Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thánh gióng ( Sự kiện chính )
- Sự ra đời kì lạ và lớn lên của Thánh gióng ( Bà mẹ ướm chân vào vết chân to , Thánh Gióng lên 3 tuổi vẫn không biết đi biết nói )
- Giặc xâm chiếm , Thánh Gióng lớn nhanh như thổi ( Vua cho tìm người đánh giặc , nghe tin Gióng liền gọi Sứ Giả lại kêu làm giáp sắt ,....Thánh Gióng ăn nhiều nhà không có gạo liền kêu gọi bà con góp gạo nuôi Gióng)
- Gióng đánh tan giặc
- Gióng bay lên trời
Em thích câu chuyện Thánh Gióng vì câu chuyện nói về người anh hùng đánh giặc cứu nước
Sự tích Hồ Gươm
- Giặc Minh xâm chiếm nước Nam . Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm đánh tan giặc
- Người chài tên Thận 3 lần kéo được lưỡi gươm . Chàng tham gia nghĩa quân
- Lê Lợi tìm được chuôi gươm nạm ngọc
- Lưỡi gươm và chuôi gươm vừa như in . Lê Thận tặng cho vua
- Vua đánh tan giặc
Thánh Gióng: Truyền thuyết kể về một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã biến thành người lớn và trở thành anh hùng chiến đấu chống lại quân xâm lược, giúp bảo vệ đất nước.
Sự tích Hồ Gươm: Sử ký lại một câu chuyện về việc vua Lê Lợi nhận được thanh kiếm Thuận Thiên của chúa Trần, dùng để đánh đuổi quân Minh, và sau đó trả lại kiếm cho rồng vàng ở Hồ Gươm.
Bánh chưng, bánh tét: Câu chuyện kể về ông Hùng Vương - vị vua đầu tiên của nước Việt Nam - đã lập ra món bánh chưng/bánh tét để giành chiến thắng trong cuộc thi tìm người kế nhiệm vị trí của ông
EM HÃY CHỨNG MINH VĂN BẢN :SỰ TÍCH HỒ GƯƠM LÀ TRUYỀN THUYẾT
CƠ HỘI KIẾM 3 TICK ĐÂY
NHANH TAY NHANH TAY
Vì sự tích hồ Gươm kể về sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu huong li tưởng hóa (có yueesu tố tưởng tượng kì ảo) qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với dân tộc, đất nước hoặc cộng đồng dân cư một vùng.Bên cạnh đó, cũng có những truyền thuyết vua đề cao, vua phê phán nhân vật
Học tốt!!!
Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.
Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”.
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.
Cổng trường mở ra:
Nội dung:Như những dòng nhật kí tâm tình, sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng sâu nặng của mẹ dành cho con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống con người.
Nghệ thuật:
-Dùng hình thức tự bạch để nói lên tâm tư, tình cảm của mình.
-Ngôn từ biểu cảm.
Mẹ tôi:
Nội dung:Người mẹ có vai trò quan trọng trong gia đình. Phải yêu thương, tôn trọng cha mẹ.
Nghệ thuật
-Tạo hoàn cảnh chuyện hấp dẫn.
-Dùng hình thức viết thư.
-Ngôn từ biểu cảm, gần gũi.
Ta là thanh gươm thần trong trong truyện Sự tích Hồ Gươm, chắc các bạn rất muốn biết rõ về ta. Vậy hôm nay nhân buổi rỗi rãi, đất nước thanh bình ta sẽ kể lại câu chuyện này cho các bạn nghe.
Năm ấy, khi ta đang yên ổn nằm ở bên mình đức Long Quân để bảo vệ người mỗi khi người gặp bất trắc. Thì bỗng một hôm, ta nhận được lệnh của đức Long Quân:
- Ngươi hãy chuẩn bị lên trần gian cứu nhân dân khỏi lũ giặc cướp nước bạo tàn.
Nghe thấy nhân dân đang gặp hoạn nạn, ta thấy cần phải ngay lập tức cứu giúp dân lành. Bởi vậy, khi Đức Long Quân phán truyền ta liền tuân lệnh ngay, ngài nói:
- Ngươi hãy lên đó trước và để lại cái chuôi nạm ngọc, ta sẽ có cách gửi lên cho ngươi sau. Nhưng nhớ lên đó một cách thật khéo léo, đừng xuất hiện bất ngờ khiến bà con hoảng sợ.
Tuân lệnh đức Long Quân, đêm đó ta chờ anh ngư dân Lê Thận đi đánh cá mới vội hoá vào lưới của anh ta. Lần thứ nhất khi kéo lên thấy ta, anh ta tưởng ta chỉ là cục sắt bình thường nên vứt lại biển khơi, cho đến lần thứ hai cũng vậy, ta đâm ra lo quá. Nhưng may thay đến lần thứ ba, anh đã phát hiện ra ta là một thanh gươm nên đưa về nhà.
Về nằm ở góc nhà Lê Thận rồi, ta lại lo lắng không biết làm cách nào để gặp được chủ tướng của nghĩa quân. Thật may, anh đã gia nhập nghĩa quân. Khi đó ta thì ta biết chắc chủ tướng Lê Lợi sẽ ghé qua nhà Lê Thận. Ta cứ ung dung ngồi chờ. Cho đến một hôm, Lê Lợi đến nhà Lê Thận chơi, ta liền phát sáng báo hiệu cho chủ tướng biết và ta còn cố tình làm nổi bật dòng chữ “Thuận thiên” để chủ tướng biết ta là một thanh gươm quý. Nhưng có lẽ Lê Lợi cũng không nhận ra điều đó nên thản nhiên đút ta vào bao gươm của ông.
Cho đến một hôm, đức Long Quân gửi lên cho ta chiếc chuôi và người đã khéo léo để nó trên cây trước mắt của Lê Lợi. Người chủ tướng thông minh này đã nghĩ ngay đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, do vậy trở về ông liền tra chuôi vào chiếc gươm, chúng ta vừa như in, thế là ông đã nhận ra ta là một thanh gươm quý, lúc đó ta nghe thấy ông ta reo lên rất to:
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn.
Từ đó, ta luôn bên cạnh Lê Lợi và cũng từ đó tình thế thay đổi hẳn, nghĩa quân đã liên tục dành được những chiến công mới khiến bọn giặc bắt đầu lo sợ. Nghĩa quân của ta chiến đấu khí thế hơn trước nhiều. Thế ta ngày càng mạnh, thế địch ngày càng yếu. Nghĩa quân đi đến đâu quân giặc chết như ngả rạ đến đó. Vậy là chẳng bao lâu sau trên đất nước chẳng còn một bóng quân thù nào cả. Ta rất vui mừng khi thấy nhân dân reo hò, hạnh phúc trước thắng lợi của Lê Lợi.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được một năm thì ta nhận được lệnh của đức Long Quân đòi ta trở về dưới kia với rùa Kim Quy. Ta cảm thấy rất buồn vì phải xa những con người anh hùng dũng cảm, những người dân hiền lành, chất phác.
Ta nhớ hôm đó trời quang, mây tạnh, vua Lê cùng các quan trong triều đang dạo thuyền trên hồ thì anh bạn rùa ngàn tuổi xuất hiện. Trong lúc mọi người đang kinh ngạc, ta liền động đậy báo hiệu cho vua Lê Lợi biết. Hiểu ý của ta, vua Lê tháo ngay gươm đưa trả cho rùa vàng.
Thấm thoát đã bao năm, ta trở về chốn Thuỷ cung, ấy vậy mà trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về trần gian, do vậy thỉnh thoảng ta lại nhờ thần Kim Quy nổi lên mặt nước xem tình hình dân chúng dạo này ra sao. Thấy đất nước ta ngày một giàu đẹp là ta vui lắm rồi.
Thôi đã muộn rồi, ta phải trở về thuỷ cung không Long Quân lại trách phạt. Hẹn các cháu một dịp khác nhau nhé.
|
Bạn tham khảo:
Nội dung: ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV và giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc
Truyện “Sự tích Hồ Gươm” ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc