K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRỰC    ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HSG THÁNG 9

     TRUỜNG THCS NGUYỄN HIỀN                           MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 120’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 1 trang

Bài 1:(4đ)Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4:

"Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh"

(Lưu Quang Vũ - Tiếng Việt)

1- Văn bản trên thuộc thể thơ nào?

2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.

3- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.

4- Viết đoạn văn khoảng 6 - 8 câu, trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.

Bài 2: (6đ)Phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao:

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài 3: (10đ)Phát biểu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảmh của đất nuớc

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

             Giám thị 2:……………………………………………………………………………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRỰC    ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HSG THÁNG 10

     TRUỜNG THCS NGUYỄN HIỀN                           MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 120’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 1 trang

Bài 1:(6đ)  Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

… Điền thương con lắm. Vút cái, Điền thấy Điền không thể nào đi được. Điền không thể sung sướng khi con Điền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?... Không, không, Điền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Điền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Điền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Điền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời …

Sáng hôm sau, Điền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà.

(Trích Giăng sáng - Nam Cao)

Câu 1: Nội dung chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: Ngôn ngữ trong văn bản trên là của ai? Việc sử dụng ngôn ngữ đó có tác dụng gì?

Câu 3: Em cảm nhận như thế nào về nhân vật Điền trong văn bản trên? Viết câu trả lời trong khoảng 10 dòng.

Câu 4: Điền quan niệm: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Em có đồng ý với quan niệm đó hay không? Vì sao?

Bài 2:(4đ) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đuợc sử dụng trong văn bản sau:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.

Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?

( Hồi huơng ngẫu thư- Hạ Tri Chuơng)

Bài 3:(10đ) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: “Tĩnh dạ tứ”

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

             Giám thị 2:……………………………………………………………………………………….

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRỰC    ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HSG THÁNG 11

     TRUỜNG THCS NGUYỄN HIỀN                           MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 120’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 1 trang

Bài 1:(4đ)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1997)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.

Câu 4: Theo quan điểm riêng của em, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? (Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng)

Bài 2: (6đ)Phát biểu cảm nghĩ của em về văn bản:

Và bằng phép màu một tiếng

Tôi bắt đầu lại cuộc đời

Tôi sinh ra để biết em

Để gọi tên em

TỰ DO

( Tự do- P. Ê-luy-a)

Từ việc cảm thụ văn bản trên em hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề tự do trong cuộc sống

Bài 3:(10đ): Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về lời tâm sự của Helen Killer: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một nguời không có chân để đi giày”

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

             Giám thị 2:……………………………………………………………………………………….

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRỰC    ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HSG THÁNG 12

     TRUỜNG THCS NGUYỄN HIỀN                           MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 120’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 1 trang

Bài 1:(4đ) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đuợc sử dụng trong văn bản sau

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

(Nguyên tiêu- Hồ Chí Minh)

Bài 2:(6đ)  Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:  

Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non

Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;

Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,

Đứng lại; và chân người bước đến.

 

Tổ quốc tôi như một con tàu,

Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.

Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.

Trùng điệp một màu xanh lá đước.

 

Đước thân cao vút, rễ ngang mình

Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!

Tổ quốc tôi như một con tàu,

Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.

(Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10-1960)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung của văn bản trên như thế nào?

Câu 3. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.

Câu 4. Văn bản trên gợi cho em cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? (nêu cảm nhận ngắn gọn trong 4 - 6 dòng)

Bài 3:(10đ): Viết một bài văn trình bày quan điểm của em về ý thức, trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nuớc

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

             Giám thị 2:……………………………………………………………………………………….

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRỰC    ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HỌC SINH GIỎI

                                                                                              MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 120’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 1 trang

Bài 1:(6đ)  Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng.
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.

( Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật)

1-Nêu phương thức biểu đạt và nội dung chính của văn bản trên

2-Em có suy nghũ gì về hình ảnh những chuếc xe không kính trong chiến tranh chống Mĩ trên đuờng Trường Sơn lửa đạn?

3- Nêu mục đích mà tác giả miêu tả những chiếc xe không kính

4-Phát biểu cảm nghĩ của em về văn bản trên

Bài 2:(4đ)  Phân tích giá trị biểu cảm và giá trị nghệ thuật trong văn bản sau:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau long con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

( Trích Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan)

Bài 3:(10đ): Em hãy đọc câu chuyện sau:

Chuẩn bị hồ sơ dự thi Đại Học, Học hỏi Sinh:

-         Cậu chọn nghề gì?

Sinh: Tất nhiên chọn nghề làm ra nhiều tiền. Còn cậu?

Học: Mình muốn chọn nghề mình yêu thích.

Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về quan điểm chọn nghề của mình

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

             Giám thị 2:……………………………………………………………………………………….

 

 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRỰC    ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HSG THÁNG 1

     TRUỜNG THCS NGUYỄN HIỀN                           MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 120’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 2trang

Bài 1:(6đ)  Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong cuộc xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kỳ quặc mà không hề biết. Hãy hình dung cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai bàn chân mình, ảnh mình trong buồng tắm lên bàn – chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh mắt ái ngại (…)

Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giò cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.

(Trích Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, tr.76 - 77, NXB Hội Nhà văn, 2016)

Câu 1: Đoạn trích trên bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần hay vật chất?

Câu 2: Theo tác giả, chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tồn tại gì?

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ “ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay hay một tác phẩm nghệ thuật lớn”?

Câu 4: Qua những cảnh báo trong đoạn trích, anh/chị rút ra bài học gì?

Bài 2: (2đ) Nêu ngắn gọn tác dụng phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích sau:

Ta thường thì tới bữa quên ăn, giữa đêm vỗ gối, nước mắt tràn xuống đầy mép, tấm lòng đau như bị đâm, vẫn lấy cái sự chưa thể ăn thịt nằm da, nuốt gan uống máu của chúng làm tức. Dẫu cho một trăm cái thân của ta phải đem đốt ở đồng cỏ, một nghìn cái thân của ta phải đem bọc vào da ngựa, ta cũng vui lòng.

( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)

Bài 3: (2đ) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đuợc sử dụng trong văn bản sau:

Ôi sáng xuân nay, Xuân 41 
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ 
Bác về... Im lặng. Con chim hót 
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...

( Theo Chân Bác- Tố Hữu)

Bài 3:(10đ): Trong bài ‘’ Đại cáo bình Ngô’’ của Nguyễn Trãi miêu tả những tội ác tày trời của giặc minh đối với nhân dân ta đễn mức:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.

Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa?
Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
Lẽ nào trời đất dung tha? Ai bảo thần dân chịu được?

Từ việc cảm nhận tư tuởng cao đẹp đó. Em hãy nêu lên những suy nghĩ của mình về long khoan dung trong cuộc sống của mỗi người

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

             Giám thị 2:……………………………………………………………………………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRỰC    ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HSG THÁNG 2

     TRUỜNG THCS NGUYỄN HIỀN                           MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 120’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 2trang

Bài 1:(4đ)  Đọc bài thơ dưới đây rồi trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

MÙA XUÂN CHÍN

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan.

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang

 

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.

Bao cô thôn nữ hát trên đồi;

− Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…..

 

Tiếng ca vắt vẻo lưng chứng núi

Hổn hển như lời của nước mây…….

Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,

Nghe ra ý vị và thơ ngây…..

 

Khách xa vừa lúc mùa xuân chín,

Lòng trí bâng khuân sực nhớ làng.

− Chị ấy năm nay còn gánh thóc.

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?

(Hàn Mạc Tử)

Câu 1. Nội dung của bài thơ trên là gì?

Câu 2. Câu thơ Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời gợi anh/chị liên tưởng tới câu thơ nào, của ai? Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai câu thơ.

Câu 3. Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,

Hổn hển như lời của nước mây

Câu 4. Tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là “Mùa xuân chín”?

Bài 2:(6đ)  Kết thúc văn bản cổng trường mở ra (Ngữ văn 7, tập một), nhà văn Lý Lan đã để cho người mẹ nói với con “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra ”.

Từ việc cảm nhận về “thế giới kì diệu” ấy, em hãy trình bày những suy nghĩ của mình về vai trò của nhà trường.

Bài 3:(10đ): Trước đây có người cho rằng:" Sai lầm cuối cùng trong cuộc đời Napoleon là thất bại ở Waterloo. Kì thực không phải như vậy. Sau khi Napoleon bị đày chung thân trên đảo Xanhhêlen thì có nhận được 1 món quà của người bạn thân:bộ cờ vua bằng ngà có nạm ngọc. Napoleon rất thích món quà tinh xảo này, không hề rời tay. Sau khi người tù lừng danh này chết đi, bộ quân cờ được bán đấu giá rất cao và qua tay nhiều người. Gần đây, người sở hữu cuối cùng của bộ quân cờ đã phát hiện ra 1 quân cờ có thể vặn ra và trong đó giấu 1 kế hoạch tỉ mỉ làm sao để trốn thoát khỏi đảo. Thế nhưng Napoleon đã không biết được bí mật này và e rằng đây mới chính là thất bại cuối cùng của ông.

Theo em, Napoleon đã phạm phải sai lầm gì? Từ câu chuyện này bạn rút ra bài học gì trong cuộc sống.

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

             Giám thị 2:……………………………………………………………………………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRỰC    ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HSG THÁNG 3

     TRUỜNG THCS NGUYỄN HIỀN                           MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 120’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 2trang

Bài 1:(2đ)  Viết một bài văn( khoảng 2/3 trang giấy), em hãy lập luận để làm rõ hình ảnh nguời lao động trong văn bản sau:

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)

Bài 2:(4đ)  Đọc bài thơ dưới đây rồi trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Chúng tôi ngồi đây, quần tụ giữa trời
Cuộc đời lính có niềm sung sướng lính
Mỗi đứa một quê
Thằng ở đồng chua
Đứa ở nước mặn
Vùng quê nào cũng nhiều kỷ niệm
Chia nhau nỗi nhớ nhà
Hoàng hôn tím ngát xa khơi...
Về một cô gái làng khểnh răng hay hát
Vầng trăng lặn dưới chân lều bạt
Hắt lên chúng tôi ướt đẫm vàng
Chúng tôi coi thường gian nan
Dù đồng đội tôi có người ngã trước miệng cá mập
Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn
Tuổi trẻ là tuổi làm việc lớn
Ngày mai hòn đảo sẽ nhô lên
Đất nước Việt Nam, một lần nữa nối liền
Những quần đảo long lanh như ngọc dát
Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát
Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi
Đảo à, đảo ơi...

( Hát về một hòn đảo- Trần Đăng Khoa)

1-Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

2-Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

3-Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Những quần đảo long lanh như ngọc dát

4-Đoạn thơ trên gợi cho em tình cảm gì đối với người lính đảo?

Bài 3:(4đ): Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng lien ấy đã làm sâu sắc them tình yêu quê hương đất nước.

Qua bài thơ Tiếng gà trưa, em hãy làm sang tỏ nội dung trên

Bài 4:(10đ): "… Ở nước ta, cứ 15 phút lại có thểm một người bị nhiễm HIV/AIDS… cứ sau mỗi ngày, ta lại có thêm 96 người bị nhiễm HIV/AIDS, mỗi tuần là 672 người, mỗi tháng là 2.920 người, và sau mỗi năm là 35.040 người, bằng dân số của một huyện…

Điều đau lòng hơn nữa là những người bị HIV/AIDS luôn bị cô lập, xa lánh và bị đẩy ra ngày một xa khỏi cái quỹ đạo cuộc sống đang diễn ra quanh họ. Sự kì thị này lớn đến nỗi, ngay cả những bệnh nhân HIV/AIDS là tuyên truyền viên có thâm niên nhất mà chúng tôi gặp, đều tỏ thái độ đầy ngờ hoặc. Thậm chí, ngay đến cái tên (chứ chưa nói đến địa chỉ, nơi làm việc), họ cũng rất sợ bị tiết lộ. Tại sao vậy?”

(Theo Phương Anh, Lỏng nhân ái không thể nhiễm HIV, Vietimes, 19-3-2008)

Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nói trên.

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

             Giám thị 2:…………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   SỞ GD&ĐT TỈNH NAM ĐỊNH               ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HSG CẤP TỈNH

                                                                                              MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 180’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 2trang

Bài 1:(6đ)  Đọc bài thơ dưới đây rồi trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yên
Cho cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
Con làm gì?
Con làm thi sĩ
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn

( Con cò- Chế Lan Viên)

1-Nêu nội dung chính của văn bản trên

2-Văn bản trên phát triển theo một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò.trong những câu hát ru. Qua hình tuợng con cò, tác giả muốn nói điều gì?

3- Nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu văn bản trên.

4-Theo em, vì sao trong lời ru thấm hơi xuân ấy, người mẹ lại mong con mình lớn lên làm thi sĩ? Từ mong ước của người mẹ trong bài thơ, em có suy nghĩ gì về vai trò của văn chương trong việc bồi đắp tâm hồn con người?

Bài 2(4đ): Nhắc đến Nguyễn Khuyến người ta không thể nào không nhắc đến chùm thơ thu của ông. Trong chùm thơ thu ấy có ba bài thơ thôi nhưng lại mang đến tất cả những cảnh mùa thu trên làng cảnh quê hương Việt Nam. Đặc biệt trong đó có bài thơ Thu điếu không những mang đến cho ta cảnh vật mùa thu mà còn mang đến những tâm trạng của nhà thơ và thú câu cá mùa thu:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)

 

Từ việc phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ trên, em hãy viết một bài văn để làm sang tỏ nội dung trên.

Bài 3:(10đ):  Giờ ra chơi, một nhóm học trò tiểu học xúm nhau lại kể “các chuyện trên đời”:

– Nhà tớ bốn tầng sơn xanh!

– Bố tớ mua ô tô rồi nhé!

– Bác tớ ở hẳn khu biệt thự!

– Còn ông tớ cực tốt! – Riêng Ngọc Anh trịnh trọng tuyên bố…

Tự lời nói thơ ngây của cô bé Ngọc Anh kia đã chứa đựng một triết lí. Đó là triết lí gì? Em có suy nghĩ gì về triết lí ấy?

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

             Giám thị 2:…………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NAM TRỰC    ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG HSG THÁNG 4

     TRUỜNG THCS NGUYỄN HIỀN                           MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

                                                                                             NĂM HỌC: 2019-2020

                                                                         Thời gian làm bài: 120’( không kể thời gian giao đề)

Lưu ý : Đề khảo sát này gồm 1trang

Bài 1:(4đ) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Được thư mẹ… Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)

Câu 1. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Trong đoạn văn có những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. “Lí tưởng” mà liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhắc đến trong đoạn văn trên là gì?

Câu 3. Đọc đoạn nhật kí trên, điều gì khiến em xúc động nhất.

Câu 4.Em có suy nghĩ gì về sự hi sinh của những người trẻ tuổi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc? (trình bày trong khoảng 7 dòng)

Bài 2:(6đ)  Có ý kiến nhận xét rằng:

"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động, nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.”

Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sang tỏ ý kiến trên.

Bài 3:(10đ):  Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay.

----------HẾT----------

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………………… SBD:……………….

Chữ kí : Giám thị1:……………………………………………………………………………………….

                Giám thị2:………………………………………………………………………………………..

 

 

0
13 tháng 3 2020

Bài 1:Với mỗi câu chủ đề sau, triển khai thành một đoạn văn hoàn chỉnh(từ 10-15 dòng)

a)Trước hết, ca dao Việt Nam nói lên tình cảm gia đình đằm thắm của người bình dân Việt Nam,

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

   Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.


 

b)Ca dao còn thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết của người Việt Nam.

Kho tàng ca dao vô cùng phong phú. Nó diễn tả muôn vàn tình cảm của nhân dân ta. Đẹp đẽ nhất là ca dao nói về tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước.

Với lời lẽ mềm mại và trong sáng, ca dao đã phác thảo lên một đất nước tuyệt đẹp trước mắt mọi người. Từ Lạng Sơn hùng vĩ có núi Thành Lạng, có sông Tam Cờ, đến Thủ đô Hà Nội được ca dao vẽ nên với những “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” luôn khiến lòng người ngẩn ngơ:

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ

Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.

Và ca dao còn đưa ta tới xứ Huế mộng mơ với giọng hò xa vọng:

Lờ đờ bỏng ngủ trăng chênh

Giọng hò xa vọng thắm tình nước non.

Chúng em thấy rõ trong ca dao một “Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”. Những câu ca dao ấy đầy sức truyền cảm, càng làm cho em thêm yêu đất nước Việt Nam.

Ca dao còn bồi đắp cho tuổi thơ chúng em tình cảm gắn bó thân thiết với quê hương làng xóm. Làng ta nhỏ bé, đơn sơ mà thắm đượm tình người. Với tinh yêu xóm làng tha thiết, ca dao gợi lên trước ta một làng quê ở “phong cảnh hữu tình, dân cư giang khúc như hình con long”. Tuy cuộc sống phải dãi nắng dầm mưa, nhưng niềm vui vẫn tăng lên gấp bội khi đồng lúa ngày một xanh tốt. Sự cần cù lao động dường như được ca dao biến thành sự kì diệu của thiên nhiên cho đất nước.

Nhờ trời hạ kế sang đông

Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi

 Vụ năm cho đến vụ mười

 Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.

Tinh cảm của người dân gắn chặt với làng quê. Công việc mệt mỏi nhưng thật vui: Ngày ngày tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên.

Đồng lúa quê hương tuy bình dị, nhưng lại đẹp trong con mắt của những người yêu làng quê mình. Ca dao đã vẽ nên một cánh đồng lúa xanh mướt và tình cảm cũng dạt dào.

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

Ca dao làm cho ta thường thấy rõ từng cây lúa một trong cả cánh đồng lúa rộng mênh mông đó:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.

Để có được ngày hôm nay, bao anh hùng đã ngã xuống. Các câu ca dao xưa còn in sâu những nét đó.

Lạy trời cho cả gió lên,

Cờ vua Bình Định bay trên khung thành.

Với tấm lòng quý trọng, nhân dân xưa luôn mong ước hòa hình trên đất nước. Họ mong muốn gió nổi thật to để cờ nghĩa quân của đức vua hay phần phật trên khắp mọi miền.



 

c)Tục ngữ Việt Nam đúc rút kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt đời sống.

Việt Nam ta có kho tàng tục ngữ, ca dao rất phong phú và đa dạng. Tục ngữ, ca dao là những câu nói ngắn gọn thể hiện kinh nghiệm của dân gian về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có lao động sản xuất. Những kinh nghiệm đó xuất phát từ thực tế việc quan sát công cuộc lao động để sản xuất ra của cải vật chất của dân gian. Có ý kiến cho rằng: " Tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay."

Qủa thật tục ngữ chính là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa. Tục ngữ vốn chính là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt; tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội; được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng ca dao tục ngữ vô giá về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có nhiều lĩnh vực chưa được khoa học kiểm chứng nhưng vẫn đưa vào thực hiện và đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh những hiểu biết của nhân dân về thế giới tự nhiên và công cuộc lao động chinh phục thế giới ấy. Ta có thể kể đến câu tục ngữ:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm về khoảng thời gian tháng năm, tháng mười. Tháng năm đên ngắn (chưa kịp nằm trời đã sáng), tháng mười ngày ngắn (chưa kịp cười đã tối). Như vậy, tháng năm (suy rộng ra là mùa hè) ngày dài, tháng mười (suy rộng ra là mùa đông) đêm dài. Hiểu biết trên đây xuất phát từ những lần quan sát và trải nghiệm thực tế. Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp; chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí… Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ. Cùng nội dung về thiên nhiên, câu tục ngữ sau đây phản ánh hiểu biết của dân gian về thời tiết:

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Kinh nghiệm về những hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên cũng được đúc rút và cho kết quả rất chính xác. Khi trời nhiều sao “mau sao” thì sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít sao “vắng sao” thì mưa. Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ cũng là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, mây ít trời quang vậy sẽ có nắng; nhiều mây nên nhìn thấy ít sao, mây nhiều vậy trời sẽ mưa. Đây là một trong những kiến thức đơn giản, nhìn sao trên trời đêm hôm trước có thể đoán trước được thời tiết của ngày hôm sau để sắp xếp công việc. 

Không những thế tục ngữ còn là kho tàng trí tuệ của nhân dân xưa. Đối với con người, học tập là công việc quan trọng suốt đời nên phải biết học tập mọi lúc, mọi nơi, từ nhiều người, nhiều nguồn:

Không thầy đố mày làm nên.

Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa cũng là một cách học quan trọng, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương, tu dưỡng nhân cách.Tục ngữ thể hiện những tri thức quý báu của nhân dân về mọi mặt trong đời sống của con người. Đó đều là những hiểu biết vàng mười đã được thời gian và sự thật cuộc sống thử thách, sàng lọc. Điều đặc biệt là vốn tri thức ấy lại được diễn đạt bằng những hình thức vô cùng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền. Và bởi thế, cho đến ngày nay và mai sau, đó thực sự là vốn quý của chúng ta, giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu rộng về tự nhiên và xã hội.

Xã hội chúng ta ngày càng phát triển kèm theo đó là những thành tự về khoa học kĩ thuật ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu con người. Giờ đây chúng ta có thể dễ dàng biết được thời tiết thông qua truyền hình dự báo thời tiết, hay cách gieo trồng. Tuy nhiên không phải vì thế mà những câu tục ngữ mà ông cha ta truyền dậy lại mai một không còn ý nghĩa nữa. Nó vẫn luôn có ý nghĩa thực tiễn vận dụng vào trong cuộc sống thường này đặc biệt đối với những người nông dân chân chất lam lũ, họ vẫn luôn ghi nhớ những lời dạy mà ông cha ta để lại để áp dụng vào trong đời sống lao động sản xuất thường ngày, những lí lẽ, những tri thức mà ông cha ta truyền bảo vẫn sẽ sống mãi với thời gian.

Qua các câu tục ngữ mà cha ông ta để lại đã thể hiện trình độ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống mà cha ông đã đúc rút qua nhiều năm tháng. Nhờ những câu tục ngữ đó, chúng ta đã tìm ra được rất nhiều phương pháp tưởng chừng như rơi vào bế tắc. Có như vậy chúng ta mới biết quý trọng những gì mà cha ông để lại, mỗi người chúng ta hãy sống và làm việc thật tốt để xứng đáng với những gì cha ông để lại.

13 tháng 3 2020

THANK YOU , MERCI

22 tháng 7 2020

1. Nhà thơ muốn nói đến lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú  của tiếng Việt.

2. Tiếng người dân tha thiết nói thường nghe như hát.

3.

Câu rút gọn: ''Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh''

Rút gọn thành phần CN

Khôi phục: Lời tiếng việt kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

4 tháng 5 2018

Lời nói gói vàng bởi nó phản ánh trình độ văn hoá của con người là thước đo nhân cách của con người. Qua lời nói ta có thể đánh giá con người đó tốt hay xấu, tin tưởng hay không nên tin tưởng. Những lời nói đúng đắn đem lại những hiệu quả bất ngờ. Ta cần nhớ trong lịch sử nước nhà thiên tài Nguyễn Trãi với ngòi bút của mình đã hạ được rất nhiều thành của giặc mà không phải mất một mũi tên hòn đạn nào chỉ bằng những lời phân tích thiệt hơn, phải trái, đúng sai. Phan Huy Chú đánh giá ngòi bút của Nguyễn Trãi có sức mạnh hơn mười vạn quân. Trường hợp như vậy còn quý hơn cả gói vàng. Trong cuộc sống cũng vậy, cùng bán một thứ hàng nhưng người ăn nói nhẹ nhàng sẽ thu hút được khách mua nhiều hơn, những người cáu cẳn sẽ bán hàng được ít hơn.

Phần I. Văn: (2 điểm)Câu 1: (1 điểm)Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt.Câu 2: (1 điểm)Vì sao : Bài thơ  “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ?Phần II. Tiếng Việt...
Đọc tiếp

Phần I. Văn: (2 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt.

Câu 2: (1 điểm)

Vì sao : Bài thơ  “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ?

Phần II. Tiếng Việt : (2 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Điệp ngữ là gì?

Câu 2: (1 điểm)

Tìm và chỉ ra tác dụng của  phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

( Trích Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)

Phần III. Tập làm văn: (6 điểm)                                   

Đề bài : Cảm nghĩ về bà (bà nội hoặc bà ngoại) của em.

0
Câu 1 Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có đoạn:“Cháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi, cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơ.”( Ngữ Văn 7, tập 1, NXBGD)Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên.Câu 2Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy...
Đọc tiếp

Câu 1 

Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có đoạn:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

( Ngữ Văn 7, tập 1, NXBGD)

Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên.

Câu 2

Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”.

Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó

Câu 3

Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự sống”

(Lep Tôn- xtôi).

Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.

Câu 4

· "Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!"

· (Trích bài thơ "Tre Việt Nam" - Nguyễn Duy)

· Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.

Câu 5

· Trong văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô - đê (SGK Ngữ văn 6- T2), trước khi chia tay các em học sinh thân yêu của mình, thầy Ha- men đã nói: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...".

· Hãy trình bày cảm nhận của em về lời nói trên bằng một đoạn văn ngắn

· Câu 6

· "Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng".

· (Vũ Tú Nam)

· Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn.

· Câu 7

· Mưa sông
Gió bỗng thổi ào, mây thấp lối
Buồm căng muốn rách, nước trôi nhanh
Trên đường cát bụi vùng theo gió
Nón mới cô kia lật nửa vành
Ếch gọi nhau hoài tự mấy ao
Trên bờ, cây hoảng hốt lao xao
Đò ngang vội vã chèo vô bến
Lớp lớp tràn sông đợt sóng trào
Buồm rơi trơ lại cột tre gầy
Loang loáng chân trời chớp xé mây
Chim lẻ vội vàng bay nhớn nhác
Mưa gieo nặng hột xuống sông đầy

· (Nguyễn Bính)

· Từ nội dung bài thơ trên và qua thực tế. Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh mưa trên sông.

0
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang xuân thủy tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ...
Đọc tiếp

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. 

0
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang xuân thủy tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ...
Đọc tiếp

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. 

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

0