Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài:
Hiện nay, xuất hiện nhiều nghệ sĩ ca sĩ trẻ tuổi đang nổi tiếng trong giới trẻ. Họ trở thành thần tượng trong mắt của những thanh thiếu niên và tạo ra những xu hướng mới lạ. Nhưng làm sao để thanh thiếu niên biết được cách hâm mộ thần tượng cuả mình một cách không thái quá hay làm những hành động không đúng đối với thần tượng của mình. Đó là những nghi vấn của người ngoài cuộc khi thấy những hành vi không đúng đắn của thanh thiếu niên gây ra.
II. Thân bài:
Thần tượng là hình mẫu lí tưởng, mô thức hoàn hảo trong lĩnh vực nghệ thuật mà người hâm mộ mún, học hỏi, noi theo và tiếp nối. Họ tạo nên những xu hướng mới lạ và khi đó người hâm mộ sẽ noi theo, bắt chước giống như thần tượng của mình. Những nghệ sĩ ca sĩ đánh bóng tên tuổi của mình bằng hình thức như luôn sáng tác các ca khúc, gây ra những tai tiếng xấu,… Nhưng giới trẻ lại xem đó là những điều hay mà học hỏi.
Một số các thanh thiếu niên bắt chước thái quá hoặc giống hoàn toàn với thần tượng của mình. Đó cũng là vấn đề mà các bậc phụ huynh đang lo lắng cho con em của họ. Nhưng họ lại không có thời gian chăm sóc cho con của mình nên ít quan tâm đến. Vì vậy ngày càng nhiều những hành động hâm mộ thái quá của thanh thiếu niên.
Qua các sự việc được nêu ở trên cho ta thấy được hai mặt về việc hâm mộ thần tượng ở thanh thiếu niên:sống có thần tượng cũng là một nét văn hóa. Nhưng vấn đề là nét văn hóa ấy cần được người hâm mộ thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh một cách phù hợp để giúp bản thân vươn lên, tiến bộ không ngừng.
Và thần tượng phải góp phần làm cho người hâm mộ ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, sống tốt đẹp và sống có ý nghĩa hơn. Vì vậy người hâm mộ nên học hỏi điều tốt đẹp từ thần tượng chứ không phải sùng bái một cách điên cuồng rồi đua đòi, bắt chước theo những thói hư tật xấu mà bỏ bê học hành có khi dẫn đến bệnh hoang tưởng.
III. Kết bài:
Từ những hành động của thanh thiếu niên dành cho thần tượng của mình một cách thái quá cho ta rút được kinh nghiệm: Chọn cho mình một thần tượng phù hợp để học ở đó thái độ cầu tiến, đề ra cho mình hướng đi, lối sống đúng đắn… Chứ không phải bắt chước thái quá gây phản cảm cho người khác và có khi làm hại đến bản thân mình.
Ngưỡng mộ thần tượng là một ứng xử văn hóa, biểu hiện ở các phương diện: thái độ trân trọng mến phục; hành động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán dương. Khi mến mộ thần tượng, chúng ta thường sống trong những tình cảm luôn hướng tới những điều cao đẹp. Làm gì sai trái hoặc học hành sa sút ngay lập tức mình cũng cảm thấy có lỗi . Từ đó tự mình phải biết sửa chữa và khắc phục. Tình cảm ta dành cho thần tượng là thứ tình cảm ngưỡng mộ chân thành và khâm phục chứ không phải là thứ tình cảm ồn ào, xô bồ.
Bạn theo đường link này:
https://bailamvan.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-cau-noi-nguong-mo-tuong-la-mot-net-dep-van-hoa-nhung-muoi-tuong-la-mot-tham-hoa-van-mau-lop-9
HỌC GIỎI LÊN CHỨ LƯỜI HỌC CÁI J
Trong cuộc đời chúng ta chắc hẳn ai cũng sẽ thần tượng một người, đó có thể là một cô ca sĩ hát hay nhảy đẹp, đó có thể là một doanh nhân tài ba,… Còn đối với riêng tôi người tôi thần tượng nhất chính là chị họ của mình.
Chị họ tôi tên Dương, chị con nhà bác cả, chị có vóc người nhỏ nhắn, khuôn mặt thanh thú, những đường nét trên mặt nhỏ bé, xinh xinh nhìn rất đáng yêu. Chị có mái tóc đen, dài bồng bềnh. Trán chị rộng và cao, đôi mắt đen láy và sáng, ánh lên sự thông minh, lanh lợi. Đôi môi chị bé xíu như môi em bé, lúc nào cũng hồng hồng mọng nước. Nhưng tôi thần tượng chị không phải bởi vẻ ngoài dễ thương, xinh xắn mà bởi ý chí nghị lực phi thường của chị.
Trong cuộc đời chúng ta chắc hẳn ai cũng sẽ thần tượng một người, đó có thể là một cô ca sĩ hát hay nhảy đẹp, đó có thể là một doanh nhân tài ba,… Còn đối với riêng tôi người tôi thần tượng nhất chính là chị họ của mình.
Chị họ tôi tên Dương, chị con nhà bác cả, chị có vóc người nhỏ nhắn, khuôn mặt thanh thú, những đường nét trên mặt nhỏ bé, xinh xinh nhìn rất đáng yêu. Chị có mái tóc đen, dài bồng bềnh. Trán chị rộng và cao, đôi mắt đen láy và sáng, ánh lên sự thông minh, lanh lợi. Đôi môi chị bé xíu như môi em bé, lúc nào cũng hồng hồng mọng nước. Nhưng tôi thần tượng chị không phải bởi vẻ ngoài dễ thương, xinh xắn mà bởi ý chí nghị lực phi thường của chị.
Năm chị học lớp chín, hôm ấy, trên đường đi học về, chị đã bị một người đàn ông say rượu đâm. Chân phải của chị dập nát, không còn khả năng phục hồi nữa nên buộc phải cắt bỏ đi. Nghe tin ấy gia đình tôi ai cũng thắt tim lại, hai bác khóc ngất đi, nhìn cảnh tượng đó không ai có thể kìm được nước mắt. Chị mê man, gương mặt lanh lợi hàng ngày thay thế bằng gương mặt xám ngoét, đôi môi tái nhợt, mắt nhắm nghiền. Chị tỉnh dậy sau vài ngày mê man, tôi còn nhớ mãi sự thảng thốt, hốt hoảng của chị khi phát hiện mình chỉ còn lại một chân. Chị khóc như mưa một ngày ròng, bất kể ai động viên, an ủi cũng không được. Làm sao có thể không đau đớn, xót xa cho được khi một phần cơ thể mất đi, khi tương lai phía trước đóng sầm lại. Vừa thương chị lại vừa ái ngại cho hoàn cảnh của chị, tôi chỉ biết động viên để chị nguôi ngoai.
Sau một tuần ủ dột, buồn bã, không ai có thể ngờ rằng chị lấy lại tinh thần nhanh đến vậy. Tôi bắt gặp lại con người nhanh nhẹn, luôn luôn tươi cười của chị khi xưa. Chị ăn uống đầy đủ và bắt đầu đi học lại. Nhìn chị tôi càng khâm phục và ngưỡng mộ hơn nữa. Dù đôi chân tật nguyền nhưng ý chí nghị lực của chị quả thật phi thường. Cánh cửa tương lai và hi vọng lại mở ra trước mắt khi chị xuất sắc đỗ đầu kì thi vào chuyên Anh của tỉnh. Quả thật chị đã đem đến cho tôi hết bất ngờ, ngưỡng mộ này đến bất ngờ, ngưỡng mộ khác. Vượt qua thử thách khắc nghiệt đó một cách kiên cường, dũng cảm tôi lại càng yêu quý và khâm phục bản lĩnh của chị hơn.
Chị Dương là tấm gương sáng của đại gia đình tôi để chúng tôi học tập và noi theo. Mỗi lúc có khó khăn trong học tập hay cuộc sống tôi lại nghĩ về chị để có động lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn. Quả thật mỗi giông bão trong cuộc đời là thử thách để chúng ta trưởng thành, bản lĩnh và vững vàng hơn.
Tham khảo:
Trong cuộc đời chúng ta chắc hẳn ai cũng sẽ thần tượng một người, đó có thể là một cô ca sĩ hát hay nhảy đẹp, đó có thể là một doanh nhân tài ba,… Còn đối với riêng tôi người tôi thần tượng nhất chính là chị họ của mình.
Chị họ tôi tên Dương, chị con nhà bác cả, chị có vóc người nhỏ nhắn, khuôn mặt thanh thú, những đường nét trên mặt nhỏ bé, xinh xinh nhìn rất đáng yêu. Chị có mái tóc đen, dài bồng bềnh. Trán chị rộng và cao, đôi mắt đen láy và sáng, ánh lên sự thông minh, lanh lợi. Đôi môi chị bé xíu như môi em bé, lúc nào cũng hồng hồng mọng nước. Nhưng tôi thần tượng chị không phải bởi vẻ ngoài dễ thương, xinh xắn mà bởi ý chí nghị lực phi thường của chị.
Năm chị học lớp chín, hôm ấy, trên đường đi học về, chị đã bị một người đàn ông say rượu đâm. Chân phải của chị dập nát, không còn khả năng phục hồi nữa nên buộc phải cắt bỏ đi. Nghe tin ấy gia đình tôi ai cũng thắt tim lại, hai bác khóc ngất đi, nhìn cảnh tượng đó không ai có thể kìm được nước mắt. Chị mê man, gương mặt lanh lợi hàng ngày thay thế bằng gương mặt xám ngoét, đôi môi tái nhợt, mắt nhắm nghiền. Chị tỉnh dậy sau vài ngày mê man, tôi còn nhớ mãi sự thảng thốt, hốt hoảng của chị khi phát hiện mình chỉ còn lại một chân. Chị khóc như mưa một ngày ròng, bất kể ai động viên, an ủi cũng không được. Làm sao có thể không đau đớn, xót xa cho được khi một phần cơ thể mất đi, khi tương lai phía trước đóng sầm lại. Vừa thương chị lại vừa ái ngại cho hoàn cảnh của chị, tôi chỉ biết động viên để chị nguôi ngoai.
Sau một tuần ủ dột, buồn bã, không ai có thể ngờ rằng chị lấy lại tinh thần nhanh đến vậy. Tôi bắt gặp lại con người nhanh nhẹn, luôn luôn tươi cười của chị khi xưa. Chị ăn uống đầy đủ và bắt đầu đi học lại. Nhìn chị tôi càng khâm phục và ngưỡng mộ hơn nữa. Dù đôi chân tật nguyền nhưng ý chí nghị lực của chị quả thật phi thường. Cánh cửa tương lai và hi vọng lại mở ra trước mắt khi chị xuất sắc đỗ đầu kì thi vào chuyên Anh của tỉnh. Quả thật chị đã đem đến cho tôi hết bất ngờ, ngưỡng mộ này đến bất ngờ, ngưỡng mộ khác. Vượt qua thử thách khắc nghiệt đó một cách kiên cường, dũng cảm tôi lại càng yêu quý và khâm phục bản lĩnh của chị hơn.
Chị Dương là tấm gương sáng của đại gia đình tôi để chúng tôi học tập và noi theo. Mỗi lúc có khó khăn trong học tập hay cuộc sống tôi lại nghĩ về chị để có động lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn. Quả thật mỗi giông bão trong cuộc đời là thử thách để chúng ta trưởng thành, bản lĩnh và vững vàng hơn.
Chúc bạn học tốt!
Để bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng, ta phải nêu lên tính chất, đặc điểm cơ bản, nổi bật của con người, sự vật, hiện tượng đó. Ta có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực.
Phan Thị Mỹ Tâm (sinh ngày 16 tháng 1 năm 1981) là nữ ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên người Việt Nam. Sinh ra tại Đà Nẵng, cô sớm bộc lộ năng khiếu về âm nhạc và liên tiếp giành chiến thắng tại nhiều cuộc thi ca hát lớn nhỏ lúc còn ở độ tuổi thiếu niên. Cô khởi nghiệp ca hát bằng album đầu tay Mãi yêu (2001) và album kế tiếp Đâu chỉ riêng em (2002) không lâu sau khi tốt nghiệp thủ khoa tại trường Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Album phòng thu thứ ba, Yesterday & Now (2003) giúp cô lập kỷ lục về doanh số bán ra tại thị trường trong nước.
Trong những năm còn lại của thập niên 2000, Mỹ Tâm phát hành một chuỗi các sản phẩm âm nhạc thành công về mặt chuyên môn và thương mại, bao gồm các album đề cử cho giải Cống hiến Hoàng hôn thức giấc (2005), Vút bay (album)|Vút bay (2006), Trở lại(2008). Năm 2004, Mỹ Tâm tổ chức chương trình biểu diễn "Liveshow Ngày ấy & bây giờ", có mức kinh phí đầu tư lớn nhất tại Việt Nam lúc đó. Trong thập niên 2010, cô thực hiện chuyến lưu diễn "Heartbeat" và phát hành Tâm (2013) và Tâm 9 (2018), liên tiếp gặt hái thành công thương mại. Bên cạnh việc tự sáng tác, cô còn hát các ca khúc của tác giả khác như "Tóc nâu môi trầm", "Họa mi tóc nâu", "Ước gì", "Hát với dòng sông", "Xích lô" hay "Cây đàn sinh viên".
Mỹ Tâm giành được 5 giải Cống hiến, 1 giải Âm nhạc châu Âu của MTV, 11 lần liên tiếp nhận giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" và 3 năm liên tiếp nhận giải "Gương mặt của năm" của Giải thưởng Làn Sóng Xanh. Tại sự kiện Top Asia Corporate Ball 2014 ở Kuala Lumpur, cô thắng giải "Huyền thoại Âm nhạc châu Á" và là "Nghệ sĩ có album bán chạy nhất lãnh thổ" do Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) công nhận trong năm 2014. Cô xuất hiện trong danh sách "Top 50 Phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam" (2017) do tạp chí Forbes công bố. Cô còn là ca sĩ Việt Nam đầu tiên có một album lọt vào top 10 Billboard World Album vào tháng 1 năm 2018. Mỹ Tâm còn làm giám khảo cho các cuộc thi như Vietnam Idol: Thần tượng Âm nhạc Việt Nam (2012–13), Sao Mai điểm hẹn(2010), Giọng hát Việt (2015), góp mặt trong phim truyền hình Cho một tình yêu (2010). Năm 2019, cô lần đầu đạo diễn phim điện ảnh Chị trợ lý của anh.
~Hok tốt~
1981–2000: Thuở niên thiếu và khởi đầu sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Phan Thị Mỹ Tâm sinh ngày 16 tháng 1 năm 1981 tại Đà Nẵng,[2] quê gốc tại Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.[3] Cô là con út trong một gia đình gồm có tám anh chị em.[3][4][5] Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về âm nhạc,[2] cô từng có 3 năm theo học ba lê từ lúc sáu tuổi, trước khi chuyển sang học chơi guitar và đàn organ.[6] Cho dù thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ và Đoàn đội lúc ở trường,[5][7] cô lại không xem ca hát là sự nghiệp tương lai của mình.[6]
Trong lúc học cấp 2, cô giành giải nhất cuộc thi ca hát toàn trường,[6] đoạt giải A "Liên hoan tiếng hát Miền Trung và Tây Nguyên"[8] và tiếp tục giành Huy chương vàng Giọng hát hay "Xuân 1997" toàn thành phố Đà Nẵng khi mới 16 tuổi.[3][6] Mỹ Tâm từng được chọn vào Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội tại Hà Nội,[6] nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên vào năm 1997, cô đến Thành phố Hồ Chí Minh để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc.[2][9] Cùng năm đó, cô bắt đầu theo học Hệ trung cấp chính quy Khoa thanh nhạc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.[2][10]
Từ năm 1997 đến năm 1998, cô liên tiếp tham gia những hội diễn văn nghệ và các cuộc thi giọng hát hay của Quận và Thành phố.[3] Tháng 4 năm 1998, cô đoạt giải nhất ở hai hội thi đơn ca tại quận Tân Bình và Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng 11 cùng năm, cô đến tham dự cuộc thi "Giọng ca vàng" do báo Mực Tím tổ chức.[3] Cô giành chiến thắng chung cuộc trong buổi thi chung kết với bài hát "Nhớ mùa thu Hà Nội".[7][11][12][13]
Vào đầu năm 1999, Mỹ Tâm trở thành ca sĩ độc quyền cho trung tâm Vafaco.[9] Bản thu âm đầu tiên của cô thực hiện dưới sự chỉ đạo của nhạc sĩ Nguyễn Hà,[7][9][13] với ca khúc "Nhé anh".[9] Cùng năm Mỹ Tâm cũng giành giải nhất "Hội diễn văn nghệ ngành Giáo dục TP.HCM 1999 - 2000".[8] Đến giữa năm 2000, khi vừa kết thúc hợp đồng cùng hãng Vafaco, cô đồng sáng tác bài hát đầu tay mang tên "Mãi yêu" cùng nhạc sĩ Nguyễn Quang,[3][13] "Mãi yêu" cùng phần trình bày lại nhạc phẩm "I Love You" của Céline Dion đã giúp cô đạt Huy chương Đồng tại Liên hoan Giọng ca vàng châu Á tại Thượng Hải, Trung Quốc.[7][9][13]
2001–02: Mãi yêu và Đâu chỉ riêng em[sửa | sửa mã nguồn]
Vào tháng 6 năm 2001, Mỹ Tâm tốt nghiệp thủ khoa hệ trung cấp Nhạc viện Thành phố với số điểm 9,5.[14] Để có kết quả này, cô phải hạn chế đi diễn để tập trung vào việc học tập và luyện thanh.[15] Cô phát hành album phòng thu đầu tay mang tựa đề Mãi yêu (2001).[7] Album có sự hợp tác cùng các tác giả Bảo Chấn ("Bài ca đêm"), Võ Thiện Thanh ("Sóng") hay Bảo Phúc ("Tình mãi xanh").[16] Mỹ Tâm đóng góp 2 bài hát tự sáng tác là "Mãi Yêu" và "Tình mơ", nhạc sĩ Quốc Bảo tham gia với 3 nhạc phẩm "Tóc nâu môi trầm", "Hai muơi" và "Em của tôi".[16] Mãi yêu vượt doanh số 54.000 bản.[17] Cùng năm 2001, Mỹ Tâm được Đài truyền hình Việt Nam bình chọn là "Nhân vật tiêu biểu trong năm 2001"[8] và lọt vào "Top 5 ca sĩ triển vọng" tại Giải thưởng âm nhạc Hoa Học Trò lần I do bạn đọc báo Hoa Học Trò bình chọn.[7] Mỹ Tâm còn thực hiện video âm nhạc cho "Nhé anh" và "Tình mãi xanh" trong khuôn khổ cuộc thi VTV - Bài hát tôi yêu năm đầu tiên.[18] Trong đêm trao giải diễn ra vào cuối tháng 9 năm 2002 tại Nhà hát Hòa Bình, cô giành giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" và "Bài hát được yêu thích nhất" cùng video "Nhé anh".[19]
Năm 2002, Mỹ Tâm tổ chức chuyến lưu diễn xuyên Việt đầu tiên cùng nhãn hàng Sunsilk, mang tên "Sunsilk cùng Mỹ Tâm tỏa sáng ước mơ". Chương trình diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng,[20] với dàn dựng đơn giản dành cho đối tượng học sinh, sinh viên.[21] Cũng trong năm này, cô phát hành "Cây đàn sinh viên", đĩa đơn đầu tiên do một hãng băng đĩa sản xuất tại Việt Nam.[22] Do nhạc sĩ Quốc An sáng tác,[23][24] bài hát nhanh chóng trở thành một hiện tượng trong giới trẻ và sinh viên,[17][25][26] đồng thời mang về cho Mỹ Tâm giải "Nữ ca sĩ được yêu thích nhất" tại giải thưởng Mai Vàng lần VII.[27] Vào tháng 5, cô cho phát hành đĩa đơn "Ban mai tình yêu" với hình thức của một album rút ngắn và đem về thành công với bài hát "Tình lỡ cách xa" phát hành kèm.[22] Đây được xem là đĩa đơn đầu tiên do một ca sĩ tự sản xuất tại Việt Nam.[22] Cô tiếp tục cho ra mắt đĩa đơn "Hát với dòng sông",[20] một ca khúc sáng tác bởi nhạc sĩ Quốc An và Nhất Huy.[25] Tuy không xuất hiện trong sản phẩm âm nhạc chính thức nào và chỉ trình diễn trong một số chương trình ca nhạc, "Hát với dòng sông" trở thành một trong những bài hát trứ danh cho Mỹ Tâm.[25][28] Bài hát giúp cho Quốc An giành giải "Nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích" tại lễ trao giải Làn Sóng Xanh năm 2002.[29]
Album phòng thu thứ hai của Mỹ Tâm, Đâu chỉ riêng em giới thiệu lần đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tối 17 tháng 12 năm 2002.[30] Trong album, Mỹ Tâm thể hiện lại các nhạc phẩm nước ngoài nổi tiếng: "Poupée de cire, poupée de son" và "Bang Bang (My Baby Shot Me Down)" phổ lời Việt.[31] Video âm nhạc "Giấc mơ tình yêu" mà Mỹ Tâm thực hiện cùng đạo diễn Huỳnh Phúc Điền tại mùa giải VTV - Bài hát tôi yêu thứ 2 đã thắng giải "Video được khán giả yêu thích nhất" và "Video do Hội đồng Nghệ thuật bình chọn" trong buổi lễ diễn ra vào ngày 23 tháng 12.[32][33] Lần đầu tiên Mỹ Tâm giành giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" tại giải thưởng âm nhạc Làn Sóng Xanh 2002.[29]
2003–05: Yesterday & Now và Hoàng hôn thức giấc[sửa | sửa mã nguồn]
Vào tháng 6 năm 2003, Mỹ Tâm tiếp tục cho phát hành album Yesterday & Now (tựa tiếng Việt: Ngày ấy & Bây giờ),[20][34] gồm nhiều sáng tác mới của Trần Huân ("Họa mi tóc nâu"), Võ Thiện Thanh ("Ước gì") và Lê Quang ("Niềm tin chiến thắng").[35] Được xem là "album được yêu thích rộng rãi nhất" của cô,[34] Yesterday & Now vượt 68.000 đĩa vào đầu tháng 3 năm 2005,[36][37] mà đến nay đã đạt trên 100.000 bản[34]—con số kỷ lục tại thị trường âm nhạc Việt Nam lúc bấy giờ.[20][34] Định dạng VCD của album này phá vỡ kỷ lục đĩa VCD bán ra tại thị trường Việt Nam, với hơn 80.000 bản tính đến tháng 3 năm 2005.[38] Bài hát "Ước gì" trích từ album mang về giải "Nữ ca sĩ được yêu thích nhất" tại giải Mai Vànglần IX[39] và giải Làn Sóng Xanh cho "Nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích nhất" thuộc về tác giả Võ Thiện Thanh;[28][40][41] "Niềm tin chiến thắng" là một trong các sáng tác ca khúc cổ vũ thể thao xuất hiện trong Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003, sau đó được hãng Pepsi chuyển nhượng lại làm nhạc hiệu quảng cáo cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam;[42] và "Họa mi tóc nâu" đem về cho tác giả Trần Huân giải "Nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích nhất" tại lễ trao giải Làn Sóng Xanh năm 2003.[43] Trong cùng một hạng mục giải thưởng, Mỹ Tâm còn đem về cho nhạc sĩ Võ Thiện Thanh giải "Nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích nhất" với nhạc phẩm "Xích lô";[20][43] và một giải nữa cho "Ca sĩ được yêu thích nhất".[43] Kết thúc năm 2003, Mỹ Tâm còn mang về giải "Ca sĩ được yêu thích nhất" do Vietnamnet bình chọ
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:
“Giá đây đổi phận làm trai được!"
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp đẽ, đáng yêu nhưng đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muôn nói người phụ nữ và thân phận họ. Xưa nay, phụ nữ được gọi là phái đẹp, là tinh hoa của tạo hóa. Bởi vậy, nhìn chiếc bánh trôi nước xinh xắn, ta dễ liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.
Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất công. Lễ giáo phong kiến đã tước đoạt quyền tự do, buộc họ phải sống lệ thuộc vào người khác. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Đã vậy, những thế lực đen tối luôn đẩy họ vào nghịch cảnh đau thương. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương cũng cùng chịu chung số phận với người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du: Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung!
Không được làm chủ số phận của mình, người phụ nữ nào có khác chi chiếc bánh trôi ngon hay dở là do tay kẻ làm ra nó: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.
Nhưng điều đáng nói lại là chuyện khác, chuyện tấm lòng son. Nhân bánh trôi làm bằng đường thẻ màu nâu sẫm. Khi bánh chín lớp vỏ bằng bột nếp có màu trắng trong, nhìn thấy rõ màu của nhân. Ví nhân bánh như tấm lòng son thì cái ẩn ý mà tác giả muôn gửi gắm đã bộc lộ ra. Hồ Xuân Hương muốn khẳng định rằng dù có bị chà đạp, vùi dập, dù cuộc đời có ba chìm bảy nổi đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ vẫn giữ nguyên vẹn phẩm giá cao quý của mình. Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào. Đồng thời nó như một lời thách thức ngấm ngầm mà quyết liệt với cả xã hội phong kiến bạo tàn:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Bài thơ tứ tuyệt chỉ có 4 câu, 28 chữ mà hàm chứa bao ý nghĩa. Nữ sĩ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ và thái độ dũng cảm hiếm có đã phác họa thành công chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam. Tư tưởng tiến bộ của Xuân Hương đã được thể hiện qua nghệ thuật thơ sắc sảo, điêu luyện. Điều đó khiến thơ của bà sống mãi trong lòng người đọc.
Câu 1: Văn bản biểu cảm có đặc điểm: Mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và cách đáng giá của người viết đối với con người và việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học.
+) Cách thức: Người viết phải biến đồ vật, cảnh vật, sự việc con người, ... thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình. Khai thác những đặc điểm, tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc con người nhằm bộc lộ tình cảm, sự đánh giá của mình. Có thể bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp.
Câu 2: Vai trò của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm: Dùng để khêu gợi cảm xúc, tình cảm, do cảm xúc và tình cảm chi phối chứ không nhằm kể đầy đủ sự việc. Xen kẽ với miêu tả và phát biểu cảm nghĩ.
Câu 3: Khi muốn bày tỏ tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải khắc họa đối tượng, kể về đối tượng theo một cách nào đó chẳng hạn vẻ đẹp bên ngoài, đặc điểm, phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật, sự thích thú, ngưỡng mộ, say mê từ đâu ... thì mới có cớ để bộc lộ tình cảm, thì cảm xúc mới sinh động. Cụ thể là:
- Với con người: vẻ đẹp ngoại hình,vẻ đẹp lời nói, cử chỉ, hành động, vẻ đẹp tâm hồn và tính cách.
- Với cảnh vật: vẻ đẹp riêng, ấn tượng đối với cảnh quan và con người.
Câu 4: Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa văn bản nghị luận xuất hiện dưới dạng nói và viết. Bao gồm các ý kiến nêu ra trong một cuộc họp, các bài xã luận, nghị luận, phát triển ý kiến trên báo chí, các bài phê bình, nghiên cứu, ...
- Những yếu tố cơ bản trong một bài văn nghị luận: Luận điểm, luận cứ, lập luận. Trong đó, yếu tố lập luận là yếu tố chủ yếu.
Có lẽ trong đời ai cũng từng có một thần tượng cho mình. Người thần tượng chính cha, mẹ mình.
Người lại thần tượng thầy cô giáo đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong quãng thời gian đi học. Với lớp trẻ, thần tượng của các em phần nhiều là các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng hay các siêu sao trên sân cỏ.
Nhưng cô bé lớp 7 tại một trường trung học cơ sở tại Hà Nội lại làm nhiều người bất ngờ đến xúc động khi em thần tượng bác bảo vệ gần nhà em.
Đọc bài văn của cô bé, nếu không nghe giới thiệu bé mới học lớp 7 thì có lẽ nhiều người cứ nghĩ rằng bài viết ấy của những cô cậu cấp 3.
Hành văn trôi chảy, giàu hình ảnh gợi tả, gợi cảm, cùng với những lời văn trong trẻo ngây thơ, những ngôn từ mang nhiều sáng tạo đã lột tả chi tiết chân dung một bác bảo vệ nghèo khó nhưng giàu lòng nhân hậu.
Bác luôn làm việc vất vả để cưu mang những đứa trẻ mồ côi đáng thương. Phải có sự quan sát tốt, có trái tim nhân hậu mới giúp em cảm nhận sâu sắc đến vậy.
Cô giáo dạy văn đã không tiếc khi cho em điểm 9+ cùng lời phê: “Hiểu đề, cấu trúc rõ ràng, ngôn từ phong phú, giàu cảm xúc, khả năng quan sát, đánh giá tốt. Cần phát huy!".
Chúng tôi xin giới thiệu nguyên văn bài văn này
Bài văn kể về bố khiến cô giáo nghẹn ngào
Đề văn: Hãy biểu cảm về 1 thần tượng mà em yêu thích nhất
Có thể với mọi người, thần tượng của họ sẽ là những nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng nhưng đối với em thần tượng của em chính là bác Hồng bảo vệ gần nhà em.
Bác tuy mới gần năm mươi tuổi nhưng tóc tai đã bạc trắng, khuôn mặt bác in hằn những nếp nhăn và vết chân chim đặc kín ở đuôi mắt nhưng những thứ đó chẳng thể làm lu mờ đi vẻ phúc hậu vốn có trên gương mặt bác.
Thân hình bác cao to vạm vỡ nhưng tay bác lại bị tật do di chứng của một tai nạn năm xưa.
Cơ thể bác luôn bốc lên một mùi mồ hôi khiến người khác cảm thấy khó chịu nhưng đâu ai biết rằng tấm lưng bác vất vả vì đàn con ngây dại đang ở nhà ngày ngày trông ngóng.
Từ khi còn trẻ tuổi bác đã cưu mang nhiều đứa trẻ cơ nhỡ bị bỏ rơi ngoài đường, ngoài viện hay thậm chí là những bãi rác.
Có những đứa bé bị dị tật, có những đứa bị nhiễm trùng lở loét trông rất thương nhưng bác Hồng không ngại sáng nắng chiều mưa đưa tụi nó vào bệnh viện khám, băng bó sát trùng vết thương cho các em.
Bác vừa là người cha vừa là người mẹ của các em. Từ sáng sớm bác đã đi chợ để mua đồ ăn cho hơn chục đứa trẻ ở nhà, lo cho tụi nhỏ bữa ăn xong bác còn phải bươn chải nhiều công việc để kiếm tiền mua quần áo sách vở cho các con.
Bài văn của học sinh lớp 8 làm cô giáo choáng váng
Ngoài công việc bảo vệ bác còn đi rửa bát thuê, làm xe ôm...tuy mình nghèo khó là thế nhưng bất kỳ ai cần sự giúp đỡ bác đều không ngần ngại làm hết khả năng của mình, không bao giờ bỏ qua những mảnh đời khó khăn hơn.
Nhiều khi em thấy bác ngồi thở trên vỉa hè nhưng khi có người hỏi bác lại cười rạng rỡ bắt tay vào công việc.
Đối với bác những đứa con bác cưu mang là những báu vật vô giá nhất trên đời, các em chính là động lực để bác vượt qua muôn vàn khó khăn, gian nan thử thách!
Em nhớ có 1 lần em đến thăm bác Hồng, căn nhà không quá to nhưng rất ấm cúng và ngập tràn tiếng cười.
Lúc em đến bọn trẻ rất nồng nhiệt và lễ phép, tuy một số em bị khiếm khuyết trên cơ thể nhưng tâm hồn đã được bác nuôi dưỡng đủ đầy từ chính tình yêu thương sâu trong trái tim.
Bác và các em hát bài "Bố là tất cả" cho em nghe, những giai điệu hồn nhiên là thế nhưng không hiểu sao nước mắt em trực trào ra.
Các em nhỏ thật may mắn khi gặp được bác, biết đâu bác lại chính là Đức Phật đang đi nghỉ phép.
Hâm mộ một người nào đó đơn giản lắm, chẳng cần người ta quá tài giỏi, chẳng cần người ta có ngoại hình đẹp, chẳng cần người đó đã cho mình cái gì, chỉ cần người đó có tâm hồn đẹp, biết yêu thương suy nghĩ đến người khác đã khiến chúng ta ngưỡng mộ lắm rồi.
Cho đi bao nhiêu nhận lại bấy nhiêu. Bác Hồng đã cho đi sức khỏe và thời gian của mình, những gì bác nhận lại cũng thật ấm áp, những bóng hình bé nhỏ chiều chiều lại tíu tít quây quần bên bác thật đáng yêu làm sao.
Em mong rằng về sau em sẽ trở thành một người như bác chịu thương chịu khó và có tấm lòng bao dung nhân hậu.
Bác Hồng thần tượng của cháu, bác hãy luôn khỏe mạnh và sống thật hạnh phúc bên mái ấm bé nhỏ của bác nhé!
Cháu mong rằng các con của bác khi lớn lên chúng sẽ luôn nhớ rằng ở mái nhà nhỏ kia luôn có bác đứng đợi, là chỗ dựa tinh thần vững chãi nhất và không có ai phải cô đơn một mình giữa cái xã hội đầy sự đấu đá này!".
bài khác đc ko bài này mk biết rồi