Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Tổ ong mật nằm ở đâu?
A. Trên ngọn cây.
B. Trên vòm lá.
C. Trong gốc cây.
D. Trên cành cây.
Câu 2: Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh?
A. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả.
B. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen.
C. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật.
D. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh.
Câu 3: Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?
A. Để đi chơi cùng Ong Thợ.
B. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ.
C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ.
D. Để kết bạn với Ong Thợ.
Câu 4: Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào?
A. Ong Thợ.
B. Quạ Đen, Ông mặt trời
C. Ong Thợ, Quạ Đen
D. Ong Thợ, Quạ Đen, Ông mặt trời
Câu 5: Ong Thợ đã làm gì để Quạ Đen không đuổi kịp?
A. Ong Thợ quay lại định đớp nuốt Quạ Đen.
B. Ong Thợ nhanh nhẹn lách mình tránh Quạ Đen.
C. Ong Thợ bay trên đường bay rộng thênh thang.
D. Ong Thợ bay về tổ.
Câu 6: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Ong Thợ khi gặp Quạ Đen?
Viết từ 1 câu nêu suy nghĩ của em.
Ong Thợ khi gặp Quạ Đen đã vô cùng dũng cảm.
Câu 7: Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa?
A. Ông mặt trời nhô lên cười.
B. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang.
C. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện.
D. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt.
Câu 8: Trong câu “Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Các từ chỉ sự vật trong câu trên là: Ong Thợ, những bông hoa
Câu 9: Đặt một câu theo mẫu câu: Ai làm gì?
Ong Thợ kiếm mật về tổ ong.
Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?
a. Tả cây gạo.
b. Tả chim.
c. Tả cây gạo và chim.
Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?
a. Mùa hè.
b. Mùa xuân.
c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.
Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai làm gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai là gì?
Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
a. 1 hình ảnh.
b. 2 hình ảnh.
c. 3 hình ảnh.
Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?
a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.
b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.
c. Nói với cây gạo như nói với con người.
Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
(Ko thấy phần in đậm)
1. C
2. B
3. B
4. C
5. A
6. Mùa nào cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim
- HS viết được 1 câu chính xác: 1,0 điểm
(Nếu viết có ý đúng: 0,5 điểm)
- Ví dụ:
Ong Thợ rất dũng cảm và thông minh. / Ong Thợ rất nhanh trí và can đảm./...
bn cần hỏi j
Vào những ngày đầu mùa xuân, làng em lại náo nức tổ chức ngày hội xuân với những hoạt động vui chơi hấp dẫn. Trong đó, được nhiều người mong chờ nhất chính là ngày thứ ba của hội xuân: ngày hội đấu vật.
Ngày hội đấu vật chính là ngày mà các đấu sĩ đấu vật tham gia thi đấu, tìm ra người mạnh nhất. Để chuẩn bị cho ngày hội này, các tuyển thủ đã ra sức tập luyện chăm chỉ suốt cả năm. Danh sách và thứ tự thi đấu đã được chọn lựa và sắp xếp một cách công bằng thông qua việc bốc thăm từ cả tháng trước đó. Tuy chỉ là hội thi của làng, nhưng không phải ai muốn thi cũng được đâu nhé. Ban giám khảo sẽ thống nhất những tiêu chí về hình thể, kĩ năng và cả lịch sử thi đấu để chọn những người đủ khả năng vào thi ở ngày hội.
Vào ngày hội, người dân kéo nhau đến xem đông lắm, thậm chí có cả những người xứ khác nữa. Họ tụ tập quanh sân đấu, say mê ngắm nhìn và cổ vũ nhiệt tình. Thậm chí có người sau hôm đó, về nhà bị khàn cả giọng. Trên sân đấu có nền cát, từng cặp đấu sĩ bắt đầu lên sân. Họ để mình trần, đóng khố - trang phục dân dã của người Việt xưa. Sau tiếng trống ra hiệu của trọng tài, họ lao vào nhau, cầm vai, cầm chân, ra sức vật ngã đối phương. Tất cả sức mạnh, kĩ xảo đều được đem ra sử dụng. Chẳng mấy chốc mà ai cũng vã mồ hôi, ánh lên dưới nắng xuân phơi phới. Cuối cùng, sẽ có người thắng kẻ thua, nhưng dù là ai cũng có một nụ cười hạnh phúc trên môi. Bởi họ đến tham gia hội thi là để giao lưu, làm quen với người cùng chí hướng, chứ không phải chỉ vì phần thưởng.
Với em, ngày hội đấu vật là lễ hội mà em yêu thích nhất. Bởi nó đã truyền cho em những nhiệt huyết tươi mới, giúp em có thêm động lực để rèn luyện bản thân.
Kể về một ngày hội mà em biết - Lễ hội Cầu ngư Nha Trang
Từ nhỏ, em đã từng được tham gia rất nhiều lễ hội thú vị và ấn tượng. Nhưng lễ hội khiến em thích thú nhất chính là lễ hội Cầu ngư.
Lễ hội Cầu ngư được chuẩn bị hết sức cầu kì và cẩn thận, thể hiện sự thành kính và quan tâm của người dân nơi đây. Vào ngày tổ chức lễ hội, có rất đông người dân và khách du lịch đến xem và tham gia. Lễ hội Cầu ngư bắt đầu diễn ra từ lúc sáng sớm, với nghi thức Nghinh Ông. Hoạt động chính của nghi thức này, chính là việc rước kiệu Ông Nam Hải ra biển để lên thuyền rồng ra khơi. Những người được chọn để khiêng kiệu được tuyển chọn kĩ lưỡng, đều phải là thanh niên khỏe mạnh. Dọc đường kiệu di chuyển, người dân đứng thành hàng, dâng lễ vật và hương khói nghi ngút. Ra đến bờ biển, sẽ có sẵn mười lăm chiếc ghe xếp thành hình chữ V hướng ra biển, đầu mỗi ghe chuẩn bị lễ vật tươm tất. Đoàn ghe sẽ đi về phía Lăng Ông, trước cửa lăng có đoàn múa lân rất rộn ràng để đón chào.
Ngoài ra, lễ hội Cầu Ngư còn có hoạt động được rất nhiều người thích thú, đó chính là lễ sắc phong. Lễ gồm có hai đám rước, một đám đi từ phía Bắc, một đám đi từ phía Nam, cùng di chuyển về phía Lăng Ông. Dẫn đầu đoàn là đội múa lân, sư, rồng với âm thanh rộn ràng, điệu nhảy đẹp mắt. Phía sau, là những mô hình thuyền lớn, được trang trí bắt mắt, cầu kì. Thuyền có chở vài người ngư dân làm động tác mô phỏng cách chèo thuyền. Đặc biệt, mô hình chiếc thuyền đấy, được di chuyển nhờ khoảng hơn hai mươi thanh niên trai tráng vác ở phía dưới. Thật là tuyệt vời.
Đến với lễ hội Cầu ngư, em được chiêm ngưỡng những hoạt động ý nghĩa, được tham gia vào dòng người nô nức xem hội. Em mong rằng, những ngày hội như thế này sẽ được bảo tồn và duy trì mãi về sau.