K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2022

Ralles ai mà biết SOME O rồi tặng u dứa mát thèm ăn Lắm!

Câu 1:Quan hệ từ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống trong câu: “Tấm chăm chỉ hiền lành........ Cám thì lười biếng, độc ác.”?a. cònb. làc. tuyd. dùCâu 2: “Vì chưng bác mẹ tôi nghèo,Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.”Câu ca dao trên là câu ghép có quan hệ gì giữa các vế câu?a. quan hệ nguyên nhân - kết quả.b. quan hệ kết quả - nguyên nhân.c. quan hệ điều kiện - kết quả.d. quan hệ...
Đọc tiếp

Câu 1:

Quan hệ từ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống trong câu: “Tấm chăm chỉ hiền lành........ Cám thì lười biếng, độc ác.”?

  • a. còn
  • b. là
  • c. tuy
  • d. dù

Câu 2:

 “Vì chưng bác mẹ tôi nghèo,
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.”
Câu ca dao trên là câu ghép có quan hệ gì giữa các vế câu?

  • a. quan hệ nguyên nhân - kết quả.
  • b. quan hệ kết quả - nguyên nhân.
  • c. quan hệ điều kiện - kết quả.
  • d. quan hệ tương phản.

Câu 3:

Dòng nào dưới đây chứa các từ thể hiện nét đẹp tâm hồn, tính cách của con người?

  • a. thuỳ mị, nết na, đằm thắm, xinh đẹp, phúc hậu
  • b. thuỳ mị, nết na, đằm thắm, hồn nhiên, phúc hậu
  • c. thuỳ mị, nết na, đằm thắm, thon thả, phúc hậu
  • d. thuỳ mị, nết na, hồn nhiên, đằm thắm, cường tráng

Câu 4:

Câu nào dưới đây là câu ghép?

  • a. Lưng con cào cào và đôi cánh mỏng mảnh của nó tô màu tía, nom đẹp lạ.
  • b. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
  • c. Sóng nhè nhẹ liếm vào bãi cát, bọt tung trắng xoá.
  • d. Vì những điều đã hứa với cô giáo, nó quyết tâm học thật giỏi.

Câu 5:

Dòng nào dưới đây là vị ngữ của câu: “Những chú voi chạy đến đích đầu tiên đều ghìm đà, huơ vòi.”?

  • a. đều ghìm đà, huơ vòi
  • b. ghìm đà, huơ vòi
  • c. huơ vòi
  • d. chạy đến đích đầu tiên đều ghìm đà, huơ vòi

Câu 6:

Từ nào dưới đây có tiếng “lạc” không có nghĩa là “rớt lại; sai”?

  • a. lạc hậu
  • b. mạch lạc
  • c. lạc điệu
  • d. lạc đề

Câu 7:

Câu: “Lan cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu.” có mấy động từ?

  • a. 4 động từ
  • b. 3 động từ
  • c. 2 động từ
  • d. 1 động từ

Câu 8:

Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây ca ngợi vẻ đẹp về phẩm chất bên trong của con người?

  • a. Đẹp như tiên.
  • b. Cái nết đánh chết cái đẹp.
  • c. Đẹp như tranh.
  • d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 9:

Nhóm từ nào dưới đây không phải là nhóm các từ láy:

  • a. mơ màng, mát mẻ, mũm mĩm
  • b. mồ mả, máu mủ, mơ mộng
  • c. mờ mịt, may mắn, mênh mông
  • d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 10:

Trong các nhóm từ láy sau, nhóm từ láy nào vừa gợi tả âm thanh vừa gợi tả hình ảnh?

  • a. khúc khích, ríu rít, thướt tha, ào ào, ngoằn ngoèo
  • b. lộp độp, răng rắc, lanh canh, loảng xoảng, ầm ầm
  • c. khúc khích, lộp độp, loảng xoảng, leng keng, chan chát
  • d. Cả a, b, c đều đúng.
1
10 tháng 4 2019

1a  2a  3b 4c 5a 6b 7c 8b 9b 10a
 

10 tháng 5 2018

Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồiđầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.

Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.

Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.

Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:

-     Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.

Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bốicảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là BìnhTây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.

Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.

10 tháng 5 2018

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.

   Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

   Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

   Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.


 

Sáng chủ nhật tuần trước bố mẹ cho em đi chơi công viên ngoài bãi trước. Ở đó em khám phá được biết bao điều thật thú vị.

Sáng sớm công viên còn rất yên tĩnh. Không khí thật trong lành mát mẻ. Bao trùm cả công viên là màu xanh thật dễ chịu. Trên bầu trời, thỉnh thoảng điểm những đám mây xốp trôi bồng bềnh. Gió nhè nhẹ thổi nhưng cũng đủ để các cành phải rung lên nhè nhẹ. Trên các bãi cỏ xanh mượt, những giọt sương còn đọng lại long lanh trong nắng sớm. Những bồn hoa bắt đầu tỉnh dậy vươn mình uống những giọt sương mai, sẵn sàng khoe sắc. Xa xa, gần giáp biển, hàng dừa kiêu hãnh xòe những đám lá đón làn gió biển mát rượi. Phía đằng đông, một vệt hồng rạng lên góc chân trời, vệt ấy cứ lớn dần cho đến khi dải thành một đường hồng thắm. Sóng biển lấp lánh những giải màu hồng. Rồi như trong phép lạ, một quả cầu lửa tròn, to và đỏ nhô lên khỏi biển, oai vệ tỏa sáng khắp công viên.

Cả công viên như bừng tỉnh dậy. Mọi người bắt đầu đổ vào rất đông. Người lớn, trẻ em, cụ già hay thanh niên đều chăm chỉ luyện tập. Trên một khoảng đất rộng, các cô, các chú đang tập múa kiếm. Ở chỗ khác, các anh thanh niên đang tập Thái Cực Quyền với những động tác dẻo dai, khỏe mạnh. Phía bên kia, các cụ già đang tập dưỡng sinh. Nhiều nhất là những người đi bộ quanh công viên.

Mặt trời dần lên cao, công viên ngập tràn trong nắng sớm. Những chú chim bắt đầu cất tiếng hót líu lo để đón chào một ngày mới. Mọi người dần ra về trả lại sự yên tĩnh trong công viên.

Được ngắm công viên vào buổi sáng thật sảng khoái. Công viên thật có ích, vừa tô điểm cho thành phố, vừa là nơi cho mọi người rèn luyện thân thể và nghỉ ngơi.

12 tháng 11 2019

Tả công viên vào buổi sáng :

Vào mỗi buổi sáng sớm, ông bà cho em ra công viên bãi giữa để tập thể dục. Không gian thoáng mát cùng không khí trong lành ở đây thật tuyệt vời.

Nhìn từ xa, công viên như một tấm thảm khổng lồ nhiều màu sắc. Nổi bật là hàng dừa nghiêng về phía biển chào đón các con tàu từ khơi xa trở về. Các lối đi tỏa ra từng phía như búi rễ khổng lồ được lát bằng gạch men màu vàng sạch sẽ. Ở trung tâm công viên có một cái hồ nước hình tròn.

Giữa hồ là tượng ba chú cá heo chụm lại, nước phun lên như bông hoa pha lê thật thích mắt. Bên cạnh các lối đi là các bồn hoa, ở đó trồng rất nhiều hoa: hoa hồng đỏ thắm, hoa huệ tráng muốt, hoa cúc vàng tươi . . . , hương thơm tỏa ra quyến rũ làm ong, bướm cứ dập dờn. Đẹp hơn cả là trên những thảm cỏ xanh rì, những giọt sương đêm còn đọng lại long lanh dưới ánh nắng mặt trời, kế bên là các bụi cây được nghệ nhân cát tỉa thành những con thú ngộ nghĩnh.

Góc này, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Góc kia mấy con nai mắt ngơ ngác nhìn du khách. Bên cạnh cây cổ thụ to sừng sững là chị công xòe đuôi múa. Đó đây có những bức tượng đá: nào là tượng mẹ bồng con, nào là tượng người lấy nước. . . . rất đẹp và tinh tế. Thích nhất là khu vui chơi cho thiếu nhi, có cầu trượt, xích đu, bập bênh. . . Buổi sáng, công viên thật nhộn nhịp. Góc này, các cụ già tập dưỡng sinh. Góc kia, cô chú thanh niên chạy bộ, đánh cầu lông.

Em rất thích công viên bãi giữa, vì đây là nơi thư giãn thật lý tưởng. Em sẽ góp phần công sức nhỏ bé của mình để giữ gìn, bảo vệ công viên xanh sạch đẹp.

17 tháng 10 2018

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông ………. .

- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.

- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.

- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.

a) Buổi sớm:

- Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.

- Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.

- Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.

- Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.

- Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.

- Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.

- Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.

b) Buổi trưa:

- Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.

- Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.

- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.

c) Buổi chiều:

- Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.

- Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.

- Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.

- Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.

- Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.

- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.

17 tháng 10 2018

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh buổi sáng trên đường phố.

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát:

- Mờ sáng, cả khu phố còn mơ ngủ trong ánh đèn đường nhạt dần.

b. Tả chi tiết:

- Một vài nhà trên phố mở hé cửa, bắt đầu bày biện hàng hoá.

- Xe cộ lưu thông trên đường thưa thớt. Thỉnh thoảng, một chiếc xe tải chở rau chạy ngang qua con phố chính.

- Người dân đi bộ tập thể dục buổi sáng trò chuyện râm ran. Một vài người chạy bộ.

- Tiếng chuông nhà thờ đổ hồi, tan buổi lễ sớm.

- Tiếng cửa sắt kéo lẫn tiếng xe cộ âm vang dồn dập. Người và xe qua lại như mắc cửi. Nắng bừng lên, chan hoà trên mọi vật.

- Các gánh hàng rong dọc hai bên phố í ới rao hàng. Mùi thức ăn sáng: mùi phở, mùi xôi, mùi bắp luộc... hoà lẫn sương tan mát mẻ làm con người sảng khoái và thèm ăn sáng.

- Các em nhỏ đến trường, người người đến công sở làm việc.

- Tiếng còi của xe buýt chát chúa làm khu phố nhỏ trở nên ầm ĩ, náo nhiệt.

- Em làm gì để giữ gìn buổi sáng ở phố em được trong lành? (giữ môi trường vệ sinh chung, không xả rác bẩn...).

3) Kết luận: Nêu cảm xúc của em trước cảnh buổi sáng trên khu phố.

9 tháng 1 2019

từ tàn nhẫn

câu: bạn ấy thật tàn nhẫn

k mk nhoa

()

  1.  từ trái nghĩa với từ"nhân ái"

TL :bất nhân

2 : đặt câu :

Mụ phù thủy trong truyện quả thật bất nhân

14 tháng 11 2017

1. - Đoạn mở bài trong bài văn Hạng A Chảng: Từ đầu đến đẹp quá!

  -  Giới thiệu người định tả là Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời nhận xét của các cụ già làng trong về thân hình khỏe, đẹp của Hạng A Cháng.

2. - Những điếm nối bật về ngoại hình cùa Hạng A Cháng là:

  -  Ngực nở vòng cung.

  -  Da đỏ như lim.

  -  Bắp tay. bắp chán rắn như trắc, gụ.

  -  Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.

  -  Khi đeo cày trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

3. - Qua đoạn văn miêu tả hoạt động cùa A Cháng, em thấy A Cháng là một người lao động cần cù, khỏe mạnh, làm việc không biết mệt mòi, say sưa công việc, tập trung cao độ vào việc làm.

4. - Đoạn kết bài là câu văn cuối cùng của bài: Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ H'mông đang định cư ở chân núi Tơ Ro.

  - Ý chính cua phần kết bài: Ca ngợi sức lực tràn trề cúa A Cháng và đó cũng chính là niềm tự hào của dòng họ Hạng.

5. Nhận xét: cấu tạo bài văn tả người thường có ba phần:

  a)  Mô bài: Giới thiệu người định tả (tên, tuổi...)

  b)  Thân bài:

 - Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt. hàm răng, nước da, tay chân).

 - Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác...)

 c)  Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

Trẻ trồng ..... già trồng chuối.Cha ......... mẹ dưỡng.Cánh hồng ....... bổng.Được ....... đòi tiên.Được mùa ........ đau mùa lúa.Cày ....... cuốc bẫm.Con rồng cháu ............Bĩ cực thái .........Dục ......... bất đạt.Tay làm hàm nhai ......... quai miệng trễ.Bài 2: Phép thuật mèo con: Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành đôi.Đất nướcĂn lót dạĐường càyBom nguyên...
Đọc tiếp

Trẻ trồng ..... già trồng chuối.

Cha ......... mẹ dưỡng.

Cánh hồng ....... bổng.

Được ....... đòi tiên.

Được mùa ........ đau mùa lúa.

Cày ....... cuốc bẫm.

Con rồng cháu ............

Bĩ cực thái .........

Dục ......... bất đạt.

Tay làm hàm nhai ......... quai miệng trễ.

Bài 2: Phép thuật mèo con: Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành đôi.

Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 5 Vòng 17 năm học 2016

Đất nước

Ăn lót dạ

Đường cày

Bom nguyên tử

Xin được trợ giúp

Bom khinh khí

Thật thà

Chức sắc trong đạo Hồi

Giáo đường

Loài cua nhỏ

Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1:

Không giữ kín, mà để mọi người đều có thể biết thì được gọi là gì?

  • Công khai
  • Công hữu
  • Công cộng
  • Công dân

Câu hỏi 2:

Thành ngữ nào sau đây không nói về vẻ đẹp của thiên nhiên?

  • Sơn thủy hữu tình
  • Hương đồng gió nội
  • Non xanh nước biếc
  • Một nắng hai sương

Câu hỏi 3:

Chủ ngữ trong câu "Phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ai đã ném bốn năm mảng mây hồng to tướng." là từ nào?

  • Phía trên
  • Dải đê
  • Mây hồng
  • Ai

Câu hỏi 4:

Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ: 
"Cần câu uốn cong lưỡi sóng 
Thuyền ai ... trăng đêm"

  • lấp lóa
  • lấp lánh
  • long lanh
  • long lánh

Câu hỏi 5:

Từ loại nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật?

  • Danh từ
  • Động từ
  • Tính từ
  • Đại từ

Câu hỏi 6:

Từ nào trong các từ loại sau được dùng với nghĩa nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa chúng với nhau?

  • Động từ
  • Đại từ
  • Quan hệ từ
  • Tính từ

Câu hỏi 7:

Từ “đá” trong câu “Con ngựa đá con ngựa đá.”, có quan hệ với nhau như thế nào?

  • Đồng âm
  • Đồng nghĩa
  • Trái nghĩa
  • Nhiều nghĩa

Câu hỏi 8:

Cho đoạn thơ: 
"Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể 
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im 
Lá rừng với gió ngân se sẽ 
Họa tiếng lòng ta với tiếng chim." 
Đoạn thơ trên có những động từ nào?

  • Chầm chậm, cheo leo, se sẽ
  • Vào, ta, chim
  • Vào, ngân, họa
  • Vào, lặng im, ngân, họa

Câu hỏi 9:

Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ: 
"Mai các cháu học hành tiến bộ 
Đời đẹp tươi ... tung bay"

  • cờ đỏ
  • khăn đỏ
  • áo đỏ
  • mũ đỏ

Câu hỏi 10:

Trong các từ sau, từ nào phù hợp điền vào chỗ trống câu thơ: 
"Sáng chớm .....trong lòng Hà Nội 
Những phố dài xao xác hơi may 
Người ra đi đầu không ngoảnh lại 
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy."?

  • thu
  • lạnh
  • đông
  • buồn
0
11 tháng 11 2018

Thấm thoắt dã hơn bốn năm ngồi tren chiếc ghế trường trung học cơ sở. Có lẽ vì vậy mà ngôi trường này đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với em.

Từ ngoài đường đi vào trong trường phải qua một con đường ngắn, hai bên đường là hai hàng cây xanh tỏa bóng che mát khiến cho con đường này lúc nào cũng thoáng đãng. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua lại làm những tán cây rung rinh như đang nhảy múa trông rất vui mắt. Đi thêm một đoạn nữa là tới cổng trường. Cánh cổng sừng sững hiện ra trước mắt em như một người khổng lồ thân thiện đang dang tay chào đón các cô cậu học trò vào trường.

Sân trường em toàn bộ đều được lát gạch đỏ. Trên sân trường có trồng rất nhiều những cây bóng mát: cây bằng lăng tím thẫm cả một góc sân, cây phượng đỏ rực rỡ như một ngọn đuốc đang bùng cháy,…Còn cả những bồn hoa bé bé xinh xinh nằm rải rác xung quanh sân trường với những bông hoa màu sắc sắc sỡ nữa chứ. Trường em có tổng cộng hai mươi lớp học, lớp nào cũng được trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhất cho việc học tập và rèn luyện của học sinh.

Tất cả các bức tường đều được sơn màu vàng óng như ánh nắng, vừa tạo được cảm giác tươi sáng lại vừa ấm áp, quen thuộc đối với học sinh. Toàn bộ các cánh cửa của những lớp học bao gồm cửa sổ và cửa đi đều được làm bằng kính giúp giảm nóng và tăng cường tối đa ánh sáng vào trong lớp học phục vụ cho việc học tập của học sinh.

Em rất yêu ngôi trường của em. Từ nay về sau, dù đi đâu và làm gì thì em cũng luôn nhớ về ngôi trường thân yêu này.

>> Tham khảo: Văn mẫu lớp 5: Tả lại ngôi trường lúc giờ phút chia tay

Tả ngôi trường của em lớp 5 mẫu 2

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới ngày nào em mới chỉ là một cô bé lớp một rụt rè núp sau lưng mẹ vậy mà giờ đây đã gần năm năm em theo học tại ngôi trường thân yêu này.

Ngôi trường của em đã được xây cách đây từ rất lâu rồi nên trông nó có một vẻ gì đó rất trang nghiêm và cổ kính. Trường em có tổng cộng ba tòa nhà, hai dãy nhà để xe cho học sinh và một dãy nhà để xe dành cho giáo viên. Ở giữa sân trường còn có một hồ nước rất rộng trồng hoa sen. Hè về những bông hoa sen nở hồng thắm như tô điểm cho ngôi trường của em thêm đẹp hơn. Xung quanh hồ còn có hàng rào cẩn thận để bảo đảm an toàn cho học sinh. Các dãy nhà được xây theo hình chữ U với các bức tường phủ sơn vàng óng toát lên vẻ thân thương, gần gũi.

Trong các lớp học ngoài những những vật dụng cần thiết như bàn ghế, bảng đen, phấn trắng còn có rất nhiều những thiết bị hiện đại khác như máy chiếu, máy in,…phục vụ cho công việc học tập. Đằng sau trường là một khu đất rất rộng dùng làm nơi để học thể dục và thi đấu thể thao. Trước cửa mỗi lớp học có những bồn hoa bé bé xinh xinh với những bông hoa màu sắc nổi bật thu hút những anh ong chị bướm đến hút mật đùa vui. Ngoài ra, trên sân trường còn có rất nhiều những cây bóng mát khác nhau như cây phượng với sắc đỏ rực rỡ, cây bàng với sắc xanh ngọc dịu mát,…

Đội ngũ giáo viên trường em đều là những thầy cô với chuyên môn cao và nhiệt huyết đối với nghề. Các thầy cô luôn luôn hết mình và tận tâm đối với nghề, luôn coi học sinh như con của mình mà chăm sóc, dạy dỗ. Học sinh trong trường ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, kính thầy, yêu bạn. Em cảm thấy mình rất may mắn khi có thể được học tập tại môi trường lành mạnh này.

Em yêu trường em nhiều lắm. Hình ảnh của ngôi trường thân yêu sẽ mãi mãi khắc sâu vào trong tâm trí em như đánh dấu cả một quãng thời gian tuổi thơ tươi đẹp đầy nắng và gió.

t nhé kb nhé

Bài 2. Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.Câu hỏi 1:Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:Người thanh tiếng nói cũng thanhChuông kêu khẽ đánh bên ........... cũng kêu.Câu hỏi 2:Từ có tiếng “bản” dùng để chỉ đặc điểm riêng làm cho một sự vật phân biệt với sự vật khác thì được gọi là bản ................Câu hỏi...
Đọc tiếp

Bài 2. Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên ........... cũng kêu.

Câu hỏi 2:

Từ có tiếng “bản” dùng để chỉ đặc điểm riêng làm cho một sự vật phân biệt với sự vật khác thì được gọi là bản ................

Câu hỏi 3:

Trong cấu tạo vần của tiếng “nguyễn” thì âm chính là .................

Câu hỏi 4:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
"Em yêu màu đỏ:
Như máu con tim
Lá cờ Tổ quốc
Khăn quàng ................

Câu hỏi 5:

Từ có tiếng “công” chỉ văn bản do nhiều nước cùng kí kết để quy định nguyên tắc và thể lệ giải quyết một vấn đề quốc tế được gọi là công ................

Câu hỏi 6:

Các vế trong câu ghép “Nắng vừa nhạt, sương đã buông xuống mặt biển” được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng: " vừa….........".

Câu hỏi 7:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được? 
Mũi .................. rẽ nước
Thì ngửi cái gì?

Câu hỏi 8:

Điền vào chỗ trống quan hệ từ thích hợp để hoàn thành câu sau:
Nói chín thì ............... làm mười
Nói mười làm chín, kẻ cười người chê.

Câu hỏi 9:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ................

Câu hỏi 10:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
“Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm ............. ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên”

Bài 3. Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1:

Tác giả nào đã viết những câu thơ sau:
"Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc."

  • Võ Quảng
  • Đỗ Trung Lai
  • Tố Hữu
  • Xuân Quỳnh

Câu hỏi 2:

Trong bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến” thì từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi lấy đỗ bao nhiêu tiến sĩ ?

  • 3100 tiến sĩ
  • 2896 tiến sĩ
  • 2698 tiến sĩ
  • 2968 tiến sĩ

Câu hỏi 3:

Trong câu "Bé đang học ở trường mầm non", từ mầm non được dùng với nghĩa gì?

  • Nghĩa chuyển
  • Nghĩa gốc
  • Đồng nghĩa
  • Trái nghĩa

Câu hỏi 4:

Trạng ngữ “Một buổi chiều đẹp trời” trong câu “Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi.” chỉ gì?

  • nguyên nhân
  • phương tiện
  • thời gian
  • nơi chốn

Câu hỏi 5:

Tác giả nào đã viết những câu thơ sau :
“Cho tôi nhập vào chân trời các em
Hoa xương rồng chói đỏ
Tuổi thơ đứa bé da nâu
Tóc khét nắng màu râu bắp.”?

  • Thanh Thảo
  • Đỗ Trung Lai
  • Tố Hữu
  • Trần Đăng Khoa

Câu hỏi 6:

Trong câu “Khi cây chuối mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây chuối con cứ phát triển và lớn nhanh hơn hớn.”, có các quan hệ từ nào?

  • thì, và
  • khi, thì
  • khi, cứ, và
  • khi, thì, và, cứ

Câu hỏi 7:

Vật để cố định đã lâu, không thay đổi, được gọi là gì?

  • Lưu bút

  • Lưu vong
  • Lưu giữ
  • Lưu cữu

Câu hỏi 8:

Từ “lim dim” thuộc từ loại nào?

  • Danh từ
  • Động từ
  • Tính từ
  • Quan hệ từ

Câu hỏi 9:

Từ “tôi” trong câu “Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm.” là từ loại gì?

  • Danh từ
  • Đại từ
  • Tính từ
  • Động từ

Câu hỏi 10:

Tác giả nào đã viết những câu thơ sau :
"Qua tấm lòng các em
Cả thế giới quàng khăn quàng đỏ
Các anh hùng là những–đứa – trẻ - lớn – hơn."?

  • Đỗ Trung Lai
  • Tố Hữu
  • Nguyễn Khoa Điềm
  • Trần Đăng Khoa
0
Bài 2. Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.Câu hỏi 1:Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:Người thanh tiếng nói cũng thanhChuông kêu khẽ đánh bên ........... cũng kêu.Câu hỏi 2:Từ có tiếng “bản” dùng để chỉ đặc điểm riêng làm cho một sự vật phân biệt với sự vật khác thì được gọi là bản ................Câu hỏi...
Đọc tiếp

Bài 2. Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên ........... cũng kêu.

Câu hỏi 2:

Từ có tiếng “bản” dùng để chỉ đặc điểm riêng làm cho một sự vật phân biệt với sự vật khác thì được gọi là bản ................

Câu hỏi 3:

Trong cấu tạo vần của tiếng “nguyễn” thì âm chính là .................

Câu hỏi 4:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
"Em yêu màu đỏ:
Như máu con tim
Lá cờ Tổ quốc
Khăn quàng ................

Câu hỏi 5:

Từ có tiếng “công” chỉ văn bản do nhiều nước cùng kí kết để quy định nguyên tắc và thể lệ giải quyết một vấn đề quốc tế được gọi là công ................

Câu hỏi 6:

Các vế trong câu ghép “Nắng vừa nhạt, sương đã buông xuống mặt biển” được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng: " vừa….........".

Câu hỏi 7:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được? 
Mũi .................. rẽ nước
Thì ngửi cái gì?

Câu hỏi 8:

Điền vào chỗ trống quan hệ từ thích hợp để hoàn thành câu sau:
Nói chín thì ............... làm mười
Nói mười làm chín, kẻ cười người chê.

Câu hỏi 9:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ................

Câu hỏi 10:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
“Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm ............. ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên”

Bài 3. Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1:

Tác giả nào đã viết những câu thơ sau:
"Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc."

  • Võ Quảng
  • Đỗ Trung Lai
  • Tố Hữu
  • Xuân Quỳnh

Câu hỏi 2:

Trong bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến” thì từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi lấy đỗ bao nhiêu tiến sĩ ?

  • 3100 tiến sĩ
  • 2896 tiến sĩ
  • 2698 tiến sĩ
  • 2968 tiến sĩ

Câu hỏi 3:

Trong câu "Bé đang học ở trường mầm non", từ mầm non được dùng với nghĩa gì?

  • Nghĩa chuyển
  • Nghĩa gốc
  • Đồng nghĩa
  • Trái nghĩa

Câu hỏi 4:

Trạng ngữ “Một buổi chiều đẹp trời” trong câu “Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi.” chỉ gì?

  • nguyên nhân
  • phương tiện
  • thời gian
  • nơi chốn

Câu hỏi 5:

Tác giả nào đã viết những câu thơ sau :
“Cho tôi nhập vào chân trời các em
Hoa xương rồng chói đỏ
Tuổi thơ đứa bé da nâu
Tóc khét nắng màu râu bắp.”?

  • Thanh Thảo
  • Đỗ Trung Lai
  • Tố Hữu
  • Trần Đăng Khoa

Câu hỏi 6:

Trong câu “Khi cây chuối mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây chuối con cứ phát triển và lớn nhanh hơn hớn.”, có các quan hệ từ nào?

  • thì, và
  • khi, thì
  • khi, cứ, và
  • khi, thì, và, cứ

Câu hỏi 7:

Vật để cố định đã lâu, không thay đổi, được gọi là gì?

  • Lưu bút

  • Lưu vong
  • Lưu giữ
  • Lưu cữu

Câu hỏi 8:

Từ “lim dim” thuộc từ loại nào?

  • Danh từ
  • Động từ
  • Tính từ
  • Quan hệ từ

Câu hỏi 9:

Từ “tôi” trong câu “Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm.” là từ loại gì?

  • Danh từ
  • Đại từ
  • Tính từ
  • Động từ

Câu hỏi 10:

Tác giả nào đã viết những câu thơ sau :
"Qua tấm lòng các em
Cả thế giới quàng khăn quàng đỏ
Các anh hùng là những–đứa – trẻ - lớn – hơn."?

  • Đỗ Trung Lai
  • Tố Hữu
  • Nguyễn Khoa Điềm
  • Trần Đăng Khoa
0