Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
refer
Trong cuộc sống, có một chân lý hiển nhiên không ai không thừa nhận: “Cho là nhận”. Nhưng không hẳn tất cả mọi người trong chúng ta đều hiểu rõ ý nghĩa chân lý ấy. Nhắc đến “cho” và “nhận”, ta sẽ nghĩ đó là hai khái niệm trái ngược nhau. Nhưng nếu ngẫm lại thì “khi cho đi ta sẽ nhận lại rất nhiều”. Cho có nghĩa là cho người khác một giá trị nào đó mà không đòi hỏi phải đáp trả lại nhận là tiếp nhận giá trị ấy. Giữa cho và nhận có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời. Chúng ta tồn tại nhờ những gì ta nhận được nhưng chúng ta sống nhờ những gì đã cho đi. Khi biết cho đi, giá trị ấy sẽ mang đến cho người khác những ý nghĩa tốt đẹp, giúp họ chiến thắng khó khăn, vượt qua nghịch cảnh. Lúc ấy, giá trị mà mình đã cho đi tăng lên gấp nhiều lần. Cho đi có nghĩa là cống hiến, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. ngược lại, khi chúng ta nhận, chỉ nhận lấy những cái mình cần, không tham lam, vụ lợi hay lạm dụng lòng tốt của người khác. Nhận lại để tồn tại và cống hiến nhiều hơn chứ không phải để hưởng thụ. Con người hạnh phúc nhất và thành công nhất khi biết cống hiến vì một mục đích nằm ngoài sự thỏa mãn ích kỷ cá nhân. Hãy biết cho đúng, đúng người cách và biết nhận về đúng cách, đúng người chứ không phải là nhận tất cả mà không có sự phân biệt nào. Cuộc sống luôn công bằng. Ai biết cho đi sẽ được nhận lại. Ngược lại, những ai chỉ biết nhận mà không bao giờ cho sẽ không bao giờ có được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống này.
Hồi học lớp một và lớp hai, em đều học cô Lệ. Cô còn trẻ và rất xinh đẹp. Tốt nghiệp trường Trung học Sư phạm là cô về dạy ở trường em. Năm nay, cô mới 26 tuổi. Cô đen giòn, mang vẻ đẹp của cô gái miền duyên hải, cô dạy giỏi: chữ viết rất đẹp, giọng ấm áp, đọc bài, giảng bài như rót vào tai chúng em. Cô dạy Toán, dạy Tiếng Việt rất dễ hiểu. Cô kể chuyện theo tranh rất hấp dẫn, bạn nhỏ nào cũng thích nghe.
Cô ăn mặc giản dị: quần âu màu xanh, màu cỏ úa, áo sơ mi trắng. Về mùa đông, cô mặc áo len, đi xăng-đan hoặc đi giày vải. Mặt cô trái xoan, tóc đen, dài thướt tha. Cô mang vẻ đẹp bình dị, đáng yêu.
Cô cho biết năm học tới, cô quay lại dạy lớp một. Cô rất thương chúng em. Cô thường khuyên chúng em phải chăm ngoan, học giỏi. Em rất yêu cô Lệ.
HÃY THA LỖI CHO EMGiờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau.Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!Cô Vân đứng lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay cô rơi xuống. Phải mất vài phút, cô mới giảng tiếp được. Giờ học hôm đó kết thúc muộn.Trước khi cho lớp nghỉ, cô Vân nói nhỏ nhẹ:- Trước hết, cô xin lỗi các em vì giảng quá giờ. Còn chữ viết…(Giọng cô đang ngập ngừng bỗng rành rọt hẳn lên) cô sẽ cố gắng trình bày đẹp hơn để các em dễ đọc.Hôm đó, đến phiên tôi và Khôi trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường. Thấy Khôi đang thập thò ngoài cửa lớp, tôi khẽ bước đến bên cậu ấy và nhìn vào. Trời ơi! Cô Vân đang mải mê nắn nót tập viết; thảo nào, những giờ giảng gần đây chữ cô viết khác hẳn ngày đầu.Đang viết, bỗng nhiên viên phấn trên tay cô rơi xuống, cô ngồi thụp xuống đất, mặt nhăn lại đau đớn. Cô dùng tay trái nắn bóp tay phải khá lâu. Hình như đau quá, cô lấy tay lau nước mắt. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:- Cô ơi, cô làm sao thế? Em đi báo với các thầy, cô ở văn phòng nhé?- Không sao đâu các em ạ, một lát là khỏi thôi. Thỉnh thoảng, cô lại bị như thế. Chả là mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi trở trời là vết thương lại tấy lên đấy thôi.Tôi quay lại nhìn Khôi. Bỗng nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn:- Cô ơi! Cô tha lỗi cho em, em có lỗi với cô.Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:- Không sao, cô không giận các em đâu. Thôi chúng ta cùng chuẩn bị đi, sắp đến giờ học rồi.Phỏng theo Phan Thị Đoan Trang(Tạp chí Vì trẻ thơ, số 119, tháng 12-2000)Gạch chân dưới câu trả lời đúng (câu 1; 2; 7; 8)gạch chân dưới chữ “Đúng” hoặc “Sai”(câu 4) và hoàn thành các câu (3; 5; 6; 9; 10) Câu 1 (0,5 điểm): Giờ giảng văn đầu tiên, chữ viết trên bảng của cô Vân thế nào?A. nét chữ nắn nót rất đẹp.B. nét chữ run run, không thẳng hàng.C. nét chữ run run.D. nét chữ đẹp nhưng không thẳng hàngCâu 2 (0,5 điểm): Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào?A. Chê bai chữ viết của cô.B. Xì xầm nói xấu cô.C. Chăm chú theo dõi cô viết.D. Không nghe cô giảng bài.Câu 3 (0,5 điểm): Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng :Mảnh đạn còn trong ……….cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi …………là vết thương lại tấy lên rất đau. Câu 4 (0,5 điểm): Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ “Đúng” hoặc “Sai”.Thông tinTrả lờiCô Vân luôn đến lớp sớm để tranh thủ luyện viết chữ trên bảng.ĐúngSaiCô Vân bị thương ở tay nên không thể viết bảng được.ĐúngSaiMỗi khi trở trời là vết thương ở tay cô Vân lại tấy lên rất đau.ĐúngSaiCô Vân rất vui khi thấy các em biết quan tâm và nhận lỗi với cô.ĐúngSaiCâu 5 (1 điểm): Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ đối với Khôi?Câu 6 (1 điểm): Em rút ra bài học gì qua truyện đọc trên?Câu 7 (0,5 điểm): Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?“Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!”A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.D. Giải thích cho bộ phận đứng trước.Câu 8 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây có thể thay thế từ giận trong câu: "Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:- Không sao, cô không giận các em đâu."A. buồnB. thươngC. tráchD. ghétCâu 9 (1 điểm): Tìm 2 từ có thể thay thế từ hoảng hốt trong câu: “Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:”2 từ có thể thay thế là:................…………...…………….................................................................................................Câu 10 (1 điểm): Em hãy viết 1- 2 câu văn nói lên suy nghĩ của em về các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.……………………………………………………………………………………………………………………