Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Không biết tự khi nào, tôi đã say sưa với những ca từ ấy, những lời hát đẹp của một bài hát đẹp.Ngay từ lúc lọt lòng, mẹ đã truyền cho ta ngọn lửa yêu thương quê hương Đất Nước bằng bao bài ca dao dân ca chân chất quê mùa:"Ầu ơ, ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi...".Để rồi theo mỗi bước đường đời, ngọn lửa ấy bùng cháy, thôi thúc ta sống cho quê hương và sống với quê hương.Thế nhưng giữa cuộc sống xô bồ hiện tại, thời buổi mà con người ta dám mua bán danh vọng,danh dự để chạy theo đồng tiền, sao lại có bài hát giản dị, mộc mạc như thế?Cảm động, xao xuyến, tự hào và da diết nhớ thương là tất cả những cảm xúc của tôi mỗi khi nghe bài hát "quê hương" của Giáp Văn Thạch phổ thơ Đỗ Trung Quân.Bắt đầu từ câu hỏi ngu ngơ của trẻ nhỏ"quê hương là gì hở mẹ?", bài hát cứ chảy tràn vào tận mọi ngóc ngách tâm hồn chúng ta nhiều cảm nhận.Quê hương không phải là cái gì đó xa xôi,mơ hồ mà rất gần gũi,đơn sơ nhưng đẹp đến lạ lùng."Một chùm khế ngọt" của tuổi thơ vui thỏa tiếng cười,"một con đường đi học"nên thơ trải đầy hoa nắng,và chỉ"một cánh diều bay" cũng đủ nâng cánh trẻ thơ bay vào chân trời mơ ước.Thế đấy,chỉ bấy nhiêu ấy thôi,cả thơ và nhạc cùng giao hòa để rồi hôm nay có một Tôi bồi hồi, xao xuyến.Không chỉ có thế, quê hương còn ấp ủ dáng hình của mẹ,con đường mẹ đi về sau bao vất vả của cuộc mưu sinh chỉ một "cầu tre nhỏ" nhưng sao mà đẹp vậy với"nón lá nghiêng che".Khi nghe câu hát ấy,tôi đã không khỏi chạnh lòng bởi có được tôi của ngày hôm nay,lưng mẹ đã phải còng xuống để nâng lưng tôi thẳng đứng,đôi mắt mẹ đã hằn nhiều vết chân chim để mắt tôi lấp lánh, rạng ngời.Vì vậy, tôi đã thầm cảm ơn nhà thơ và người nhạc sĩ đã cho tôi có những phút giây thiêng liêng về mẹ và quê mình.Và như câu kết của bài"quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người",tôi nghĩ ai đã từng xa quê sẽ có lúc chạnh lòng khi nhớ về tuổi thơ,về mẹ và bữa cơm chiều đầm ấm.Cũng giống như có một câu nói"không ai tắm hai lần trên một dòng sông,dòng đời đưa ta đi qua rất nhiều nơi với biết bao vẫy gọi nhưng"tất cả mọi dòng sông đều chảy",đó là dòng sông của lòng người, nó có thể cuốn đi những ưu phiền và bồi đắp phù sa của niềm vui sống.Cảm ơn đời đã cho ta có mẹ và có một "quê hương"...
Khổ thơ trên thể hiện , nói về quê hương yêu thương. Khổ thơ sử dụng biện pháp tu từ liệt kê để nói về quê hương như: "Quê hương là 1 tiếng ve", "Quê hương là 1 góc trời tuổi thơ " , " Quê hương là tiếng sáo diều", "là cánh cò trắng chiều chiều chân đê", chỉ với 1 biện pháp đó , tác giả đã thể hiện rõ tình cảm của mình với quê hương, cho thấy tác giả yêu quý từ quê mình từ những điều giản đơn nhất. Quê hương của tác giả qua lời kể vô cùng đẹp, đầy màu sắc tươi mới, sống động. Với những hình ảnh như Dòng Sông quê, Cánh cò trắng, lời ru của mẹ,... khơi gợi cho em những hồi ức của tuổi thơ khi còn nhỏ. Bài thơ trên cho em 1 cảm nhận sâu sắc, thú vị và cũng rất xúc động với những lời thơ hay, bay bổng, giúp em càng gắn bó với quê hương hơn, càng thêm yêu quý mảnh đất xinh xắn này.
Câu 5 nghĩa của từ được diễn đạt cụ thể trong văn cảnh ,cách hiểu của em về"cánh đồng vàng"
Là gì
Câu 1 :
Thể thơi lục bát , phương thức biểu đạt biểu cảm
Câu 2 :
Là cánh cò chiều chiều chân đê
Miêu tả cánh cò lúc buổi chiều
Câu 3 :
Quê hương là nơi chứa đầy kỉ niệm đẹp tuổi thơ của tác giả
Câu 4 :
Quê hương này xanh mát , lâu đời và nhiều thiên nhiên
Câu 5 :
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
D
D