K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2021
Câu 1.– Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật.– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm  Câu 2. Nhân vật trữ tình “em” hiện lên trong đoạn thơ là người phụ nữ lặng thầm hi sinh hết mình vì người mình yêu, sống bao dung, vị tha. Tác giả thể hiện tấm lòng tri ân, yêu thương, trân trọng người phụ nữ mình yêu. Xem người phụ nữ ấy là báu vật, là “bông cúc nhỏ hoa vàng”, là “sớm mai tuổi trẻ”, là người bao dung, nhân hậu đã “chở che và gìn giữ”. Câu 3. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong văn bản trên và nêu tác dụng.– Biện pháp tu từ: điệp cấu trúc : “khi tàu đông; khi anh vắng; khi những điều…”– Hiệu quả: tăng tính nhạc cho đoạn thơ, làm đoạn thơ giàu nhịp điệu và góp phần bộc lộ cảm xúc yêu thương, trân trọng, biết ơn của tác giả đối với người phụ nữ mà mình yêu thương. Em như bao trùm lên toàn bộ kí ức, kỷ niệm, bất kì lúc nào, bất kì nơi đâu, trong mọi hoàn cảnh, em luôn ở đấy, luôn bên cạnh anh. Em là lẽ sống và giá trị tồn tại của đời anh. Câu 4. Ý nghĩa của hình ảnh “bông cúc nhỏ hoa vàng”:+ Là hình ảnh thiên nhiên đẹp.+ Bông hoa cúc vàng nhỏ bé, yếu đuối, mong manh cần chở che.+ Bông cúc vàng khiêm nhường giữa miền gió cát nhưng vẫn lặng lẽ dâng đời màu hoa đẹp nhất.+ Đây là hình ảnh ẩn dụ chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ. Bông cúc nhỏ khiêm nhường, thuỷ chung, nghĩa tình.+ Lòng biết ơn trân trọng của nhà thơ với người phụ nữ yêu thương của mình. Câu 5.Thông điệp của đoạn thơ: Hãy yêu thương và trân trọng người con gái, người phụ nữ đã lặng thầm hi sinh vì mình. Lòng biết ơn sâu nặng, sự trân trọng, yêu thương. Vui lòng ghi rõ nguồn khi đăng tải lại.
12 tháng 4 2021

Câu 1.– Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật.– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 

 Câu 2. Nhân vật trữ tình “em” hiện lên trong đoạn thơ là người phụ nữ lặng thầm hi sinh hết mình vì người mình yêu, sống bao dung, vị tha. Tác giả thể hiện tấm lòng tri ân, yêu thương, trân trọng người phụ nữ mình yêu. Xem người phụ nữ ấy là báu vật, là “bông cúc nhỏ hoa vàng”, là “sớm mai tuổi trẻ”, là người bao dung, nhân hậu đã “chở che và gìn giữ”. 

Câu 3. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong văn bản trên và nêu tác dụng.– Biện pháp tu từ: điệp cấu trúc : “khi tàu đông; khi anh vắng; khi những điều…”– Hiệu quả: tăng tính nhạc cho đoạn thơ, làm đoạn thơ giàu nhịp điệu và góp phần bộc lộ cảm xúc yêu thương, trân trọng, biết ơn của tác giả đối với người phụ nữ mà mình yêu thương. Em như bao trùm lên toàn bộ kí ức, kỷ niệm, bất kì lúc nào, bất kì nơi đâu, trong mọi hoàn cảnh, em luôn ở đấy, luôn bên cạnh anh. Em là lẽ sống và giá trị tồn tại của đời anh. 

Câu 4. Ý nghĩa của hình ảnh “bông cúc nhỏ hoa vàng”:+ Là hình ảnh thiên nhiên đẹp.+ Bông hoa cúc vàng nhỏ bé, yếu đuối, mong manh cần chở che.+ Bông cúc vàng khiêm nhường giữa miền gió cát nhưng vẫn lặng lẽ dâng đời màu hoa đẹp nhất.+ Đây là hình ảnh ẩn dụ chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ. Bông cúc nhỏ khiêm nhường, thuỷ chung, nghĩa tình.+ Lòng biết ơn trân trọng của nhà thơ với người phụ nữ yêu thương của mình. 

Câu 5.Thông điệp của đoạn thơ: Hãy yêu thương và trân trọng người con gái, người phụ nữ đã lặng thầm hi sinh vì mình. Lòng biết ơn sâu nặng, sự trân trọng, yêu thương. Vui lòng ghi rõ nguồn khi đăng tải lại.

Hello!Chúng tôi mời các bạn tới một project mới từ Bingbe mà chúng tôi muốn bạn tham giaSorry vì lời mời đột ngột nhưng mà do khi chúng tôi liên tục tạo project này thì nó luôn luôn mất khi chúng tôi tải lại trangChúng tôi nghĩ đó là do không có ai làm bạn với người điều hành project nên anh ấy/ cô ấy không mời ai vào được cả!Chúng tôi bắt đầu suy nghĩ và truyền cảm hứng cho mọi...
Đọc tiếp

Hello!

Chúng tôi mời các bạn tới một project mới từ Bingbe mà chúng tôi muốn bạn tham gia

Sorry vì lời mời đột ngột nhưng mà do khi chúng tôi liên tục tạo project này thì nó luôn luôn mất khi chúng tôi tải lại trang

Chúng tôi nghĩ đó là do không có ai làm bạn với người điều hành project nên anh ấy/ cô ấy không mời ai vào được cả!

Chúng tôi bắt đầu suy nghĩ và truyền cảm hứng cho mọi người làm bạn với người điều hành!

Hy vọng các bạn sẽ làm bạn với anh ấy/ cô ấy!

The Killer(bạn của người điều hành)

Oh, mà này, các bạn có biết cách đăng nhập vào Bingbe không?

Dễ í mà! Chỉ việc làm theo chỉ dẫn của tôi:

Các bạn tìm tên của bạn cùng avt của bạn góc bên tay phải của bạn phía trên, ngay cạnh chữ "mua thẻ học" đấy!(với những người không mua vip)

Các bạn tìm chữ "trang cá nhân Bingbe" rồi gõ tài khoản và mật khẩu của bạn ở trang olm này

Hãy tìm "The Maker" thật nhanh(!)vì anh ấy/ cô ấy vừa mới đăng câu hỏi hay thông báo này và kết bạn với T.M

Night Hunter(T.M ver. negative)

HEY!LUẬT RẤT ĐƠN GIẢN VÀ RẤT KHÓ!

CÁC BẠN CHỈ CẦN LÀ MỘT NGƯỜI GIỎI TIẾNG ANH HOẶC ÂM NHẠC HOẶC CẢ HAI GHÉP VÀO NHAU!

Xin lỗi, quên tắt phím Capslock...

Test 1: Các bạn sẽ phải làm một bài hát bằng tiếng anh với chỉ một câu nói, thường thì các bài hát sẽ chỉ dài 2 phút tương đương với 2/3 tờ giấy vở viết của bạn nên không lo, nếu thấy khó quá, T.M sẽ cho bạn thêm 5 câu ví dụ nữa

Test 2: Test này hơi nâng cao xíu, ai làm được T.M sẽ cho làm Lớp Hoàng Gia(sẽ giải thích sau khi các bạn làm theo văn bản này)

Các bạn làm một bài hát bằng tiếng Mỹ và dài 5 phút với chỉ MỘT CÂU DUY NHẤT 

Các bạn vẽ trong trí tưởng tượng

này,nếu điều đó quá khó thì thui, tui không trách, nhưng nếu ko tham gia thì làm ơn cũng cho tui bít vì sao nó dont work đi chớ!!

khổ quá!giúp người có tài năng đê!làm việc tốt đê mấy man!!

việc tham gia là ko bắt buộc

The Maker

Vậy hy vọng các bạn sẽ vui lòng giúp chúng tôi!

Người điều hành(full name)

The Maker Storia Mc Author

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ngày mai con hãy yên lòng đến những miền xa Có thể còn những điều con quên Nhưng có điều này con phải nhớ Rằng biển quê mình Dẫu còn lắm phong ba bão tố Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ Những cơn bão có tên và không tên Nhưng như phép mầu của đức tin Người dân nơi xóm chài mỗi sớm mặt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ngày mai con hãy yên lòng đến những miền xa

Có thể còn những điều con quên

Nhưng có điều này con phải nhớ

Rằng biển quê mình

Dẫu còn lắm phong ba bão tố

Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ

Những cơn bão có tên và không tên

Nhưng như phép mầu của đức tin

Người dân nơi xóm chài mỗi sớm mặt trời lên

Vẫn hiên ngang ngẩng mặt chào biển rộng

Đất quê cằn, nhọc nhằn gió cát

Phải bắt đầu từ biển, đi lên từ biển

Ông cha nghìn đời

Bắp tay cuộn dưới mặt trời

Da nhuộm hồng nước biển

Lẽ nào cháu con quên lưới vây, lưới cản

Lẽ nào bỏ nghề đi lộng đi khơi

Bão giông là việc của Trời

Nén tiếng khóc, dằn lòng sau bão

Vững bước lên thuyền mặt biển chiều hôm

Lạy trời cho cả gió nồm

Ghe ra biển lớn mươi hôm ghe về

(Trích Vọng Hải Đài, Bùi Công Minh, baodanang.vn,

Chủ nhật, 

22/04/2021,21:27{GMT+7})

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ:

Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ

Câu 3: Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về hình ảnh con người trước biển?

Bão giông là việc của Trời

            Nén tiếng khóc, dằn lòng sau bão

                           Vững bước lên thuyền mặt biển chiều hôm

Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối với biển cả quê hương được thể hiện trong đoạn trích?

23

câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật là so sánh

Câu 3: Những câu thơ trên miêu tả rõ hình ảnh con người trước biển: dù bão dông, thiên nhiên khắc nghiệt như nào thì con người vẫn luôn lạc quan hướng về phía trước, con người vẫn bình thản, chịu đựng những đau thương, khó khăn thử thách 

Câu 4: tình yêu quê hương biển cả được tác giả thể hiện qua đoạn trích: tác giả đã dành tình yêu tha thiết với que hương mình, dù có bão giông, gió lốc thì biển vẫn là nơi tìm về của những đứa con làng chài. Biển còn là nơi ông cha ta làm lên tất cả vì vậy tình yêu biển vả còn là sự biết ơn, chân trọng quá khứ.

17 tháng 5 2021

Câu 1 : Đoạn trính trên được viết theo thể thơ : Tự do

Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng : So sánh

Câu3 : 

- Hình tượng biển ( thiên nhiên ) dù bão giông,khắc nghiệt thì những con người lao động không vì thế mà sợ hãi - đó là cách con người làm chủ được thiên nhiên,coi đó chỉ như một thử thách,một lẽ thường tình của mẹ thiên nhiên,họ vẫn bình thản,bản lĩnh,kiên cường trước những đau thương mà thiiên nhiên gây ra.

- Người lao động Việt Nam mạnh mẽ,cần cù,luôn lạc quan,kiên cường vượt qua khó khăn vững bước trên mặt biển

Câu 4 : 

 Qua đoạn trích,có thể thấy được rõ nét nhất 2 thứ : Tình cảm sâu nặng mà tác giả dành cho  biển cả quê hương và sư trân trọng công lao của ông cha ta trong quá khứ.Tình cảm của tác giả dành cho biển cả quê hương rất sâu sắc,dẫu có khắc nghiệt, khó khăn nhưng biển vẫn là nơi nuôi sống những con người Việt Nam,là nhà,là nơi ta tìm về.Đặc biệt,tình yêu không chỉ thể hiện qua sự trân trọng quá khứ, biết ơn công lao cha ông ta,phát huy lại truyền thống dân tộc,tao nên sức mạnh đoàn kết giữa người với người

Cho đoạn trích: với những thằng con trai mười tám tuổi đất nước là nhịp tim có thể khác thường là một làn mây mỏng đến bâng khuâng là mùi mồ hôi thật thà của lính đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội hay một bữa cơm rau rừng chúng tôi không muốn chết vì hư danh không thể chết vì tiền bạc chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích:

với những thằng con trai mười tám tuổi

đất nước là nhịp tim có thể khác thường

là một làn mây mỏng đến bâng khuâng

là mùi mồ hôi thật thà của lính

đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội

hay một bữa cơm rau rừng

chúng tôi không muốn chết vì hư danh

không thể chết vì tiền bạc

chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng

những liều thân vô ích

đất nước đẹp mênh mang

đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt

chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết

 (Trích Thử nói về hạnh phúc, Thanh Thảo)

 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Trong đoạn thơ trên, chúng tôi dám chết cho đối tượng nào? (0.5 điểm)

Câu 2. Theo đoạn trích, đất nước với những thằng con trai mười tám tuổi là gì? (0.75 điểm)

Câu 3. Việc không viết hoa chữ cái đầu dòng thơ có tác dụng gì? (0.75 điểm)

Câu 4. Đất nước với anh/chị là gì? (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) (1.0 điểm)

3
12 tháng 12 2021

.

2 tháng 4 2024

loading... loading... 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đá san hô kê lên thành sân khấu Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa   Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng Đá củ đậu bay như lũ chim hoang Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đá san hô kê lên thành sân khấu

Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà

Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ

Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa

 

Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng

Đá củ đậu bay như lũ chim hoang

Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu

Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn…

 

Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc

Người xem ngổn ngang cũng… rặt lính trọc đầu

Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc

Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau

 

[…] Nào hát lên cho đêm tối biết

Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây

Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió

Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này.

 

(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa,

Bên cửa sổ máy bay, NXB Tác phẩm mới, 1985)

Câu 1: Đoạn  trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi biển đảo.

Câu 3: Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về cuộc sống của người lính nơi đảo xa?

Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc

 Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau.

Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với người lính đảo trong đoạn trích.

49
14 tháng 5 2021

1

Thể thơ: tự do

2

Hai hình ảnh nói đến sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi biển đảo:

- Gió rát mặt, Đá củ đậu bay, Nước ngọt hiếm…

(Thí sinh chỉ ra đúng 2 hình ảnh được 0.5 điểm).

3

Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc

  Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau.

Hai dòng thơ trên cho thấy cuộc sống của người lính nơi đảo xa:

- Đó là cuộc sống vô cùng khó khăn, gian khổ, mà người lính thường xuyên phải đối diện (gió bão, thiếu thốn…)

- Tuy nhiên những người lính vẫn lạc quan, yêu đời.

4

- Tác giả thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với cuộc sống của những người lính đảo.

- Đồng thời cho thấy sự trân trọng những phẩm chất đáng quý: tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực phi thường và tình yêu tổ quốc.

-> Nhận xét về tình cảm:

- Đây là những tình cảm chân thành, thể hiện trái tim yêu thương tinh tế, sâu sắc của tác giả.

- Tình cảm của tác giả cũng là đại diện cho tất cả những người dân Việt Nam dành tình yêu thương, sự cảm phục gửi đến những người lính nơi đảo xa.

Câu 1 :thể thơ tự do

Câu 2: Những hình ảnh thể hiện cho sự gian khó ở Trường Sa: đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn mấy cánh gà, gió rát mặt, đảo thay hình dáng, sỏi cát bay như lũ chim hoang.

Câu 3:

Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc

  Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau.

Hai dòng thơ trên cho thấy cuộc sống của người lính nơi đảo xa:

- Đó là cuộc sống vô cùng khó khăn, gian khổ, mà người lính thường xuyên phải đối diện (gió bão, thiếu thốn…)

- Tuy nhiên những người lính vẫn lạc quan, yêu đời.

Câu 4 :Đoạn thơ trích trong bài "Lính đảo hát tình ca trên đảo" của tác giả Trần Đăng Khoa đã khẳng định được tinh thần lạc quan, tươi trẻ của những người lính hải đảo nơi Trường Sa khắc nghiệt cùng tinh thần yêu nước, hướng về tổ quốc của họ. Thật vậy, hình ảnh những người lính hải đảo hiện lên với tầm vóc vĩ đại và tình yêu bất biến dành cho tổ quốc. Đầu tiên, họ là những người lính bất chấp những khó khăn gian khổ để hoàn thành tốt công việc. Điều kiện ở Trường Sa vô cùng khó khăn và khắc nghiệt: gió rát mặt, đảo thay đổi hình dạng, sỏi cát bay như lũ chim hoang. Ở nơi biển đảo hẻo lánh ấy, những người lính hải quân vẫn hiên ngang và cất lên bài hát của tuổi trẻ. Không những có phẩm chất kiên cường mà ta còn thấy được tinh thần tươi trẻ và yêu đời của những người lính ấy. Thứ hai, họ là những người lính khát khao cống hiến cho tổ quốc. Tình yêu của họ được gửi gắm vào lời hát và tiếng lòng của trái tim "Nào hát lên". Tình yêu ấy là động lực để họ "đứng vững" trước những khó khăn và họ còn muốn hát lên cho trời đất, mây nước biết. Tổ quốc đối với những người lính trẻ là thiêng liêng và vĩnh hằng biết nhường nào. Tóm lại, đoạn thơ cho ta thấy được phong thái yêu đời cùng tình yêu tổ quốc của những người lính hải đảo ấy.

    “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng và xế chiều, hoặc đứng bóng và sầm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi (…), cạnh con nước lớn. Cả rừng (…) hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một...
Đọc tiếp

    “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng và xế chiều, hoặc đứng bóng và sầm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi (…), cạnh con nước lớn. Cả rừng (…) hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”.

 

Câu 1 (1 điểm): Điền từ còn thiếu vào chỗ trống và cho biết đoạn trích này  trích trong tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả của tác phẩm đó?

Câu 2 (2 điểm): Nêu những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 3 (2 điểm): Nhà văn đã cảm nhận hình tượng trong đoạn trích trên bằng những giác quan nào?

Câu 4 (5 điểm); Viết một đoạn văn (Khoảng 200 chữ) nói lên cảm nhận của mình về hình tượng được nói đến trong đoạn trích trên.


 

1
8 tháng 4 2020

Ai làm hộ em với ạ

I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:             Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời của mình....
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

            Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời của mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con mà vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.”

            Đó chính là lí do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lí do đó mà thôi.

            Kinh Talmud viết: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói.

            […] Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Vì sao nhân vật tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương.

Câu 3: Theo em, việc tác giả trích câu “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” trong Kinh Talmud có ý nghĩa gì?

Câu 4: Em rút ra được thông điệp gì từ những câu văn sau: “Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình.”?

10
14 tháng 5 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2: Lí do để nhân vật tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương đó là lời nói của ba: Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.”

Câu 3: Việc tác giả trích câu “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” trong Kinh Talmud có ý nghĩa:

- Khi chúng ta dạy cho con cái mình những điều tốt đẹp, chúng sẽ mang những điều tốt đẹp đó để cư xử với tất cả mọi người xung quanh và dạy dỗ thế hệ sau.

- Những điều tốt đẹp ấy sẽ lan tỏa, có sức ảnh hưởng tích cực đến muôn đời sau.

- Làm tăng ý nghĩa, tính triết lí cho văn bản.

- Làm tăng sức thuyết phục, tin cậy cho nội dung mà tác giả muốn gửi gắm.

Câu 4:

- Trong cuộc đời mỗi người luôn có nhiều người thầy nhưng cha mẹ luôn là người thầy đầu tiên của con.

- Mỗi chúng ta sẽ cảm thấy ấm áp và hạnh phúc vô cùng khi được học những điều bình dị từ chính người cha yêu quý của mình. Cha luôn là người dành cả tình yêu thương và tấm lòng bao la của tình phụ tử thiêng liêng để chỉ bảo ta trên đường đời.

- Bài học từ người thầy đầu tiên ấy là điều vô cùng quý giá, sẽ để lại dấu ấn sâu sắc và gợi nhiều kỉ niệm để nhớ về trên chặng đường sau này.

14 tháng 5 2021

ko biet

Câu1:Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy Như buổi đầu hò hẹn, say mê Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng vềMà nói vậy: "Trái tim anh đó Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ, và phần để em yêu..." Em xấu hổ: "Thế cũng nhiều anh nhỉ!"Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí Dắt nhau đi, cho đến sáng mai nay Anh đón em về,...
Đọc tiếp

Câu1:

Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy
Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy
Như buổi đầu hò hẹn, say mê
Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về
Mà nói vậy: "Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu..."
Em xấu hổ: "Thế cũng nhiều anh nhỉ!"
Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí
Dắt nhau đi, cho đến sáng mai nay
Anh đón em về, xuân cũng đến trong tay!

1)Phương thức biểu đạt của văn bản trên

​2)Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ

​3)Viết 7-10 dòng nói lên cảm xúc của mìnhvê đoạn thơ trên​​

​Câu 2:Nhà thơ Quang Dũng đã xây dựng một bức tương đài về người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp của người chiến sĩ Thăng Long -Hà Nội của dân tộc Việt Nam.Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên

0
II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm)           Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn thử thách. Câu 2: (5.0 điểm)           - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu…...
Đọc tiếp

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

          Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn thử thách.

Câu 2: (5.0 điểm)

          - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…

          - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

          - Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…

          - Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?

          - Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?

           Lát lâu sau mụ lại nói tiếp:

          - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

          - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi.

          - Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu,

Ngữ văn 12, 

Tập 2, NXB Giáo dục, tr.76)

          Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, anh/chị cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

51