K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 2 2019

a. Nhân vật được nói tới trong câu ca dao là Thánh Gióng.

b. Những chi tiết thần kì trong truyện Thánh Gióng là:

- Sự sinh nở, ra đời thần kì: Bà mẹ Gióng đi làm đồng về thấy vết chân to ướm thử thì về thụ thai. Mang thai 12 tháng mới sinh (bình thường là 9 tháng 10 ngày)

- Lớn lên thần kì:

+ Gióng 3 tuổi mà chẳng nói chẳng cười nhưng tiếng nói cất lên đầu tiên là tiếng nói đòi đánh giặc.

+ Gióng đưa ra yêu cầu về sự chuẩn bị vũ khí để đánh giặc.

+ Gióng lớn nhanh như thổi: Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. => bà con làng xóm cùng góp gạo nuôi Gióng.

+ Ngày sứ giả đưa vũ khí đến thì Gióng bỗng vươn vai đứng dậy thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng.

- Lập chiến công thần kì: Gióng đi đến đâu, giặc chết như ngả giạ đến đấy. Vết chân ngựa còn hình thành đầm lầy, ao hồ. Roi sắt gãy, Gióng còn nhổ cả búi tre đánh giặc. Giặc tan, nước sạch bóng quân thù.

- Sự hóa thánh: Gióng đánh tan quân giặc, trông về quê mẹ vái lạy, cởi giáp rồi cả người cả ngựa bay về trời.

=> Chi tiết đẹp nhất là chi tiết Gióng hóa thánh, trở thành vị thần bất tử coi sóc và bảo vệ đất nước.

c. Hình tượng Gióng thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân:

- Ước mơ: Khi đất nước gặp nguy nan, luôn có những vị anh hùng tài cao trí lớn xuất hiện trợ giúp, bảo vệ đất nước.

- Quan niệm: các vị anh hùng sinh ra từ trong nhân dân và không mất đi, mà họ hóa thánh, trở thành vị thần phù trợ và hiển linh mỗi khi đất nước gặp nguy nan. Chi tiết kì ảo tô đậm quan niệm này và khiến hình ảnh người anh hùng trở nên lung linh, kì vĩ.

11 tháng 2 2019

a)Nhân vật trong tác phẩm truyện cổ tích mà em đã được học được nói đến trong câu ca dao trên là Thánh Gióng

b)Hình tượng nhân vật truyện cổ tích này được tạo ra bằng nhiều yếu tố thần kì.Các chi tiết thần kỳ ấy:

       + Ra đời: mẹ mang thai 12 tháng từ ngày ướm chân vào vết chân trên ruộng.

       + Trưởng thành: lên ba tuổi không biết đi, không biết nói cười.

       + Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi.

       + Khỏe mạnh, có thể cưỡi ngựa sắt, mặc được áo giáp sắt, vươn vai thành tráng sĩ.

       + Bay lên trời.

Với em , chi tiết thần kì Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi đẹp nhât vì nó ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).

c)Hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích này cho em những suy nghĩ về quan niệm và ước mơ của nhân dân ta:

+ Ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).

+ Thể hiện sự kì lạ và sức mạnh, ý thức của người anh hùng.

+ Tinh thần chống giặc của nhân dân, Gióng là đứa con mang sức mạnh toàn dân.

+ Tầm vóc, sức mạnh của anh hùng dân tộc trong tình thế cấp bách.

+ Ý nghĩa khắc phục khó khăn để đánh giặc, cây tre – loại cây thân thiết của người dân Việt Nam.

+ Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi, tính chính nghĩa của đấu tranh chống giặc, anh hùng thay trời trị tội bọn xâm lược.

d) Viết đoạn văn ngắn tưởng tượng và miêu tả lại cảnh chiến đấu của nhân vật cổ tích này.

             Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi.

   Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...

Dùng câu đố để thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến trong truyện dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng. Hình thức này có tác dụng sau:

-  Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.

-  Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển

-   Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe.

17 tháng 1 2019

1, mèo Doreamon

2, con chuột nào cũng sợ mèo

3, ông thọ

4,bóng của con voi

7, luộc cua lên

18 tháng 1 2019

Câu 1: Mèo Ú

Câu 2: Con chuột nào mà chả sợ mèo:((

Câu 3: Ông...Thọ

Câu 4: Cái bóng của con voi

Câu 5: Khả năng đẻ ra mèo và tiếng kêu "meo..meo"

Câu 6: *Ủa là câu trên mừ*

Câu 7: Ờ thì...Ta phải mang nó đi: nướng, luộc, xào, rán, chiên,.... Miễn là chín được con cua:((

      Học tốt nhé ~!!!!!!!!  ^ - ^

*So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Có hai kiểu so sánh:So sánh ngang bằngSo sánh không ngang bằng*Nhân hóa: là gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, ... trở...
Đọc tiếp

*So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có hai kiểu so sánh:

So sánh ngang bằng

So sánh không ngang bằng

*Nhân hóa: là gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, ... trở lên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Có hai kiểu nhân hóa:

Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

*Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có bốn kiểu ẩn dụ: hình thức - cách thức - phẩm chất – chuyển đổi cảm giác

*Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có bốn kiểu hoán dụ: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng – Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng – Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Câu hỏi: Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa

a, So sánh và ẩn dụ

b, Nhân hóa và ẩn dụ

c, Ẩn dụ và hoán dụ

4
18 tháng 3 2019

c,

Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

Khác nhau:

  • Hoán dụ: Các sự vật hiện tượng có quan hệ gần gũi với nhau.
  • Ẩn dụ: các sự vật, hiện tượng phải có những nét tương đồng với nhau.

Ví dụ:

Hoán dụ:  "Áo chàm đưa buổi phân ly"

=> Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).

Ẩn dụ:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."

(Viễn Phương)

=> Tác giả Viễn Phương sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).

a) -Giống nhau: đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau. 

-Khác nhau:

   + So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.

   + Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

4 tháng 9 2018

              THAM KHẢO NHÓE           

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là 
hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai 
dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không 
thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn 
lòng… 
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người 
đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học 
tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên 
cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người 
tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.Mẹ đâu biết khi mẹ lên 
nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn 
học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, 
nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: 
“Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.Đứng trước cửa, tôi 
bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước 

vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như 
đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm 
tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không 
kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo 
rồi tắm rửa đi!”.Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, 
mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau 
ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn 
quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ 
cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không 
ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói 
dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn 
chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở 
ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá. 
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà 
thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ 
vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi 
lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…Khi Thượng đế tạo ra 
con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi 
người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên 
con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không 
thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống 
giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi 
lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn 
rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa 
sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã 
biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi 
cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi. 
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. 
Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra 

được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn 
vẫn đang có, đó là tình thương. 
“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử 
Trao con ấm áp tựa nắng chiều”.

4 tháng 9 2018

nhok lạnh lùng , mơn b nha ><

22 tháng 10 2018

 Theo mik nghĩ là cây bìm bìm

19 tháng 3 2019

đó là nhân vật Hồ Chí Minh trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huê. Hình aanhr Bác hiện lên vừa giản dị, gần gũi , vừa cao cả, vĩ đại. Trong đêm khuya mưa lạnh, Bác lặng lẽ đốt lửa sưởi ấm cho các anh. Và cảm động hơn, Bác đi dém chăn cho từng người một. Tình yêu thương, sự quan tâm đó sao mà giản dị, gần gũi như thể đó là một người cha, người mẹ đang chăm chút cho từng đứa con của mình. bác nhón chân nhẹ nhàng vì sợ làm các anh tỉnh giấc , đã nói lên tấm lòng yêu thương mà Người dành cho các anh chiến sĩ. Bác nâng niu giấc ngủ của các anh như người mẹ hiền nâng niu, chăm chút cho những đứa con của mình. Bác hiện lên gần gũi, thân thương như một người cha mái tóc bạc phơ nhưng vẫn chưa bao giờ vơi những nỗi lo lắng cho các con của mình. Bác không ngủ được vì " Bác thương doàn dân công ",k "càng thương càng nóng ruột mau trời sáng mau mau ". Bác không chỉ chăm chút cho cac sanh chiến sĩ trong các lều tranh này mà Bác còn lo cho tất cả bộ đội và nhân dân . Bác lo cho chiến dịch , trái tim của Người sao mà mênh mông đến thế. Bác vừa gần gũi , thân thương , vừa cao cả , vĩ đại. Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ là hình ảnh của người cha giản dị, gần gũi nhưng cũng rất thiêng liêng và lớn lao.

22 tháng 10 2020

văn tự sự à

Mỗi  nhân vật đều có mỗi nét đặc điểm riêng , em thì thik nv cậu pé thông minh . Cậu bé sử lí mọi chuyện nhanh nhẹn ,thông minh . Cậu bé trải qua 4 tt mỗi tt mỗi đọ khó nó cao dần lên mà cậu bé vẫn xử lí nhanh nhẹn đều thành công .

21 tháng 8 2018

Sáng nay cu Việt kêu mệt. Mẹ sờ trán con. ừ, quả đầu Việt hâm hấp nóng. Mẹ nói vói bố đi qua trường xin phép cho cu Việt nghỉ học hôm nay. Đắp chăn cẩn thận và dặn dò con xong, bố mẹ sửa soạn đi làm.

Bố khóa cửa lại.

-     Bố ạ. Bố cứ để cửa cho con, thỉnh thoảng con còn xuống đi tiểu.

-     Bố sợ con bỏ cửa trống.

..  Con không di chơi đâu, bố ạ. Con nằm đây cho đến lúc bố mẹ về.

Bố ngần ngừ một tí rồi dặn thêm:

-     ừ, bố để chìa khóa ở nhà đó. Con nhớ đừng đi chơi đâu nhé.

Bô khép cửa lại rồi đi làm.

Cu Việt nằm một mình. Buồn thật. Mấy tập họa báo xem đi xem lại đến chán ngấy. Chà, dưới sân tụi nó chơi trò gì mà vui thê' nhỉ. Giọng to nhất đúng là thằng Hùng rồi, cái giọng vịt đực đó thì không thể nhầm được. Kìa, có chuyện gì mà cái Tí nó cười to thê' nhỉ? Lại có cái Na nữa, có nó thì bao giờ cái tập thể dưới kia cũng dậy hẳn lên. Hãy nhìn xuống xem sao. Cu Việt nhỏm dậy nhòm qua cửa sổ. Đúng mà, mình đoán không sai. Có đủ mặt hầu hết những đứa ở khu tập thể này. Chả là chúng nó học buổi chiều mà! Giá lúc này được xuống nhập bọn với chúng nó nhỉ. Cái trò bịt mắt bắt dê đó thì Việt ta mê lắm. Hay cứ xuống chơi một tí. Không được, bố đã dặn rồi... Bỗng cu Hùng ngước lên. Nó hét to:ƠViệt, làm gì trên đó, xuống đây nhanh lên!

Kệ, hay cứ xuống đó chơi một tí thôi mà. Còn lâu bố mẹ mới về.

Cu Việt mở cửa, chạy vội xuống sân. Bọn trẻ mừng lắm. Chả là trong cuộc chơi nào, cu Việt cũng góp phần nổi bật.

Cu Việt mải chơi quên sốt, quên đói và điều này mới nguy: quên cả thì giờ. Cho đến lúc ngoài đường, trong ngõ tấp nập người, xe, cu Việt mới sực nhớ là đã đến giờ tan tầm.

Sao chóng thế nhỉ? Phải chạy nhanh lên thôi! Thoáng cái cu Việt đã nằm ngay lên giường, trùm kín chăn lại. À, lấy tờ họa báo để bên cạnh, mẹ về sẽ nghĩ: Con nó xem họa báo rồi ngủ thiếp đây mà. Rồi mẹ sờ tay vào trán cu Việt, nói nhỏ với bố:

-    Con nó còn hâm hấp nóng. Chiều nay xin cho nó nghỉ thêm buổi nữa - Nghĩ đến đó, cu Việt cảm thấy yên tâm. Dẫu sao cũng còn may. Chậm một tí thế nào bố mẹ cũng bắt gặp đang chơi ngoài sân... Chắc lúc này bố mẹ đang rẽ xuống con đường vào khu tập thể. Đó, bố đang dắt chiếc xe đạp vào ngõ. Bố đang đến cây bàng đầu sân. Nguy rồi! Cu Việt cuống lên. Còn đôi guốc sáng nay cu Việt xuống sân chơi vứt bên gốc bàng nằm ngay lối đi... đôi guốc sơn màu đỏ. Có họa là bé bằng cái kim bố mẹ mới không trông thấy. Làm thê' nào bây giờ nhỉ. Chạy xuống lấy lên ư? Không kịp nữa rồi.

Kìa, hình như nghe văng vẳng có tiếng của mẹ.

-     ủa sao lại có đôi guốc của cu Việt dưới này nhỉ...

Cu Việt nhắm mắt. Nhưng không thể nào yên được, lo quá! Sẽ nói với bố mẹ thê' nào đây. Tại sao đôi guốc lại ở dưới sân? Chẳng lẽ lại nói liều là con không biết à. Hay đổ tại con mèo nó mang ra đó? Thế mà hóa hay cơ dấy. Chả có lần mẹ vẫn kể chuyện cổ tích, có con mèo biết đi hia cơ mà.

Mèo đi hia được thì đi guốc cũng được chứ gì. Nhưng cả khu nhà tập thể này lâu nay chẳng thấy một chú mèo... Hay mình cứ bảo là...

Chưa kịp nghĩ hết câu thì cửa phòng bỗng mở. Qua lỗ chăn thủng Việt liếc nhìn ra. Mẹ đã về, tay mẹ cầm đôi guốc. Mẹ vẫn đứng nguyên chờ bố trước cửa. Bố vào, chẳng kịp đợi bố bỏ chiếc cặp xuống, mẹ đã đưa đôi guốc ra:

-      Bố nó xem, tôi dã bảo, đi phải khóa cửa lại.

Bố nhìn đôi guốc, thong thả nói:

-      Mẹ nó cứ để đôi guốc nguyên chỗ cũ. Con dậy, nó khắc biết. Tôi tin con nó biết ăn năn. Sáng nay nó đã có lỗi rồi. Bây giờ đừng để con nó phạm tội nói dối nữa.

Mẹ nghe theo lời bố, đặt đôi guốc xuống cạnh giường, rồi đi làm cơm.

Cu Việt nằm trong chăn nghe thấy mọi chuyện. Tự nhiên nước mắt cứ chảy ra lúc nào không biết.

Khi mẹ dọn cơm lên bàn, bố mới bước lại giường, nhè nhẹ lật chăn ra. Bố sờ vào trán cu Việt rồi bảo:

-      Dậy ăn cơm với bố mẹ đi con.

Cả nhà ngồi ăn vui vẻ. Hôm nay bố kể nhiều chuyện vui. Bố lại dành cho cu Việt những phần ngon.

Đến chiều, cu Việt dậy sớm, bỏ sách vở vào cặp rồi chào bố mẹ đi học.

Tiếng guốc gõ nhè nhẹ trên cầu thang, vang lên một khúc nhạc vui...

21 tháng 8 2018

Bạn tự thu gọn nha