Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp tu từ :
- Điệp ngữ " ước làm " nhắc lại 4 lần
- Điệp ngữ " một " nhắc lại 3 lần
Tác dụng : nhấn mạnh thi nhân có nhiều ước muốn để cống hiến, xây dựng quê hương, đất nước
Ước làm một hạt phù sa
Ước làm một tiếng chim ca xanh trời
Ước làm tia nắng vàng tươi
Ứớc làm một hạt mưa đâm chồi
+ Điệp từ ''ước làm'' nhắc lại 4 lần
=> Tác giả có rất nhiều điều ước, nhiều điều muốn làm, muốn làm hạt phù sa; làm tiếng chim ca; làm tia nắng vàng tươi; làm hạt mưa để cho cây đâm chồi nảy lộc...
+ Điệp từ ''một'' nhắc lại 3 lần
Phân tích :" Tưởng người ... người ôm ." Qua khổ thơ em hiều gì về những phẩm chất tốt đẹp của Kiều .Qua đó , em hãy nhận xét về chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du.
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
- Đi vào phân tích.
Về chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du, hãy làm rõ những ý sau :
- Xót xa : Ông xót xa trước số phận bi thảm của Kiều, khắc họa sâu sắc tâm trạng của Kiều.
- Phê phán : tái hiện cuộc sống, cảnh ngộ của Kiều, từ đó phê phán xã hội phong kiến lúc bấy giờ ra sao?
- Trân trọng và cảm thông : thái độ của tác giả đối với Thúy Kiều cũng như đối với số phận những người phụ nữ thời phong kiến nói chung.
Tạm quên đi những chia xé trong lòng, Kiều nhớ về những người thân:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Trái với những quy định phong kiến, Kiều nhớ về người yêu rồi mới nhớ cha mẹ. Trong lúc này, nỗi đau dứt tình người yêu như còn rớm máu, kỉ niệm như còn mới đây thôi. Hơn thế nữa Kiều lại bị Mã Giám Sinh làm nhục, sau đó bị đưa vào chốn lầu xanh nên nỗi đau lớn nhất của nàng lúc này là:
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Chính bởi thế mà người đầu tiên nàng nghĩ tới là chàng Kim. Với cha mẹ, nàng đã hi sinh bán mình nên phần nào đã đáp đền được ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, nàng là kẻ phụ tình, lỗi hẹn. Trong tâm cảnh như thế, để Kiều nhớ chàng Kim trước là sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ tới người yêu là nhớ tới đêm trăng thề nguyền. Vừa mới hôm nào, nàng cùng chàng uống chén rượu thề nguyền son sắc, một lòng cùng nhau một đời mà nay mối tình duyên đã chia lìa đột ngột. Câu thơ như có nhịp thổn thức của trái tim rỉ máu. Kiều đau đớn hình dung Kim Trọng vẫn ngày ngày hướng về nàng để chờ tin mà uổng công vô ích. Càng nhớ chàng Kim bao nhiêu thì Kiều lại thương cho thân mình bấy nhiêu. Thương mình bơ vơ bên trời góc bể, càng nuối tiếc mối tình đầu, nàng hiểu rằng tấm son mà nàng dành cho chàng Kim chẳng bao giờ nguôi ngoai. Không chỉ vậy mà tấm son đã bị hoen ố của nàng đến khi nào mới rửa cho được. Trong nỗi nhớ còn có cả nỗi xót xa, ân hận. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn, Kiều đã tạm để nỗi lòng mình lắng xuống và nhớ tới Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng chung thuỷ của một con người.
Nếu khi nhớ tới Kim Trọng, Kiều tưởng thì khi nghĩ tới cha mẹ Kiều xót:
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Nàng thương cha mẹ từ bấy đến nay vẫn sớm chiều tựa cửa ngóng chờ tin của đứa con lưu lạc. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể quạt nồng ấp lạnh, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Thành ngữ quạt nồng ấp lạnh, điển cố Sân Lai, gốc tử đều nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nàng tưởng tượng nơi quê nhà tất cả đã đổi thay. Cha mẹ thì mỗi người thêm một già yếu mà nàng thì chẳng thể ở bên chăm sóc. Giờ đây khoảng cách không gian giữa nàng và cha mẹ là cách mấy nắng mưa. Thiên nhiên không chỉ tàn phá cảnh vật mà còn tàn phá cả con người. Lần nào khi nhớ tới cha mẹ, Kiều cũng nhớ ơn chín chữ cao sâu và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Nỗi nhớ của nàng được gửi vào chiều dài thời gian, vào chiều sâu không gian bởi vậy mà càng thêm da diết, sâu xa. Dù đau buồn bất hạnh nhưng trái tim Kiều đầy yêu thương, nhân hậu, vị tha. Nàng là người tình chung thuỷ, là người con rất mực hiếu thảo, là người có tấm lòng vị tha đáng trọng. Hai nỗi nhớ được biểu hiện khác nhau đó cùng là sự cảm thông lạ lùng của nhà thơ, tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đối với con người.
Trong nỗi cô đơn tuyệt đối ấy, Kiều cảm thấy xa cách, hoang vắng, một mình một bóng bơ vơ, bị giam cầm cách biệt nơi đất khách quê người, xa quê hương, xa người yêu của mình:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Ở lầu Ngưng Bích Kiều đã nhớ về Kim Trọng trước, đó là một nét bút đặc sắc, độc đáo và phù hợp với tâm lí, thể hiện tấm lòng chung thủy của Kiều. Các từ ngữ “tưởng”, “trông”, “chờ” trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Kiều đã làm bật lên nỗi nhớ Kim Trọng khôn nguôi của nàng. Kiều càng nhớ về lời thề đôi lứa, lời hẹn ước trăm năm ở vườn Thúy lại càng thương cho Kim Trọng. Chén rượu thề như còn đây mà nay mỗi người như mỗi ngả khiến nàng ân hận, xót xa như kẻ phụ tình. Nàng tưởng tượng Kim Trọng đang hướng về mình, “rày trông mai chờ” uổng công vô ích khiến nàng càng thêm xót xa, càng thấp thỏm lo âu. Dù cho mỗi người một phương nhưng tình cản, tấm lòng son của nàng dành cho Kim Trọng là mãi mãi, không thể phai mờ. Càng nghĩ Kiều càng lo lắng, khiến nàng bật lên câu hỏi tu từ không biết trên bước đường trôi dạt nơi “bên trời góc bể” , bao giờ nàng mới có thể gột rửa sạch những hoen ố của tấm lòng son chung thủy để có thể đáp lại tình yêu của Kim Trọng dành cho nàng.
Ở nơi lầu cao ấy, nàng cũng không nguôi nhớ thương, lo lắng cho cha mẹ của mình:
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Với ngôn ngữ độc thoại, kết hợp với lối viết cổ, tâm trạng ngổn ngang của Kiều hiện lên thật rõ nét. Các từ ngữ “hôm mai”, “cách mấy nắng mưa” chỉ nỗi nhớ mong cha mẹ dài theo năm tháng của nàng. Kiều xót thương cha mẹ mình ngày đêm lo lắng, “tựa cửa hôm mai” mong ngóng tin nàng, sợ cha mẹ già yếu ở nhà, không ai chăm sóc, phụng dưỡng. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, cùng với điển tích “Sân Lai”, “Gốc tử” đã nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ mình. Nàng lo sợ ở nơi quê hương, mọi thứ đã đổi thay, cha mẹ nàng lại ngày càng già yếu nên nàng vô cùng day dứt, áy náy vì chưa làm tròn bổn phận phụng dưỡng cha mẹ của người con. Từ đó tấm lòng vị tha và hiếu thảo của Kiều đã hiện lên thật rõ nét. Trong cảnh ngộ bị giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích, lưu lạc nơi chân trời góc bể, Kiều là người đáng thương nhất. Thế nhưng với tâm hồn cao đẹp của mình, nàng luôn hi sinh bản thân, quên đi cảnh ngộ của bản thân để lo lắng, nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ của mình. Nỗi nhớ của Kiều rất thực và có chiều sâu, từ đó cho thấy Kiều là một đứa con hiếu thảo, một người tình thủy chung và là một con người giàu lòng vị tha.
Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, em hãy phân tích điệp từ "nhóm" trong khổ thơ:
"Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương , khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ"
Trong khổ thơ này tác giả Bằng Việt đã sử dụng điệp từ “ nhóm” nhắc đi nhắc lại nhiều lần làm cho khổ thơ sáng bừng rực lửa cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
(1) Điệp từ " nhóm " được nhắc lại 4 lần trong đoạn thơ vừa nhấn mạnh công việc khó nhọc cần mẫn của bà hằng ngày vừa tạo nhạc điệu cho câu thơ. (2) Từ " nhóm " được nhắc lại với 2 nét nghĩa.(3) Nghĩa thực là cho lửa bén vào chất đốt cháy lên thành ngọn lửa. (4)Bếp lửa cũng được hiểu theo nghĩa ẩn dụ: bà nhóm bếp lửa mỗi ngày là nhóm lên niềm yêu thương ấp iu, nồng đượm, nhóm lên niềm tin, ước mơ, khát vọng tuổi thơ của cháu. (5)Bà là người nhóm lên niềm vui, sự sống, tình yêu thương chi chút dành cho cháu : " nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ ". (6)Sau 8 năm cùng bà nhóm lửa, người cháu đã hiểu được rằng bà không chỉ là người có công lao trong việc chăm sóc, bảo ban cháu mà còn là người đem đến cho cháu bao điều hay lẽ phải, sự hiểu biết, chắp cánh ước mơ cho cháu. (7) Hình ảnh người bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, vì vậy mà nhà thơ cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa giản dị, thân thuộc mà trở nên kì diệu, thiêng liêng. (8) Như vậy từ ngọn lửa của bà cháu đã hiểu ra rằng: bà không chỉ là người nhóm lửa, là người giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
Câu 2: Câu đầu về Thúy Vân, câu sau về Thúy Kiều.
Tham khảo:
Câu 3:
Giống : Đều miêu tả những nét đẹp chung của mỗi người rồi mới đến vẻ đẹp riêng của họ
Khác :
- Về hình thức : 4 câu đầu dành cho Thúy Vân, 12 câu còn lại miêu tả về Thúy Kiều
- Về cách miêu tả : qua cách miêu tả, tác giả đã đoán được số phận của họ
+ Thúy vân : Khuôn trăng đầy đặn là gương mặt ngời sáng, tròn như vầng trăng. Theo quan niệm người xưa, người con gái có gương mặt như vậy là hạnh phúc sau này. Không chỉ vậy, nhan sắc của Thúy Vân còn đến thiên nhiên phải khiêm nhường
+ Thúy kiều : Đôi mắt như làn nước mùa thu, tuy trong những nhìn vào thì nổi bật sự u buồn. Thiên nhiên không khiêm nhường nhưng lại ghen bộc lộ rõ những bản tính của con người. Nhờ vậy, ta thấy được những sự bất hạnh trong cuộc đời của nàng, khúc đàn của nàng cũng đã bộc lộ điều đấy.
Câu 4:
Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về cả tài lẫn sắc. Chỉ khắc họa đôi mắt nàng Kiều, Nguyễn Du đã mở ra cho bạn đọc thấy cả một thế giới tâm hồn phong phú của nàng. Đôi mắt ấy, trong trẻo, sâu thẳm như nước mùa thu "làn thu thủy”:, lông mày mượt mà, tươi tắn, thanh thanh như dáng núi mùa xuân "nét xuân sơn”. Vẻ đẹp ấy Khiến tạo hóa phải ghen hờn “hoa ghen”, “liễu hờn”. Đây là những cảm xúc tiêu cực, thể hiện tâm lí oán trách, muốn trả thù, sự ghen ghét đố kị của tao hóa. Không chỉ đẹp, Kiều còn có đủ tài cầm kì thi họa, trong đó nổi bật nhất là tài đàn. Nàng tự mình sáng tác khúc nhạc mang tên "Bạc mệnh" khiến người nghe xúc động. Vẻ đẹp của Kiều đã đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến. Tất cả biểu hiện của sự đa sầu, đa cảm, của một tâm hồn tinh tế và lãng mạn, một tâm hồn phong phú. Nguyễn Du đã rất ưu ái khi miêu tả chân dung Thúy Kiều. Nàng tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ “hồng nhan bạc phận”. Vì vậy trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã hơn một lần thốt lên “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”; người con gái ấy, càng đẹp, càng tài lại càng truân chuyên.
- Chỉ ra các sự vật, hiện tượng… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân
+ Nhút (món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thức khác, được dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ - Tĩnh)
+ Bồn bồn (một loại thân mềm, số ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây nam Bộ)
- Đồng nghĩa nhưng khác về âm
Phương ngữ Bắc
|
Phương ngữ Trung
|
Phương ngữ Nam
|
Cá quả Lợn Ngã Mẹ Bố |
Cá tràu Heo Bổ Mạ Bọ |
Cá lóc Heo Té Má Tía, ba |
- Đồng âm khác về nghĩa
Phương ngữ Bắc
|
Phương ngữ Trung
|
Phương ngữ Nam
|
ốm: bị bệnh hòm: chỉ thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy.
|
ốm: gầy hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết) |
ốm: gầy hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết) |
Chỉ ra các sự vật, hiện tượng… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân
+ Nhút (món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thức khác, được dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ - Tĩnh)
+ Bồn bồn (một loại thân mềm, số ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây nam Bộ)
- Đồng nghĩa nhưng khác về âm
Phương ngữ Bắc
|
Phương ngữ Trung
|
Phương ngữ Nam
|
Cá quả Lợn Ngã Mẹ Bố |
Cá tràu Heo Bổ Mạ Bọ |
Cá lóc Heo Té Má Tía, ba |
- Đồng âm khác về nghĩa
Phương ngữ Bắc
|
Phương ngữ Trung
|
Phương ngữ Nam
|
ốm: bị bệnh hòm: chỉ thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy.
|
ốm: gầy hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết) |
ốm: gầy hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết) |
Hi-pô-lít Ten sinh năm 1828, tại Vouziers, Pháp.
Đáp án cần chọn là: D