K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2019

mấy tháng trước anh trai em giúp một bà cụ qua đường

khi trống trường cất tiếng, anh nịnh nọt bà thả tay và phóng chân như bay xe tới trường

thế là anh của em muộn học và mất điểm thi đua

the end~~:)

19 tháng 4 2019

Một số kịch bản hội thi An toàn giao thông

Kịch bản hội thi An toàn giao thông số 1: (Kịch câm)

- 1 HS nam đi xe đạp, (bánh xe to) đạp vòng quanh sân khấu, vừa đi vừa huýt sáo.

- 1 HS nữ (đeo cặp sách), đi học về đang tìm chỗ sang đường (gần chỗ đèn xanh đèn đỏ).

- 1 thanh niên đi xe máy (không đội mũ bảo hiểm), phóng xe từ nhà ra đường.

- Cả 3 người cùng đi qua sân khấu.

- Đến giữa sân khấu, HS nam đụng phải HS nữ, HS nữ ngã xuống sân khấu.

- Thanh niên đi xe máy đến, thấy thế rút điện thoại (cách điệu) gọi 111, 112, 116, ... nhưng đầu dây bên kia không ai trả lời (Anh ta lắc đầu- vứt điện thoại đi). Anh ta chay ra phía trước, phía sau để tìm cách gọi người đến giúp.

- 2 người cầm cáng cứu thương chạy vào; 1 người bác sĩ (cổ đeo ống nghe) , đặt ống nghe vào nghe nhịp tim ... Lắc đầu. Giơ chân nạn nhân lên bắt mạch ... hạ mạnh chân xuống.... vứt ống nghe ra nghe nhịp tim trực tiếp.. lắc đầu, xua tay...

Mọi người cùng đứng lại sân khấu.

Màn 2: 1 HS tuyên truyền:

Kính thưa Ban giám khảo, kính thưa quý vị đại biểu cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!

Vừa rồi chúng ta đã được chứng kiến vụ va chạm gây chết người do vi phạm ATGT. Chỉ vì muốn nhanh một phút mà họ đã chậm cả đời phải không ạ!

Kính thưa Ban giám khảo, thưa toàn thể hội thi

Tai nạn giao thông hiện nay là một vấn nạn của toàn xã hội, Nhà nước đã bỏ ra biết bao công sức, tiền của vì vấn đề này: Luật an toàn giao thông đã đến từng ngưòi dân, được triển khai đến từng học sinh trong nhà trường. Thế mà tai nạn giao thông không mấy giảm xuống, mà vẫn còn bao cảnh tang thương, con lìa xa cha, vợ lìa xa chồng, ông lìa xa cháu......

Kính thưa quý vị và các bạn! Luật lệ đã biết nhưng mọi người không chịu ý thức, không chịu chấp hành thử hỏi tai nạn giao thông sao không xảy ra.

Và hôm nay đến với hội thi, chúng em có vài lời xin tự giới thiệu

Màn 3: Tự giới thiệu: Cả đội cùng vào đứng giữa sân khấu

Kim Đồng trường chúng em đây

Học hành chăm chỉ chẳng thua trường nào

Tham gia phong trào môn nào cũng giỏi

An toàn giao thông ta nên thực hiện:

Khi đi học về

Đi đúng vỉa hè

đi theo hàng một

đi theo mà hàng một (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển đi theo hàng một đưa lên)

Đừng chơi dại dột

đùa nghịch trên đường

Muốn chuyển đổi phương

đưa tay ra trước

đưa tay mà ra trước (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển chuyển đổi phương phải đưa tay ra trước đưa lên)

Không đi đường ngược

không bám đuôi xe

để khỏi bị chê

ai ai cũng nhắc

Đi đường đúng luật

để khỏi hiểm nguy

để khỏi mà hiểm nguy (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển Đi đường đúng luật để khỏi hiểm nguy đưa lên)

Bạn ơi nhớ ghi

ngồi sau xe máy

bảo hiểm đội ngay

an toàn trên hết

an toàn mà trên hết (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển an toàn trên hết đưa lên)

Cô thầy đã nhắc

cam kết đã ghi

nhắc nhở nhau đi

an toàn đúng luật

an toàn mà đúng luật (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển đi đường an toàn đúng luật đưa lên bước vàogiữa ngồi thấp xuống, đồng một HS ở giữa cầm biển An toàn giao thông là không tai nạn đưa lên,cùng lúc tất cả đồng thanh đọc to chậm rõ): AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ KHÔNG TAI NẠN (cả đội cùng đọc)

Trường Kim Đồng

Thắng không kiêu

Bại không nản

Vui là chính

Học tập là quan trọng.

Kính chúc hội thi thành công rực rỡ!

Trên đây là kịch bản mà các bạn có thể tham khảo và ứng dụng cho hội thi của mình, ngoài ra còn có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa những tài liệu hữu ích về an toàn giao thông khác. Hay nếu bạn chưa hiểu về văn hóa giao thông thì cùng tham khảo chi tiết hơn qua bài viết Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông này nhé. Còn rất nhiều những bài viết hay và thông tin hữu ích, mời các bạn cùng tìm hiểu và lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình nhất.

Với những kiến thức vô cùng đa dạng, phong phú và sâu rộng về giao thông dựa trên hình thức thi trắc nghiệm và tự luận, cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai sẽ là sân chơi bổ ích cho các em học sinh để nâng cao hiểu biết và nhận thức về luật lệ giao thông.

19 tháng 4 2019

Hội thi An toàn giao thông thường xuyên được diễn ra để giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết về an toàn giao thông và chấp hành đúng luật giao thông. Tại hội thi, các đội sẽ tham gia dàn dựng tiết mục để góp phần tuyên truyền đến các em học sinh một cách hiệu quả nhất. VnDoc.com mời các bạn tham khảo mẫu kịch bản dự thi An toàn giao thông trong bài viết này.

Màn chào hỏi hội thi An toàn giao thông

Kịch bản hội thi An toàn giao thông

Cảnh 1: (Tiếng còi xe trên đường).

Bà Bình An ngơ ngác đi trên đường, vừa đi vừa nhìn xung quanh, miệng lẩm bẩm:

- Quái, không biết có phải đường này không nhỉ, mới mấy năm không về quê mà nhà cửa, phố xá thay đổi quá không thể nhận được. ( Quay sang vẫy nón hỏi: )

- Ơ này các bác ơi, về Thị trấn Thứa Lương Tài đường nào ấy nhẩy?

Nói đế: Cứ đi thẳng rồi rẽ trái là đến nơi.

- À, thế thì em nhận ra rồi . Thanks các bác nhé . Em về quê với ông lão nhà em đây. Gớm , mấy năm vào Miền Nam bế cháu cho thằng bố cả, hôm nay mới được về quê. Nhớ nhà quá, nhớ cả…..ông lão nữa. Thôi về nhanh kẻo ông ấy mong.

Cảnh 2: Mai đang đứng ở cổng trường đợi người đến đón:

Sao mãi không ai đến đón mình nhỉ.

(quay ra) A ông bà ơi! Cháu đây! ( chạy ra chỗ ông bà đỗ xe)

Bà Chát: Mai ơi, nhanh lên xe về không muộn cháu.

Mai: Thế mũ xe máy của cháu đâu ạ?

Ông Đốp: Ông bà đi ăn cỗ gần đây tiện thể vào đón cháu nên không mang theo mũ xe máy. Mà từ đây về nhà có một đoạn đường làm gì phải mũ với nón.

Mai: Cô giáo cháu bảo ngồi lên xe máy là phải đội mũ bảo hiểm. Không có mũ cháu không lên xe đâu!

Bà: Giờ này các thầy cô giáo về hết rồi không ai biết đâu, còn các chú công an ông đều quen biết hết không sợ gì. Lên xe về thôi cháu.

Mai: Đội mũ xe máy không phải để đối phó với mọi người mà để bảo vệ chính mình ông bà ạ.

Ông: (quát) Có lên xe không thì bảo. Ông cho mày đi bộ về bây giờ. Trứng mà đòi khôn hơn vịt à. Lên ngay!

(bà cắp cháu lên xe)

(Ông phóng xe rồ ga)

Cháu: Ông ơi, ông đi nhanh quá, cháu sợ lắm!

Ông: Sợ cái gì mà sợ. Cứ bám chặt vào! (vít ga phóng nhanh hơn).

Bà Chát: Chậm chậm thôi ông ơi, ông vừa uống rượu lại

Ô kìa! Có người dừng lại đi, dừng lại đi ông ơi.

Bà Bình An đột ngột qua đường (tiếng phanh xe) két….oành/ ối …ối

Bà Bình An: Ối giời, ối giời ơi…

Bà Chát: Cháu ơi, cháu có sao không? Ông Đốp, ông Đốp ơi, ông có làm sao không?

Cháu: Cháu không sao ạ.

Ông Đốp: Giập mất quả mông rồi bà nó ơi.

Bà Chát: Tôi đã bảo rồi mà ông có chịu nghe tôi đâu

Ông Đốp: Chỉ tại cái bà kia. Ôi cái xe…cái xe SH vừa mới tậu của tôi.

(vội vàng chạy lại chỗ cái xe) Trời ơi gương đi đằng gương, yếm đi đằng yếm còn gì là xe nữa.

(Sững sờ). Cái nhà bà kia (bà An sợ sệt lùi lại) đền ngay cái xe cho tôi. Bà làm hỏng xe của tôi.

Bà Chát: Đền ngay.

Bà An: Tại gì tôi, tại ông thì có, ông đâm xe vào tôi xước hết cả người lại còn….

Bà Chát: Tại bà.

Bà An: Tại ông.

Bà Chát: Tại bà….

Ông Đốp: Chả tại bà thì tại ai, đi sang đường chẳng nhìn gì cả lại còn già mồm, bà có muốn cãi không

Bà An: Ông ơi tôi xin ông, ông tha cho tôi, tôi làm gì có tiền mà đền.

Ông Đốp: Tôi không biết, bà muốn làm thế nào thì làm (xót xa) cái xe tôi vừa mới mua hơn 70 triệu đấy.

Bà An: Thế…. thế tôi phải đền ông bao nhiêu.

Ông Đốp: Hỏng nặng thế này bà phải đền tôi 2 chục triệu.

Bà An: (mắt trợn tròn, mồm lắp bắp) Hai…chục…triệu?

Ông Đốp: Đúng! 2 chục triệu. Sai thì phải đền chứ còn sao nữa.

Bà An (hát): Trời ơi tôi lấy đâu ra tiền, bây giờ tôi trót vi phạm luật giao thông đường kia cứ sang ngang. Chẳng nhìn vạch sơn hay nhìn quanh khi bước sang đường. Giờ đây xe vỡ, yếm tan, chẳng còn gương nữa. Ông bắt đền tôi ngần kia, thôi tan rồi mộng ước sum vầy.

Ôi khiếp người dân nghèo tôi lấy đau ra ngần ấy là tiền.

Ối giời cao đất dầy ơi! Ối thằng bố cả ơi là thằng bố cả ơi! Bu lấy đâu ra tiền mà đền cho người ta bây giờ! Tên là Bình An mà có được bình an đâu.

Bà An (đến gần ông Đốp, bà Chát, xuống giọng): Ông ơi, bà ơi, ông bà tha cho tôi đi, tôi quả thật là không có tiền.

Cháu: Ông ơi, hay bỏ qua cho bà ấy đi, trông bà ấy tội lắm.

Ông Đốp: Tha là tha thế nào. Ai sửa xe cho tôi

Bà An: Đây. Tôi còn có 200. Ông cầm tạm…

Ông Đốp: Bà nói thế nghe được à. Xe hỏng thế kia mà đền có 2 trăm sao. Đã vậy bà theo tôi vào đồn công an.( lôi xềnh xệch)

Bà An: giằng tay lại (đanh đá) Tôi nói cho ông biết nhá. Tôi đã hết lời xin mà ông vẫn định đưa tôi vào đồn. Đừng hòng. Đã thế thì….

Ông Đốp: Thì sao ?

Bà An: Đã thế thì tôi cứ nằm ở đây để giữ nguyên hiện trường . Bà con ơi, ông ấy đi xe máy đâm vào tôi đây này.

Cháu: Bà ơi bà dậy đi. Để cháu sẽ phân xử cho.

Ông Đốp: Mày bé tí thế thì biết gì mà phân với xử.

Cháu: Ở trường, cháu được các cô dậy luật giao thông rồi cháu biết mà.

Ông Đốp: Ồ thế nói ta nghe.

Cháu: Ông và các bà và cả cháu nữa đều vi phạm luật giao thông.

Bà An, bà Chát, ông Đốp: Làm gì có chuyện đấy!

Cháu: Bà An, bà phạm lỗi sang đường không đúng vạch quy định, không quan sát khi sang đường. Còn ông bà và cả cháu nữa tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm, mà ông còn uống rượu nữa.

Ông Đốp: Đi có một đoạn đường làm gì phải đội mũ. Mà ăn cỗ thì phải uống rượu chứ.

(một nhóm hs đi tới): Bạn Mai nói đúng đấy ông bà ạ.

HS 1: Dù đi gần hay xa đã ngồi lên xe máy là phải đội mũ bảo hiểm.

HS 3: Ông đã uống rượu thì không được lái xe.

Ông Đốp: Ông biết mình sai rồi.

Cháu: May mà chỉ hỏng cái xe, mọi người an toàn như thế là tốt rồi. Theo cháu tất cả các mọi người đều phải rút kinh nghiệm. Ra đường phải chấp hành luật giao thông cho chúng cháu noi theo chứ ạ.

Bà An: Bà cứ tưởng luật giao thông là chỉ có đi về bên phải là đủ rồi. Lần sau bà sẽ chú ý hơn.

Ông Đốp: Nhưng này, sao cái gì các cháu cũng biết thế?

HS1: Các thầy cô dạy chúng cháu đấy ạ.

HS2: Các cô còn dạy chúng cháu cả văn minh giao thông nữa cơ. Trường chúng cháu ai cũng thực hiện tốt nên cả năm không có tai nạn giao thông xảy ra.

Ông: Thế văn minh giao thông như thế nào

(đọc vè)

Cháu: Cháu đã bảo ông rồi mà ông chẳng nghe lại còn mắng cháu.

Học sinh: Lần sau khi tham gia giao thông các ông bà nhớ thực hiện đúng luật giao thông nhé.

Ông Đốp, bà An, bà Chát: Cảm ơn các cháu, ông bà nhớ rồi.

Bà An: Thôi chào ông bà và các cháu nhé, tôi về với ông lão nhà tôi đây. Mọi người về, nhớ đi cẩn thận nhé. Không ai phạm lỗi để “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”. (Mọi người cùng nói)

1 tháng 11 2018

em giúp mẹ nấu cơm

1 tháng 11 2018

chắp hai tay lạy bạn

kể về 1 lần em làm chuyện tốt mà

viết dài ra chứ :))

27 tháng 8 2018

Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện chân thực nhất về sô phận người nông dân trong xã hội cũ.- nghèo khổ, bần hàn, biến chất...Lão Hạc đại diện cho bộ phận nông dân nghèo, bị đè nén, tài sản chả có gi, luôn sống cô đơn sợ sệt. Số phận của Lão bế tắc, cay nghiệt quá đến mức lão phải tự tìm đến cái chết- một cái chết quằn quại, đau đớn chả khác nào một con chó dính bả. Nhân vật Binh Tư lại đại diện cho tầng lớp nghèo khổ quá đến mức biến chất, việc gi cũng làm, bất chấp mọi việc để có tiền. Số phận của hai người họ, chínhlà số phận của những người nông dân trong xã hội cũ. Những số phận khiến người xem không thể không xót xa, thương cảm. Thương thay con người dù có tốt đẹp đến đâu cũng đều phải quỵ ngã trước cái xã hội đầy bất công, oan trái này.

diễn dịch

11 tháng 9 2019

1. Tác phẩm "Tắt đèn" là tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố

2. Văn bản "Tức nước vỡ bờ" đc trích từ chương 18 của truyện

15 tháng 10 2020

Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay! Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó chính là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất. Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho "nước mạnh". Những con người như Nguyễn Chiến Sang- anh thanh niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay Nguyễn Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự chế... đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và noi theo. Chỉ cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa. Chúng ta thực sự yêu nước khi tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ " bị xóa bỏ và tâm lý “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn đấu cho hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao góp phần giúp sản xuất trong nước ngày càng phát triển. Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế. Chúng ta yêu nước khi học sinh thuộc sử Việt Nam: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Chúng ta tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương trâm “hòa nhập chứ không hòa tan.” Trên thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật "to lớn" cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự là lòng yêu nước không cần biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có những tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock". Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên một tinh thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh. Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người người nhà nhà treo cờ kết hoa. Còn các mạng xã hội, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng ngày lễ lớn của đất nước. Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ cũng biết hỏi rằng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì để “cải thiện tình hình". Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Bây giờ là thời đại hiện đại hoá, đầy rẫy trên mạng là những bài báo viết về bệnh vô cảm của giới trẻ, trong đó có cả sự vô cảm đối với ngay cả đất nước mình. Nhưng không! Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ thanh niên. Lòng yêu nước được dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi nhưng không bao giờ mất đi. Những thanh niên đó, đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi đúng đắn. Lúc ấy, lại chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội. Bởi vậy, ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự trong sạch, vững mạnh của đội ngũ thanh niên Việt Nam. Và trong tương lai, chắc chắn họ sẽ còn làm được nhiều hơn nữa. Lòng yêu nước truyền thống của cha ông sẽ được phát huy để dù là ở đâu hay bất cứ lúc nào, lòng yêu nước đó cũng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên Việt Nam đạt được những thành tích diệu kỳ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho Tổ quốc. Lòng yêu nước đã thực sự trở thành động lực, thúc giục bao thanh niên ưu tú ngày đêm phấn đấu không ngừng để giành lấy vinh quang về cho nước nhà. Lòng tự hào với truyền thống cha ông, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân tộc cùng với ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp sức mình đưa Việt Nam tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu đã, đang và sẽ đưa thanh niên đi xa hơn nữa.

15 tháng 10 2020

đề bài là đoạn văn mà bạn, bài làm của bạn dài quá!!!!