K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2021

Trình bày hiểu biết của em về từ và cấu tao từ trong tiếng việt

  • Từ là ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
  • Đơn vị cấu tạo từ là tiếng.
  • hok tốt
7 tháng 5 2019

Em thấy việc bảo vệ thiên nhiên là một việc rât quan trọng. Bảo vệ góp phần giảm ô nhiêm ko khí để ta có ô-xi.giúp cho môi trường xanh sạch đẹp.không khí trong lành hơn,cho ta cảm giác dễ chịu.........

còn lại bn viết thêm nha,mik chỉ có zậy thôi

11 tháng 9 2019

\(\text{Cách giải nghĩa ở đây học hỏi có hai nghĩa và giải nghĩa là từ 'học' Từ đồng nghĩa với học hỏi : Học tập Từ học hỏi là từ biểu thị vậy }\)

1. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dượng Hương Thư  qua văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng.2. Qua văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê, viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về câu nói của thầy Ha-men: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được...
Đọc tiếp

1. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dượng Hương Thư  qua văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng.

2. Qua văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê, viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về câu nói của thầy Ha-men: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù... ". Qua đó em có suy nghĩ  về tiếng nói dân tộc?

3. Qua văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê, viết 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về diễn biến tâm trạng của nhân vật Phrăng.

4. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh Bác qua khổ thơ 1,2,3 của bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ".

5. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về sự gắn bó của cây tre với đời sống của con người qua văn bản "Cây tre Việt Nam" của Thép Mới.

 

*Bạn nào có viết trong vở được cô chấm rồi thì lấy ra trả lời dùm mình nha, lấy trên mạng ít thôi :))

0
1. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dượng Hương Thưqua văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng.2. Qua văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê, viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về câu nói của thầy Ha-men: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa...
Đọc tiếp

1. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dượng Hương Thưqua văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng.

2. Qua văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê, viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về câu nói của thầy Ha-men: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù... ". Qua đó em có suy nghĩ  về tiếng nói dân tộc?

3. Qua văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê, viết 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về diễn biến tâm trạng của nhân vật Phrăng.

4. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh Bác qua khổ thơ 1,2,3 của bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ".

5. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về sự gắn bó của cây tre với đời sống của con người qua văn bản "Cây tre Việt Nam" của Thép Mới.

 

*Bạn nào có viết trong vở được cô chấm rồi thì lấy ra trả lời dùm mình nha, lấy trên mạng ít thôi :))

0
13 tháng 4 2020

- Họ rất can đảm, hết lòng vì tính mạng của nhân dân nè ._.

14 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Có bao giờ bạn tự hỏi, điều gì gắn kết con người với con người? Điều gì khiến họ trở nên đẹp hơn, thay vì những sự ích kỷ, vị kỉ của bản thân có lúc bị lấn át? Trên đời thiện và ác luôn song hành, làm thế nào để ta luôn chiến thắng chính mà và trở nên tốt đẹp hơn? Đọc xong câu chuyện Người ăn xin, dường như ta nhận thêm một điểm sáng nữa về lòng nhân ái của con người.

Câu chuyện về người ăn xin là một thông điệp ngắn và ý nghĩa. Nội dung xoay quanh cuộc đối thoại giữa một người đàn ông ăn xin già, với bộ dạng thương tâm, đôi mắt đỏ hoe, giữa tiết trời lạnh giá, đôi mắt ông giàn giụa, và đôi môi tái nhợt đi vì lạnh. Bộ dạng thảm hại đó càng toát lên qua trang phục của ông, sự tơi tả, thiếu thốn vô cùng tội nghiệp. Một người đi tới, khi đó ông chìa tay ra xin. Nhưng không may, người đó lại chẳng còn gì trong người, không tiền, không khăn tay, không gì hết. Người ăn xin già vẫn ở đó, đợi chờ, hi vọng một điều gì đó sẽ giúp lấy mình. Ta còn đang tưởng như câu truyện sẽ là một nỗi buồn dành cho người ăn xin ấy. Nào ngờ, người qua đường chìa bàn tay và nắm lấy đôi bàn tay đang run rẩy vì lạnh của ông lão. Tự nhiên ta thấy cảm động, ta hiểu đó là một sự quan tâm, một sự cảm thương sâu sắc giữa người qua đường ấy với ông lão ăn xin tội nghiệp đang chịu lạnh. Đôi tay nắm lấy, và người qua đường ấy có nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.” Vậy đấy, một tấm lòng nhân hậu, nếu không có gì thì sao? Tại sao người đó lại phải xin lỗi một ông lão ăn xin già, một người dưng trên đường, một người chưa từng mang lợi ích gì cho cuộc sống của mình. Nhưng rồi, ông lão đáp lại: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”

Đọc câu truyện đến đây, dường như ta được vỡ lẽ ra một điều. Đó thật sự không chỉ là một hành động của một tấm lòng nhân hậu tuyệt đẹp, đó còn là một sự cảm thương, yêu thương sâu sắc giữa người và người. Giữa mùa đông lạnh giá, cậu bé qua đường đã mang lại một món quà vô giá cho người ăn xin. Cái nắm tay trìu mến và cảm động, gợi một sự ứng xử cao đẹp, nhân ái. Và khi trao món quà ấy, hơi ấm từ người ăn xin cũng truyền lại cho cậu, cả hai đã tặng cho nhau một món quà từ tình thương, một sự sẻ chia, đùm bọc.

Câu truyện không dài, nhưng đọng lại cho ta nhiều dư ba vô cùng quý giá. Rốt cuộc cho và nhận. Không chỉ đơn thuần là những món quà từ vật chất, món quà của tinh thần có khi còn quan trọng và trìu mến hơn nhiều. Ta dành tình thương, ta nhận lại tình yêu, ta ban hạnh phúc, ta nhận lại niềm vui, có khi chỉ là một câu nói, hay một cử chỉ đẹp tất cả đều đáng quý, đáng ngợi ca và trân trọng. Qua đó, dạy cho ta hãy biết cách sống yêu thương, hãy biết sẻ chia và cảm thông cho những số phận không may khác. Hãy luôn biết chia sẻ và ban tặng hạnh phúc, ta nhận lại sẽ là hạnh phúc và niềm vui của chính mình. Hãy luôn biết tôn trọng, và quan tâm tới mọi người. Phê phán những ai sống vô cảm, thờ ơ, thiếu tôn trọng người khác.

Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, và không phải ai cũng may mắn được sinh ra một gia đình có hoàn cảnh khá giả. Vì vậy, hãy biết quan tâm chia sẻ nhiều hơn tới cộng đồng. Vun đắp cho mình một nhân cách, tấm lòng đẹp, đó quả là một điều đáng quý, cảm ơn câu chuyện về người ăn xin, đã dạy cho ta một bài học nhân văn vô giá.

9 tháng 6 2020

hmmm...đoạn văn đâu ạ ?

15 tháng 6 2018

bài đọc Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đâu?

15 tháng 6 2018

Bài đọc : Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ sống trong tình trạng như thế cho tới ngày thứ bảy thì không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố cất tiếng: – Chúng ta suy nghĩ và hành động sai lầm rồi các cháu ạ! Chúng ta không làm để kiếm thức ăn nuôi lão Miệng thì chúng ta cũng tê liệt cả. Lão Miệng tuy không làm nhưng lão có công việc là nhai. Như thế cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Từ trước đến nay, chúng ta sống gắn bó thân thiết với nhau, nay tự dưng lại gây nên chuyện. Lão Miệng có cái ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn lên được. Theo ý bác, chúng ta nên đến nói lại với lão Miệng, các cháu có đi không?

 

5 tháng 11 2018

Câu 1:

Ngày 20-11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Câu 2:

là thầy Nguyễn Ngọc Kí (quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định)
em đã học được từ thầy phải tin yêu hơn vào cuộc sống của mình không nên chán nản mà phải quyết tâm, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

Câu 3:

Phong trào " Dạy tốt học tốt" là phong trào  được toàn ngành giáo dục quan tâm nhất.

Câu 4:

Nghề dạy học là một nghề cao quý. Ở bất cứ xã hội nào của bất cứ Quốc gia, dân tộc nào, vị trí của người thầy luôn được xã hội tôn vinh. Đồng hành với nghề dạy học là sự hy sinh âm thầm lặng lẽ của những người thầy, người cô trong sự nghiệp trồng người. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, thầy cô chính là những người lái đò cần mẫn, miệt mài chở con thuyền trí tuệ qua sông, đưa học trò đến bến đỗ bình an, gieo mầm tri thức, chắp cánh ước mơ của tuổi trẻ để những học trò sẽ trở thành người công dân có ích cho xã hội.

 Mỗi năm khi tháng 11 đến, trong lòng mỗi thầy cô và từng học trò đều có nhiều cảm xúc: Nhớ về thời đi học, nhớ về thầy cô, nhớ về bạn bè cũ. Bản thân tôi tiếp bước theo nghề giáo, thời gian 20 năm trong nghề đã có rất nhiều kỷ niệm với đồng nghiệp, với học trò trong sự nghiệp trồng người ... Các thế hệ học sinh đã trưởng thành vẫn luôn nhớ về trường, về thầy cô giáo cũ. Nhiều học sinh tuy không còn học tại trường nhưng vẫn thể hiện tình cảm quý mến, lòng kính trọng, sự biết ơn đối với thầy cô.

Những tình cảm, những kỷ niệm về tình thầy trò là món quà có ý nghĩa đối với mỗi thầy cô, khiến chúng tôi thực sự xúc động, xua tan áp lực của công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.

Nhân ngày nhà giáo Việt 20-11, tôi muốn nhắn nhủ đến các học trò thân yêu của mình:"Người thầy không thể nào dạy tốt được khi không có sự đồng cảm và sẻ chia từ phía học sinh. Các em chính là nguồn cảm hứng, là động lực đến trường và thực hiện công tác của người thầy".

Các em là nguồn sức mạnh để chúng tôi dành trọn tâm huyết với nghề Xin gửi lời cảm ơn tới các học trò vì các em đã đem đến cho chúng tôi thật nhiều kỷ niệm với tiếng cười, ánh mắt và một tâm hồn trong sáng không dễ gì tìm thấy ở một nghề nào khác.

Ngày nay, chúng ta đang sống và làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo (Vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đào tạo theo nhu cầu xã hội...), đòi hỏi người thầy phải có bản lĩnh, sống có lý tưởng để vừa giữ được phẩm chất của nhà giáo, vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

Mỗi thầy cô là một người gieo hạt giống trí tuệ vào tâm hồn trong sáng của lớp lớp thế hệ học sinh. Nhà thơ Quách Mạt Nhược - Trung Quốc đã từng nói về nghề giáo: "Mặt trời mọc, mặt trời tắt. Trăng tròn rồi trăng lại khuyết. Nhưng ánh sáng người thầy không bao giờ tắt".