K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1 2022

tham khảo

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người.

Theo Lê-nin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan, đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh lại và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.

Đặc điểm của vật chất:

– Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận động.

– Không có vận động ngoài vật chất và không có vật chất không có vận động;

– Vật chất vận động trong không gian và thời gian;

– Không gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể và là hình thức tồn tại của vật chất.

Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Ý thức mang bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, chính là sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ động thế giới khách quan và bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:

Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức

Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất. Ý thức là sự phản ánh lại của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi phối, quyết định của vật chất. Bên cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất.

Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiệu của ý thức. Điều này có ý nghĩa là ý thức mang những thông tin về đối tượng vật chất cụ thể. Những thông tin này có thể đúng hoặc sai, đủ hoặc thiếu, sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác động của vật chất lên bộ óc con người.

Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất

Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại cật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ không bị vật chất gò bó mà có thể tác động làm thay đổi vật chất.

Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện ở vai trò của con người đối với khách quan. Qua hoạt động của con người, ý thức có thể thay đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo nhu cầu phát triển của con người. Và mức độ tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí, điều kiện, môi trường… và nếu được tổ chức tốt thì ý thức có khả năng tác động lớn đến vật chất.

 

Ý thức không thể thoát ly hiện thực khách quan, sức mạnh của ý thức được chứng tỏ qua việc nhận thức hiện thực khách quan và từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu ý chí để hoạt động của con người có thể tác động trở lại vật chất. Việc tác động tích cực lên vật chất thì xã hội sẽ ngày càng phát triển và ngược lại, nếu nhận tức không dùng, ý thức sẽ kìm hãm lịch sử.

Ý nghĩa phương pháp luận

– Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động

Tri thức mà con người thu nhận được sẽ thông qua chu trình học tập, nghiên cứu từ các hoạt động quan sát, phân tích để tác động vào đối tượng vật chất và buộc những đối tượng đó phải thể hiện những thuộc tính, quy luật.

Để cải tạo thế giới khách quan đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để có thể đánh giá, xác định phương hướng biện pháp, kế hoạch mới có thể thành công.

Bên cạnh đó cần phải tránh xa những thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, niềm tin mà không nghiên cứu đánh giá tình hình đối tượng vất chất.

 

– Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.

 

Con người muốn ngày càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải luôn chủ động, phát huy khả năng của mình và luôn tìm tòi, sáng tạo cái mới. Bên cạnh đó, con người phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và không bỏ cuộc giữa chừng.

Con người tuyệt đối không được thụ động, ỷ lại trong mọi trường hợp để tránh việc sa vào lười suy nghĩ, lười lao động.

Ví dụ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Ý thức có tính độc lập tương đối, tính năng động sáng tạo có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người, vì vậy cùng với việc xuất phát từ hiện thực khách quan, cần phát huy tính năng động chủ quan, tức là phát huy mặt tích cực của ý thức, hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.

Ví dụ: Trước khi thực hiện một trận đánh chung ta làm quyết tâm thư; thực hiện tự phê bình và phê bình; rút ra các nhược điểm để tiến bộ, khắc phục những mặt tiêu cực. Thực hiện giáo dục nhận thức thông qua các phong trào, thực tiễn tư tưởng cục bộ địa phương và đạo đức giả.

 

Hay, giữa vật chất và ý thức chỉ có những mặt đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thức luận. Bên ngoài lĩnh vực đó, sự phân biệt là tương đối. Vì vậy một chính sách đúng đắn là cơ sở để kết hợp hai điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Cảm ơn Quý khách hàng đã theo dõi bài viết.

26 tháng 1 2022

Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:

Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức

Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất. Ý thức là sự phản ánh lại của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi phối, quyết định của vật chất. Bên cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất.

Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiệu của ý thức. Điều này có ý nghĩa là ý thức mang những thông tin về đối tượng vật chất cụ thể. Những thông tin này có thể đúng hoặc sai, đủ hoặc thiếu, sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác động của vật chất lên bộ óc con người.

Bài tập thực hành. a) Mỗi tổ tiến hành khảo sát thực tiễn việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn nơi mình sinh sống (những việc gì trên thực tế dân được biết, việc gì dân được bàn. Việc gì dân được quyết định và việc gì dân được giám sát); cách thức thực hiện các việc đó như thế nào? b) Mỗi tổ cử một, hai bạn làm nhiệm vụ của các đại diện học...
Đọc tiếp

Bài tập thực hành.

a) Mỗi tổ tiến hành khảo sát thực tiễn việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn nơi mình sinh sống (những việc gì trên thực tế dân được biết, việc gì dân được bàn. Việc gì dân được quyết định và việc gì dân được giám sát); cách thức thực hiện các việc đó như thế nào?

b) Mỗi tổ cử một, hai bạn làm nhiệm vụ của các đại diện học sinh để thu thập ý kiến, nguyện vọng của các bạn trong tổ, sau đó tham gia thảo luận với các đại diện của các tổ khác, cuối cùng đưa ra nghị quyết chung của lớp về các vấn đề mọi người cùng quan tâm như: cách tổ chức ôn thi tốt nghiệp, nghe giới thiệu hướng nghiệp tại địa phương, hoạt động văn nghệ, thể thao để chia tay với trường,…

0
Em hãy tìm câu trả lời đúng trong các bài tập sau đây: 8.1. Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là: a. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình. b. Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình. c. Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau...
Đọc tiếp

Em hãy tìm câu trả lời đúng trong các bài tập sau đây:

8.1. Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:

a. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.

b. Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.

c. Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.

d. Chỉ người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.

e. Chỉ người vợ mới có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái.

g. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

8.2. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là:

a. Lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích chung của gia đình, dòng họ, trên nói dưới phải nghe.

b. Vai trò của người chồng, người cha, người con trai trưởng trong gia đình được đề cao, quyết định toàn bộ công việc trong gia đình.

c. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.

d. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.

e. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.

8.3. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:

a. Mọi công dân không phân biệt giới tính, độ tuổi đều được Nhà nước bố trí việc làm.

b. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.

c. Chỉ bố trí lao động nam làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

d. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.

e. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.

2
2 tháng 4 2017

8.1: Đáp án c và g

8.2: Đáp án c và e

8.3: Đáp án: b, e.

12 tháng 4 2017

8.1: Đáp án c và g

8.2: Đáp án c và e

8.3: Đáp án: b, e.


22 tháng 1 2022

 VÍ DỤ :Trong ĐỜI SỐNG XÃ HỘI có câu: thực túc, binh cường, có thực mới vực được đạo.

+ Vật chất Quết định nguồn gốc ý thức: Nghĩa là não người là dạng vật chất cao có tính chất của vật chất là cơ quan phản ánh để hoàn thành ý thức

+ Vật chất quyết định Sự biến đổi ý thức: Ý thức là cái phản ánh, vật chất là cái được phản ánh khi cái được phản ánh biến đổi thì cái phản ánh cũng phải biến đổi theo.

* Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động con người cụ thể nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm ở một mức độ nhất định, các điều kiện vật chất góp phần cải tạo hình thức khách quan.

22 tháng 1 2022

VD:  Trước khi thực hiện một trận đánh chung ta làm quyết tâm thư; thực hiện tự phê bình và phê bình; rút ra các nhược điểm để tiến bộ, khắc phục những mặt tiêu cực. Thực hiện giáo dục nhận thức thông qua các phong trào, thực tiễn tư tưởng cục bộ địa phương và đạo đức giả

24 tháng 6 2018

Đáp án: B

20 tháng 8 2017

Đáp án: B

26 tháng 7 2017

Đáp án: B

26 tháng 5 2022

chọn d

Em hãy tìm câu trả lời đúng trong các bài tập sau đây. 8.1. Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là: a. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.    b. Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.    c. Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến...
Đọc tiếp

Em hãy tìm câu trả lời đúng trong các bài tập sau đây.

8.1. Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:

a. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.

   b. Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.

   c. Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.

   d. Chỉ người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.

   e. Chỉ người vợ mới có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái.

   g. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

8.2. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là:

   a. Lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích chung của gia đình, dòng họ, trên nói dưới phải nghe.

   b. Vai trò của người chồng, người cha, người con trai trưởng trong gia đình được đề cao, quyết định toàn bộ công việc trong gia đình.

   c. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.

   d. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.

   e. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.

8.3. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:

   a. Mọi công dân không phân biệt giới tính, độ tuổi đều được Nhà nước bố trí việc làm.

   b. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.

   c. Chỉ bố trí lao động nam làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

   d. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.

   e. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.

1
24 tháng 8 2018

8.1: Đáp án c và g

   8.2: Đáp án c và e

   8.3: Đáp án: b, e.

11 tháng 10 2019

Đáp án: C