Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm :
Sáng ra, em thức dậy khoảng năm giờ. Em bước ra sân tập mấy động tác thể dục. Sau đó, em đánh răng, rửa mặt. Cũng vừa lúc mẹ dọn bữa điểm tâm lên. Em cùng mọi người ngồi vào bàn ăn sáng. Chị em lấy xe đưa em đến trường.
#Hoa_2008
Trả lời:
1, Gạch dưới các câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn sau:
Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy hết tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố , thủ đô . Tiếng chuông xe đạp lanh canh . Tiếng thùng nước ở một vòi công cộng loảng xoảng . Tiếng ve rền rĩ trong những đám lá cây bên đại lộ .
=>
Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy hết tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố , thủ đô . Tiếng chuông xe đạp lanh canh . Tiếng thùng nước ở một vòi công cộng loảng xoảng . Tiếng ve rền rĩ trong những đám lá cây bên đại lộ .
chúc bạn học tốt !
Tìm Chủ ngữ-Vị ngữ trong các câu sau
Trong vùng biển Trường Sa, tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo.
Từ in đậm là Trạng ngữ, Từ gạch chân là Chủ ngữ , còn lại là vị ngữ
. Tìm Danh từ, Động từ, Tính từ trong các từ in đậm trong đoạn thơ sau:
Sân khấu ở trên không
Giữa vòm trời lá biếc
Trên cành những nhạc công
Cùng thổi kèn náo nhiệt.
DT: Sân khấu,nhạc công,vòm trời
ĐT:thổi kèn
TT:náo nhiệt,lá biếc
HT
Tìm Chủ ngữ-Vị ngữ trong các câu sau
Trong vùng biển Trường Sa, tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo.
Từ in đậm là Trạng ngữ, Từ gạch chân là Chủ ngữ , còn lại là vị ngữ
. Tìm Danh từ, Động từ, Tính từ trong các từ in đậm trong đoạn thơ sau:
Sân khấu ở trên không
Giữa vòm trời lá biếc
Trên cành những nhạc công
Cùng thổi kèn náo nhiệt.
DT: Sân khấu,nhạc công,vòm trời
ĐT:thổi kèn
TT:náo nhiệt,lá biếc
HT
Tranh 1: Ta hình dung ra con đường đi Sa Pa ngày càng lên cao hơn, nằm chênh vênh trên sườn núi xuyên qua những đám mây, uốn quanh những ngọn thác đẹp và lượn sát những cánh rừng. Cảnh làng xóm ven đường cũng thật đẹp, thật yên ả, êm đềm với những vườn đào đang trổ hoa, với những con ngựa đẹp nhiều màu sắc được chăn thả trong vườn. Đi lên Sa Pa ta có cảm giác như đi trong cảnh tượng huyền ảo của chốn thần tiên.
- Tranh 2: Ta hình dung ra quang cảnh một thị trấn ở miền núi cao, có các em bé dân tộc ăn mặc những bộ quần áo nhiều màu đang chơi đùa. Phiên chợ đông vui, người ngựa rộn ràng nhưng tất cả lại ẩn hiện trong màn sương chiều mờ tím. Đây là cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu.
- Tranh 3. Phong cảnh cửa đường lên Sa Pa thật đẹp và luôn thay đổi, khi là lá vàng mùa thu, khi là cơn mưa tuyết trắng trên các cành đào, lê mận, khi là hoa xuân rực rỡ. Đây là sự liên tục đổi mùa, sự lạ lùng hiếm có.
đây là những j mik có thể giúp cho bạn ạ ^-^
Nội dung
Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa và tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với Sa Pa.
Câu 1
Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả những điều hình dung được về mỗi bức tranh.
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ từng đoạn văn xem mỗi đoạn văn mang nội dung gì, miêu tả điều gì?
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: Ta hình dung ra con đường đi Sa Pa ngày càng lên cao hơn, nằm chênh vênh trên sườn núi xuyên qua những đám mây, uốn quanh những ngọn thác đẹp và lượn sát những cánh rừng. Cảnh làng xóm ven đường cũng thật đẹp, thật yên ả, êm đềm với những vườn đào đang trổ hoa, với những con ngựa đẹp nhiều màu sắc được chăn thả trong vườn. Đi lên Sa Pa ta có cảm giác như đi trong cảnh tượng huyền ảo của chốn thần tiên.
- Tranh 2: Ta hình dung ra quang cảnh một thị trấn ở miền núi cao, có các em bé dân tộc ăn mặc những bộ quần áo nhiều màu đang chơi đùa. Phiên chợ đông vui, người ngựa rộn ràng nhưng tất cả lại ẩn hiện trong màn sương chiều mờ tím. Đây là cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu.
- Tranh 3. Phong cảnh cửa đường lên Sa Pa thật đẹp và luôn thay đổi, khi là lá vàng mùa thu, khi là cơn mưa tuyết trắng trên các cành đào, lê mận, khi là hoa xuân rực rỡ. Đây là sự liên tục đổi mùa, sự lạ lùng hiếm có.
Câu 2
Những bức tranh bằng lời thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy
Phương pháp giải:
Toàn bộ bài văn đều thể hiện được sự quan sát tinh tế của tác giả đối với những sự vật được miêu tả. Con có thể lựa chọn một chi tiết bất kì để cảm nhận.
Lời giải chi tiết:
- Sự quan sát rất tinh tế của tác giả thể hiện trong suốt cả bài văn. Ví dụ:
Khi tả cái thị trấn miền núi tác giả đã nêu ra một cảnh tượng đặc trưng mà phố xá dưới xuôi không bao giờ có cả.
Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.
Câu 3
Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì" của thiên nhiên?
Phương pháp giải:
Ở Sa Pa có điều gì kì diệu được thiên nhiên ban tặng.
Lời giải chi tiết:
Vì quang cảnh ở đây rất đẹp, có núi, có thác, có rừng, cây cối luôn tốt tươi, có nhiều thứ hoa quý hiếm, làng xóm yên ả thanh bình, khí hậu thì không nóng bức bao giờ, quanh năm mát mẻ hay se lạnh.
Câu 4
Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
Phương pháp giải:
Từ việc miêu tả những cảnh đẹp ở Sa Pa rất tinh tế cho con thấy được tình cảm gì cả tác giả với nơi này?
Lời giải chi tiết:
Tác giả tỏ rõ lòng thích thú, mến yêu và mê say cảnh đẹp của Sa Pa. Đó là những tình cảm thật thắm thiết, nồng nàn.
Bài đọc
Đường đi Sa Pa
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Theo NGUYỄN PHAN HÁCH
Chú thích:
- Sa Pa: một huyện thuộc tỉnh Lào Cai.
- Rừng cây âm âm: rừng cây rậm rạp, hơi tối và tĩnh mịch.
- Hmông, Tu Dí, Phù Lá: tên gọi của ba dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao.
- Hoàng hôn: lúc mặt trời lặn.
- Áp phiên: hôm trước phiên chợ.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/soan-bai-duong-di-sa-pa-trang-102-sgk-tieng-viet-4-tap-2-c118a18556.html#ixzz6rGHcdoS4
Như bao buổi tối khác, hôm đó khi đã học xong bài, em nằm trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện. Mỗi ngày mẹ đều kể chuyện cho em nghe trước khi đi ngủ. Hôm ấy, mẹ không kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn hay truyện cười. Mẹ kể chuyện của mẹ - một người trung thực.
Năm em học lớp 2, để có tiền nuôi em và các chị đi học, ngoài việc đồng áng mẹ còn tranh thủ đi mua sắt vụn nữa. Những buổi trưa, khi chuẩn bị cho 3 chị em bữa ăn sau giờ học, dặn dò từng đứa công việc buổi chiều, mẹ lại đạp xe đi đến từng nhà để mua giấy, nhựa, sắt... tất cả những gì có thể bán được không kể nắng mưa.
Mẹ kể: Có những hôm may mắn, vào gia đình người ta vừa có tiệc, mẹ mua được rất nhiều thứ, mẹ vui lắm vì lại có được thêm tiền cho các con mua thêm sách, vở. Nhưng cũng có những hôm, mẹ đến khi người ta ngủ trưa, có người tỏ ra cáu gắt, mẹ luôn bình tĩnh, nói lời xin lỗi và đi ra. Từ khi có nghề tay trái, mặc dù là buôn bán nhưng mẹ chưa để ai mất lòng.
Mẹ nhắc lại lần mẹ nhớ nhất: Hôm đó, trời cũng nắng chang chang, mẹ đang đi, có tiếng gọi: Sắt vụn, vào đây nhặt ít đồ, mẹ quay xe và vào nhặt những vỏ lon, sách cũ. Người phụ nữ bán đồ cho mẹ đã đi vào nhà, để cho mẹ tự phân loại rồi cân. Đang miệt mài phân loại giấy viết, giấy in, báo thì mẹ phát hiện một chiếc phong bì đã mở, bên ngoài có dòng chữ: Gửi con gái. Mẹ thấy bên trong vẫn có thư và hai tờ 200 nghìn. Mẹ đã biết đó là thư bố gửi cho con gái khi ông đi làm xa cùng với tiền chắc là cũng cho con mua sách vở hoặc nộp tiền học như trách nhiệm của mẹ với các con mình. Mặc dù số tiền đó bằng cả tháng mẹ đi gom sắt vụn nhưng mẹ hiểu tấm lòng của những người cha cũng đoán rằng người con vẫn dành dụm nên mẹ gọi người phụ nữ ra và trao lại cho bà.
Người phụ nữ ra nhận trong sự vui mừng và ngạc nhiên: Con gái tôi học Đại học, mỗi lần viết thư về, bố nó vẫn cho tiền để đóng học. Chắc nó để dành, lần sau về lấy, cảm ơn chị quá! Chị thật tốt bụng, cảm ơn chị rất nhiều.
Mẹ em cũng vui vẻ nói chuyện, kể về chúng tôi rồi trả tiền cho bà mặc dù bà không lấy coi như lời cảm ơn. Trước khi mẹ đi tiếp chặng đường, người phụ nữ ấy vẫn nói với theo: Cảm ơn chị, lần sau chị lại đến nhé, có gì bán được tôi sẽ để phần chị.
Mẹ kể lại câu chuyện về nghề sắt vụn của mình trong niềm vui, mẹ không nói với em bài học nhưng em biết mẹ muốn khuyên rằng: Sống phải giữ cho mình tấm lòng trong sạch, sự trung thực, không tham lam, dối trá. Em cũng đã ghi lại câu chuyện ấy vào sổ nhật lý của mình. Em rất ngưỡng mộ mẹ em.