Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.- sự kiện: Liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng vào thành Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược
- kết quả:
2.
- sự kiện: kết thúc cho trận liên quân Pháp – Tây Ban Nha đánh chiếm vào Đà Nẵng
- kết quả: Liên quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân
3.
- sự kiện: Trận Định Tường (một phần của cuộc chiến tranh Pháp-Việt 1858-1884)
- kết quả: Quân Pháp thắng trận
4.
- sự kiện: Hòa ước Nhâm Tuất (là hiệp ước bất bình đẳng giữa Việt Nam và Đế quốc Pháp)
- kết quả: Việt Nam nhượng lại vùng lãnh thổ Nam Kỳ gồm Biên Hòa, Gia Định, và Định Tường lại cho Pháp.
5.
- sự kiện: Trận Vĩnh Long ( quân Pháp đánh chiếm thành Vĩnh Long )
- kết quả: Thành Vĩnh Long của Việt Nam thất thủ, Pháp tuyên bố toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp.
6.
- sự kiện: Trận thành Hà Nội (là trận thành Hà Nội lần thứ nhất là một phần của cuộc chiến tranh Pháp Việt )
- kết quả: Pháp chiến thắng
7.
- sự kiện: Hòa ước Giáp Tuất (là bản hiệp định thứ hai giữa triều Nguyễn và Pháp)
- kết quả: công nhận chủ quyền vĩnh viễn của Pháp ở Nam Kỳ, lệ thuộc về chủ quyền ngoại giao, mở cửa cho Pháp tự do buôn bán tại các cảng biển và trên sông Hồng cùng tự do truyền đạo.
8.
- sự kiện: Trận thành Hà Nội (là trận Hà Nội lần thứ hai là một phần của cuộc chiến tranh Pháp Việt)
- kết quả: Pháp chiến thắng
9.
- sự kiện:Hoà ước Quý Mùi
- kết quả: xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Việt Nam. Hiệp ước này chính thức đánh dấu thời kỳ, toàn bộ Việt Nam trở thành thuộc địa của Thực dân Pháp (thời Pháp thuộc).
10.
- sự kiện: Hòa ước Giáp Thân
- kết quả: Nước Việt Nam thừa nhận và chấp thuận nền bảo hộ của nước Pháp.
chúc bạn học tốt
Thời gian | Quá trình xâm lược của thực dân Pháp | Cuộc đấu tranh của nhân dân ta |
Ngày 1-9-1858 | Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà , mở màn cuộc xâm lược Việt Nam | Triều đình lãnh đạo nhân dân chống trả quyết liệt . |
Tháng 2-1859 | – 2-1859 Pháp kéo vào Gia Định | Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã . – Trong đó nhân dân địa phương tự động chống giặc |
Tháng 2-1862 | – Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa , Đại đồn Chí Hòa thất thủ sau đó Pháp chiếm Định Tường – Biên hòa -Vĩnh Long . Quảng cáo | – Quân ta kháng cự m ạnh nhưng không thắng . – Nguyễn Trung Trực đốt cháy Tàu Hy Vọng trên sông Vàm Cỏ Đông ( 10-12-1861) – Nghĩa quân Trương Định chống Pháp tại Tân Hòa -Gò Công chuyển về Tân Phước . – Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp . |
Tháng 6-1867 | Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh long , An Giang, Hà Tiên không tốn 1 viên đạn | -Phan Tôn – Phan Liêm ở Bến tre, Vĩnh Long , Sa Đéc . – Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp . -Nguyễn Hữu Huân ở Tân An , Mỹ Tho . -Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông ( Rạch Giá ) -Dùng thơ văn để chiến đấu : như Nguyễn Đình Chiểu , Hồ Huấn Nghiệp , Phan Văn Trị . |
Ngày 20-11-1873 | Pháp đánh thành Hà Nội lần I . -Pháp chiếm Hải Dương , Hưng Yên, Phủ Lý , Ninh Bình, Nam Định | Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân triều đình , nhưng thất bại , bị thương nhịn ăn mà chết . – Con là Nguyễn Tri Lâm tử trận ở cửa ô Thanh Hà -Chiến thắng Cầu-Giấy lần thư một |
Ngày 25-4-1882 | Pháp đánh thành Hà Nội lần II . -Pháp chiếm Hòn Gai , Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ . | Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành . -Chiến thắng Cầu-Giấy lần thư hai |
Ngày 18-8-1883 | 18-8-1883 Hạm đội Pháp đánh Thuận An | Việt Nam là thuộc địa , nưả phong kiến của Pháp . |
Nằm ở phía Tây thị xã Kon Tum, hạ lưu con sông Đăk Blam, di tích lịch sử ngục Kon Tum là nhà tù do người Pháp xây dựng để giam giữ các tù binh chính trị, các nhà yêu nước, chiến sỹ cách mạng của nước ta trong giai đoạn cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931. Sau năm 1975, khi mà chiến tranh đã kiến thúc và đất nước được trả lại độc lập tự do thù nơi đây trở thành khu di tích lịch sử của nước ta. Đến nay, nơi đây còn lại tám bia tưởng niệm và ngôi mộ của các liệt sĩ. Theo số liệu ghi lại, nơi đây đã giam giữ tầm 500 tù binh chính trị của nước ta và gần một nửa các chí sĩ yêu nước đã nằm lại đây mãi mãi.
Nhà tù Kon Tum chính thức được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1988. Tổng thể khu di tích được chia thành 4 khu vực chính bao gồm: Nhà tưởng niệm, Nhà Truyền thống, Cụm tượng đài “Bất khuất” và Hai ngôi mộ tập thể.
Nơi đây thực sự có nhiều ý nghĩa đối với nhân dân Tây Nguyên bởi nó thể hiện lòng yêu nước của nhân dân miền Nam. Đến tham quan di tích lịch sử này du khách vừa có được thêm kiến thức lịch sử, vừa được hiểu hơn về những năm tháng gian khó của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Từ đây, chúng ta sẽ thêm tự hào về sức mạnh, tinh thần của con người Việt Nam và cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa để vừa tạo dựng cuộc sống cho bản thân, vừa để xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, không phụ công lao của các bậc anh hùng đi trước.
Nếu có cơ hội đến Kon Tum hay các tỉnh Tây Nguyên, du khách hãy dành chút thời gian ghé qua di tích lịch sử này để hiểu hơn về những năm tháng anh hùng của dân tộc Việt Nam cũng như thêm tự hào về tinh thần lớn đã hình thành và kết tinh giúp đất nước ta đánh bại mọi cuộc xâm lược của các cường quốc lớn nhất Thế giới.
Theo chân Hội VHNT Quảng Nam, chúng tôi về Kon Tum tham gia "Triển lãm Mỹ thuật khu vực V (Nam Trung bộ và Tây Nguyên) lần thứ 19 năm 2014 tại Kon Tum", có dịp thăm lại Di tích Ngục Kon Tum.
Nằm núp mình dưới những hàng xà cừ cao vút bên bờ con sông Đak Bla lộng gió, ngục Kon Tum chính là nơi giam cầm những tù chính trị trong Cao trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) bị thực dân Pháp bắt giam và đày ải hơn 500 lượt tù chính trị và gần một nửa vĩnh viễn đã phải nằm lại mảnh đất ngục tù này và dọc con đường 14.
Cũng tại nơi này, ngày 25.9.1930, đã ra đời Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum ngay trong lao tù của thực dân Pháp và trở thành ngày truyền thống của Đảng bộ tỉnh Kon Tum.
Sự hà khắc, dã man tàn bạo của kẻ thù ngày ấy chỉ có thể giam cầm, đày đọa được thể xác chứ không thể dập tắt, giết chết ý chí cách mạng của những người cộng sản. Đỉnh điểm của tinh thần cách mạng của cha ông ta là vào ngày 12.12.1931, tại Ngục Kon Tum đã diễn ra “Phản đối đi Đăk Pét”, “phản đối đánh đập, bắn giết tù chính trị”, “phản đối đi làm đường 14” và cuộc “Đấu tranh lưu huyết”, cuộc “Đấu tranh tuyệt thực”. Thực dân Pháp đã xả đạn vào những người tù chính trị đang bị giam giữ trong nhà lao, kể cả những người tù chính trị đã biểu tình tuyệt thực 4-5 ngày, không còn sức lực.
Ngục Kon Tum là biểu tượng cho ý chí, nghị lực, lòng quả cảm và tinh thần bất khuất của những người Cộng sản. Ghi nhận sự đấu tranh kiên cường, bất khuất, nghị lực phi thường của các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm tại ngục Kon Tum, ngày 16.11.1988, Bộ Văn hóa-Thông tin ra quyết định số 1288 công nhận Ngục Kon Tum là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Và một quần thể di tích được tu sửa, xây dựng khang trang gồm: Nhà tưởng niệm, Cụm tượng đài “Bất khuất”, Nhà truyền thống và Hai ngôi mộ tập thể đã trở thành điểm hẹn truyền thống lịch sử, là sự tri ân, nơi thăm viếng đối với người đã khuất của nhân dân ta và bạn bè ngoài nước khi đến với Kon Tum.
đây nè https://h7.net/hoi-dap/lich-su-8/nguyen-nhan-bung-no-cua-chien-tranh-the-gioi-thu-nhat-va-thu-2-co-diem-gi-khac-va-giong-nhau-faq165502.html
Tên hiệp ước | Năm kí hiệp ước | Nội dung hiệp ước |
Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 | 1862 | thừa nhận sự cai quản của Pháp ờ 3 tỉnh Nam Bộ (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn ; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán... |
Hiệp ước Giáp Tuất 1874 | 1874 | thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp |
Hiệp ước Hác-măng 1883 | 1883 | Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ờ Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm quyền |
Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 | 1884 | Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp... Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình của triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn). |
Hok Tốt
# mui #
"Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả mát hương hoa thơm Thủ đô...". Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội - trái tim hồng của cả nước.
Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 - 1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" - "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân". Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long - Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình"
Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.
Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.
Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:
"Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao"
Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.
Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?
Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).
Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.
Trước hết về vị trí của vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106058′ – 107022′ kinh độ Ðông và 20045′ – 20050′ vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2.
Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiếm thạch tập trung ở Bái tử long và vinh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.
Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. Chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.
Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.
Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến mà tận hưởng những gì là tạo hóa ban tặng, những gì là mẹ thiên nhiên.
C1: Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn, chiếm tới 1/6 diện tích đất nổi của thế giới.
Tiếng vang của Cách mạng tháng Mười đã vượt qua biên giới nước Nga.
Ngay năm 1919, Giôn Rít- nhà văn Mĩ, đã công bố tác phẩm Mười ngày rung chuyển thế giới, tường thuật lại diễn biến Cách mạng tháng Mười Nga.
Cuốn sách đã được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước
C2: Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới là bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực (sau khi nộp đủ thuế lương thực quy định, nông dân được quyền sử dụng số dư thừa), thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đất nước ta vốn là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá, bởi vậy luôn bị kẻ thù nhòm ngó rắp tâm xâm lược. Nhưng chưa khi nào dân ta cam chịu cảnh nô lệ lầm than, chưa khi nào bó tay nhìn giặc tràn sang xâm lấn. Từ những năm 40, Hai Bà Trưng với nỗi hận nợ nước thù nhà đã phất cờ nổi dậy đánh tuổi tên Thái thú Tô Định nhà Hán. Trong lời hịch xuất quân của Hai Bà có những lời thật hùng tráng:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.
Sau Hai Bà Trưng còn có Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan,... liên tục nổi dậy chông ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Và đến năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã khẳng định quyền tự chủ của đất nước, đưa giang san vào kỉ nguyên mới. Sau Ngô Quyền, tinh thần yêu nước của cha ông tiếp tục thể hiện đậm nét trong nhiểu chiến thắng lớn. Đó là ba lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông của vua tôi nhà Trần. Đó là đại chiến mùa xuân 1789 đánh quân xâm lược nhà Thanh của Nguyễn Huệ... Và gần thời đại chúng ta nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, là đại thắng mùa xuân 1975 đầy hào sảng...