi đâu đó 1 ngày cung học đươc rất nhiều điều c,phải biết yêu thương người khác d,ăn quả phải nhớ công lao của người trồng cây e,nghèo khổ mà không làm việc xấu để giầu có thì phần có thể không có có thể là bạn vẫn nghèo,tuy vậy chúng ta lại được thanh thản,không lo bị quả báo
Đói cho sạch, rách cho thơm:
Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng mà ta vẫn giữ được lối sống trong sạch, thanh cao, thì thật là quý giá vô cùng. Từ ngàn đời xưa việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:
Đói cho sạch, rách cho thơm
Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Nhưng đối lập với hai cảnh tượng ấy lại là tính chất sạch và thơm . Như vậy ta cần hiểu rõ các chi tiết ấy để thấm nhuần lời dạy của ông cha ta. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Đã có biết bao người nghèo được như thế? Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.
Trong cuộc sống nhiều khi người ta vịn vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Đó chỉ là cái hình thức bên ngoài nhưng còn nhân cách và phẩm giá con người thì sao? đó mới chính là cái cốt lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Trong thực tế văn học đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhân vật Lão Hạc trong truyện Lão Hạc (Nam Cao) là một hình tượng tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng. Trước cái nghèo túng trầm trọng lão thà chết trong sạch chứ không thể để cho chính cái nghèo kia biến lão thành kẻ trộm cắp. Cái chết xót xa, đau đớn của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng có được tấm lòng và nhân cách đáng quý, thanh cao, đẹp đẽ, đáng khâm phục.
Hay nhân vật Chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), vì quá nghèo mà phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Vậy mà chị thẳng thắn ném thẳng nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn vào bảo vệ lòng chung thuỷ đối với chồng.
Tất cả những tấm gương ấy đều là những nhân cách cao đẹp. Đặc biệt trong ca dao thì hình tượng con cò trong bài ca dao con cò mà đi ăn đêm là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó cơ cực, túng thiếu đói rách nhưng biết giữ gìn tiếng thơm cho con cháu đời sau.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần giá trị câu tục ngữ trên, mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.
Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền, thì phẩm giá con người, nhân cách con người lại càng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi chúng ta quyết tâm giữ được sạch, thơm trong hoàn cảnh xã hội hiện nay quả là điều đáng quý.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây:
Từ xa xưa, tục ngữ ca dao đã là một kho tàng vô giá, là túi khôn của nhân loại. Riêng tục ngữ vốn là những kinh nghiệm quý báu được đúc kết thành những lời súc tích nhằm khuyên bảo, rèn luyện cho ta những đức tính, tình cảm tốt đẹp trong quan hệ giữa người với người.
Nó không những góp phần hoàn thiện con người, cuộc sống hôm nay, mà còn nhắc chúng ta biết ơn, nhớ về quá khứ, nguồn gốc tổ tiên; răn dạy ta biết ơn đối với những người vun đắp cuộc sống cho chúng ta. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong những câu tục ngữ biểu hiện rõ nét lời khuyên bảo ấy. Chúng ta nhận xét gì về câu nói ngắn gọn đó?
Với từ ngữ đơn giản, mộc mạc, câu tục ngữ đã cho ta dễ cảm nhận được nghĩa của nó. Kẻ ấy đã bỏ ra biết bao công lao và mồ hôi để chăm sóc cây từ nhỏ đến khi nó đơm bông kết trái. Có khi người trồng cây chưa được hưởng thành quả của chính mình. Câu tục ngữ không chỉ gói gọn trong phạm vi nhỏ hẹp ấy, ý nghĩa của nó còn rộng nhiều hơn. Câu tục ngữ mang ý nghĩa khuyên bảo sâu sắc, kín đáo: chúng ta sống phải biết ơn những người đã tạo nên của cải vật chất và tinh thần chúng ta đang hưởng thụ.
Tục ngữ như một chân lí, một lời nhắn gửi chân thành đối với những ai đang hưởng thụ. Mọi sự vật không tự nhiên hiện hữu trên cõi đời, chúng phát xuất từ đâu, do đâu mà có? Tấm áo ta mặc là “quả” của những người dệt vải, in bông; sách vở ta đang học là “quả” của người làm giấy, người in ấn, của những nhà khoa học... Ta làm sao kể cho hết những “quả” trên đời này do những bàn tay cần cù lao động tích cực. Không những về vật chất mà cả về của cải, tinh thần, ta đã phải chịu ơn của biết bao người. Một bộ phim ta xem là do công sức của những người đạo diễn, diễn viên, người quay phim... Những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc là kết quả lao động sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ với các khối óc tuôn đầy cảm hứng văn học, là sự hiểu biết cuộc sống một cách tinh tế. Nhưng hơn hết, người trồng cây ở đây là thế hệ những người đã từng đổ máu xương để mở mang, gìn giữ, xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp từ ngàn xưa đến ngàn sau. Chúng ta là một người dân Việt Nam rất đỗi tự hào. Công lao của tổ tiên ta, của lớp người đi trước cũng như hôm nay, ta làm sao quên được. Chúng ta phải ghi khắc trong lòng những chiến công hiển hách của ông cha ta, những tấm gương sáng của bao thế hệ anh hùng, chiến sĩ đã ngã xuống cho nhân dân Việt Nam được sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc; các cháu thiếu nhi vui tươi nhảy múa, hát ca dưới ánh trăng vàng.
- Bố của Xi-mông ( Mô-pa-xăng)
- Ôn tập về truyện
Những người đã tạo nên những thành quả cho chúng ta hưởng thụ, chẳng lẽ chúng ta lại quay mặt làm ngơ, phản bội: “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy...” sống với thái độ “ăn cháo đá bát” ư? Không! Cuộc sống sẽ vô nghĩa và thiếu ý vị biết bao khi con người sống chỉ biết hưởng thụ chứ không biết nhớ ơn, chỉ biết có hiện tại mà không hề hoài niệm về quá khứ. Lòng biết ơn chính là một truyền thông, đạo lí dân tộc, là niềm tự hào kiêu hãnh của nhân dân Việt Nam từ bao đời nay. Nguyễn Trãi - một đại công thần, một danh nhân nổi tiếng về nhiều phương diện, khi đi ngang sông Bạch Đằng bồi hồi nhớ đến những người đi trước lập những chiến công, ông đã thốt lên:
Việc cũ, ngoảnh đầu ôi đã vắng
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.
Đồng thời để thể hiện lòng biết ơn ấy, chúng ta cần sử dụng những thành quả một cách có ý thức, không phung phí. Ta bảo vệ, nâng niu, trân trọng chính là trân trọng sức lao động của những người đã tạo ra thành quả. Hơn nữa, ta không chỉ nâng niu, mà còn cần phải phát huy thành quả ấy, sự nghiệp ấy để làm cho đất nước ngày càng phồn vinh, ngày càng ấm no, hanh phúc. Chúng ta lại tiếp tục “trồng cây” cho thế hệ đi sau bằng mọi sức lực và ý thức của ta.
Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có một ý nghĩa vô cùng rõ nét và phong phú. Nó có- tác dụng sâu rộng trong quần chúng nhân dân, nó thực sự là một chân lí có giá trị đạo đức hết sức to lớn, là lời khuyên bảo chí tình, chí nghĩa của ông cha ta đối với thế hệ hôm nay và mai sau. Nó chính là một cái nền vững chắc để mọi người cùng vươn lên, sống tốt đẹp hơn “Ăn khế trả vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Thế mà trong xã hội nào cũng vậy vẫn còn những tồn tại nhất định; có những kẻ vong ân bội nghĩa, những kẻ chỉ biết ăn chơi phung phí trên máu xương người khác mà không hề ân hận, một gã Lí Thông trong câu chuyện Thạch Sanh - Lí Thông là một tấm gương xấu điển hình mà mọi người đều phỉ nhổ lên án gắt gao.
Câu tục ngữ đã thấm sâu vào lòng người, để lại một ấn tượng và ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Câu tục ngữ hãy còn mãi mài ở bất cứ thời đại nào, con người vẫn cần phải ghi nhớ lời răn dạy ấy. Câu tục ngữ là hồi chuông cảnh tính những kẻ đang ngủ mê quên đi quá khứ. Nó giúp ta tự hoàn thiện nhân cách mình, đồng thời nó thể hiện một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Nguồn : INTERNET
Bạn tham khảo thôi nhé :
Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng mà ta vẫn giữ được lối sống trong sạch, thanh cao, thì thật là quý giá vô cùng. Từ ngàn đời xưa việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:
Đói cho sạch, rách cho thơm
Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Nhưng đối lập với hai cảnh tượng ấy lại là tính chất sạch và thơm . Như vậy ta cần hiểu rõ các chi tiết ấy để thấm nhuần lời dạy của ông cha ta. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Đã có biết bao người nghèo được như thế? Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.
Trong cuộc sống nhiều khi người ta vịn vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Đó chỉ là cái hình thức bên ngoài nhưng còn nhân cách và phẩm giá con người thì sao? đó mới chính là cái cốt lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Trong thực tế văn học đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhân vật Lão Hạc trong truyện Lão Hạc (Nam Cao) là một hình tượng tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng. Trước cái nghèo túng trầm trọng lão thà chết trong sạch chứ không thể để cho chính cái nghèo kia biến lão thành kẻ trộm cắp. Cái chết xót xa, đau đớn của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng có được tấm lòng và nhân cách đáng quý, thanh cao, đẹp đẽ, đáng khâm phục.
Hay nhân vật Chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), vì quá nghèo mà phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Vậy mà chị thẳng thắn ném thẳng nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn vào bảo vệ lòng chung thuỷ đối với chồng.
Tất cả những tấm gương ấy đều là những nhân cách cao đẹp. Đặc biệt trong ca dao thì hình tượng con cò trong bài ca dao con cò mà đi ăn đêm là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó cơ cực, túng thiếu đói rách nhưng biết giữ gìn tiếng thơm cho con cháu đời sau.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần giá trị câu tục ngữ trên, mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.
Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền, thì phẩm giá con người, nhân cách con người lại càng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi chúng ta quyết tâm giữ được sạch, thơm trong hoàn cảnh xã hội hiện nay quả là điều đáng quý.
HỌC TỐT !
CẬU THAM KHẢO LICK NÀY NHA :
https://h.vn/hoi-dap/question/181677.html
bạn tự viết đi