Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo Nguyễn Trường Tộ nội dung của Luật bao gồm: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia
Theo Nguyễn Trường Tộ luật bao gồm: “kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cường ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”
- Đất nước muốn tồn tại cần có kỉ cương, nhà nước muốn cai trị được dân phải có uy quyền nhưng phải có chính lệnh
- Ông giới thiệu việc thực hành luật ở các nước phương Tây
- Tác giả đề cao luật, đề cao những người hiểu biết về luật và có khả năng dùng luật để điều khiển công việc quốc gia
Câu 1
Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em có rất nhiều suy nghĩ về ý nghĩa của sống hữu ích trong cuộc đời mỗi con người. Vậy sống hữu ích là gì? Đó là lối sống tích cực, luôn mang lại những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. Người sống hữu ích sẽ được mọi người yêu mến và ngợi ca. Thực tế cho thấy có rất nhiều người có phong cách sống này. Tiêu biểu Nick Vujicik, dù là người khuyết tật, những tưởng anh sẽ chẳng thể sống có ích, đem lại nhiều điều cho cuộc sống. Nhưng không, anh đã cảm hóa được rất nhiều người có hoàn cảnh như anh. Hơn hết, anh còn khơi gợi lên những giá trị vô cùng tốt đẹp đến với thế giới này. Thật vậy, sống có ích không chỉ giúp tâm hồn bạn được rộng mở mà nó còn giúp bạn có cái nhìn thiện cảm với đời hơn. Chưa dừng lại ở đó, sống hữu ích còn là một trong những lối sống được mọi người ưa chuộng, làm theo. Tuy nhiên, cạnh bên những người sống có ích vẫn còn có những người sống chỉ biết nghĩ đến bản thân, không biết san sẻ hạnh phúc của mình cho người khác. Nhưng ta cũng không thể sống tốt đẹp với những kẻ bần tiện, vô lương tâm. Thật vậy, mỗi chúng ta hãy sống tốt, sống luôn tỏa hương thơm ngát cho đời. Đừng sống vị kỉ và xấu xa.
Câu 2:
– Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Trong di sản văn học của Người, thơ ca là mảng sáng tác rất có giá trị, trong đó có thể kể đến tập thơ “Nhật kí trong tù”được sáng tác trong những ngày Người bị giam giữ ở các nhà lao thuộc tỉnh Quảng Tây. Chiều tối (Mộ -1942) là bài thơ được trích từ tập thơ này.
– Tố Hữu là nhà cách mạng, cũng là nhà thơ trữ tình chính trị tiêu biểu nhất của nền thơ ca cách mạng. Sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp thơ ca của ông. Từ ấy (1938) là bài thơ hay được trích trong tập thơ cùng tên ghi lại thời khắc đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và nghệ thuật của Tố Hữu khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng, tìm thấy con đường đi cho cuộc đời mình và thơ ca.
– Cả hai bài thơ đều hướng tới khắc họa vẻ đẹp trong tâm hồn và lí tưởng sống cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng.
“Tĩnh dạ tứ” thuộc đề tài “nguyệt dạ tư hương” mà ta gặp trong thơ Đường.
Xin chào thầy/cô và các bạn, sau đây em xin trình bày vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản Trái tim Đan-kô.
Mác-xim Go-rơ-ki là nhà văn nổi tiếng đến từ Nga. Từ nhỏ ông là người rất đam mê đọc sách và cùng với những gian khó tuổi thơ đã thắp sáng và nảy sinh khát vọng sáng tác của ông. Truyện Trái tim Đan-kô là một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông, được trích ở phần cuối “Tuyển tập truyện ngắn Mác-xim Go-rơ-ki”. Tác phẩm kể về sự hy sinh cao cả, tấm lòng vị tha yêu thương của người anh hùng Đan-kô.
Mở đầu là bức tranh thiên nhiên ở thảo nguyên u ám, với cảnh vật đáng sợ. Rồi lại có sự xuất hiện của ánh lửa xanh kỳ dị, gợi đến những câu chuyện hoang đường. Chính ánh lửa này xuất phát từ câu chuyện của một người anh hùng với trái tim vĩ đại và tràn đầy yêu thương. Một đoàn người trên thảo nguyên đang bị bủa vây trong bóng tối của khu rừng, cành lá thì dày đặc và ánh sáng mặt trời thì không chiếu đến. Họ không có con đường nào có thể thoát ra, ngày một tuyệt vọng và buông xuôi tất cả. Rừng tối mù mịt như bao đêm tối trên thế gian đều tụ lại dây, khiến cho cây cối mờ mờ ảo ảo hiện hình bao quỷ dữ. Trước cảnh tượng ấy ai mà không thương xót cho số phận của đoàn người. Bởi lẽ họ vô tội. Họ đang sống bình yên vui vẻ, không làm hại ai thì lại bị một bộ lạc khác đánh đuổi. Không chỉ phải chiến đấu với con người, mà họ còn phải chiến đấu với cả thiên nhiên. Chúng đã quật cho họ kiệt sức và tước đi ý chí của họ.
Nhưng một vị anh hùng, một chàng trai đã xuất hiện để cứu lấy cuộc sống của họ. Đan-kô đã tìm cách để dẫn dắt mọi người vượt qua khu rừng đáng sợ và tràn ngập bóng tối này. Nhưng khi đứng trước một khu rừng rậm rạp, con người mỗi lúc một kiệt sức thì con người lại lộ ra bộ mặt yếu hèn và nhút nhát của mình. Trước đó thì họ xin anh dẫn họ đi, bây giờ họ lại bắt đầu đổ lỗi cho Đan-kô. Họ mắng mỏ, họ bảo anh phải chết đi. Họ như bầy thú đã đến bước đường cùng. Người đọc cảm thấy vừa tức giận vừa thương hại những con người này. Có lẽ vì bất lực mà họ chẳng còn nghĩ đến ai ngoài mình ra. Thấy rất thương Đan-kô. Anh cũng chỉ muốn không thể để bộ lạc của mình phải trở thành những kẻ nô lệ cho kẻ thù. Vậy mà bây giờ họ lại kết tội anh, muốn anh phải chết.
Trái tim Đan-kô bỗng bùng lên niềm phẫn nộ sục sôi, nó cháy rực lên mạnh mẽ. Mặc dù Đan-kô rất phẫn nộ trước hành động ấy nhưng anh lại nhận ra rằng “Anh yêu họ và nghĩ rằng không có anh, có lẽ họ chết mất”. Một chàng trai có tấm lòng vị tha và yêu thương con người mặc cho bị đối xử tệ bạc nhưng vẫn quyết định cứu mọi người. Ý nghĩa muốn cứu mọi người quá mãnh liệt nhưng lại không được tin tưởng đến mức phải gào to lên như sấm.
Sau đó anh đã có một hành động xé toang lồng ngực của mình và giơ cao lên, giơ cao trái tim đang cháy sáng rực rỡ đẩy lùi tất cả đêm đen soi đường cho bộ lạc tiến lên. Đan-kô thật anh hùng, chàng đã cứu sống tất cả những người trong bộ lạc. Chàng vẫn đi trước, giơ cao trái tim dẫn đường, rừng cây dẫn ra trước bước chân Đan-kô. Nó như một điều gì đó thật cao quý, chói ngời. Và trong lòng người đọc cảm thấy vô cùng cảm phục, trân trọng con người này.
Rồi đoàn người cũng tìm ra được miền đất mới. Đó là một thảo nguyên tươi đẹp, giàu có. Tất cả đều vui mừng quên cả Đan-kô-vị cứu tinh của mình. Đan-kô kiêu hãnh ngắm nhìn thảo nguyên, mỉm cười sung sướng rồi anh gục xuống, tắt thở trong niềm tự hào. Anh chết nhưng trái tim kiêu hãnh của anh thì vẫn cứ cháy mãi. Nhưng rồi có ai nhớ đến sự hy sinh cao cả của anh? Họ vui sướng tràn đầy hy vọng vì được cứu sống rồi họ lại lập tức quên luôn người đã cứu mình. Đan-kô là hiện thân cho hình ảnh một con người xả thân cứu người mà không đòi hỏi được đền đáp. Go-rơ-ki đã dùng những từ ngữ chân thành và tốt đẹp nhất để ca ngợi, để trân trọng trước cái chết của Đan-kô. Đó còn là bức tranh gợi cho ta suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống. Phải chăng khi con người đứng trước những khó khăn, nghịch cảnh của cuộc sống thì họ sẽ quên mất mình là ai, sống một cách ích kỷ và tham lam. Nhưng vẫn sẽ có những con người giống như Đan-kô xuất hiện. Đứng trước vực tối cuộc sống, vẫn giữ trong mình trái tim yêu thương, một lòng tốt chân thành mà không cần đền đáp.
Một bức tranh thiên nhiên, một sự đấu tranh sự sống của con người đã hiện lên thật đặc sắc trong tác phẩm Trái tim của Đan-kô của Go-rơ-ki. Câu chuyện khiến cho người đọc phải suy nghĩ về những giá trị sống và mối quan hệ giữa con người trong hiện thực thực cuộc sống.
Cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe, rất mong nhận được lời góp ý của mọi người để bài nói được hoàn thiện hơn.
Lăng mộ Phùng Hưng ngày nay nằm ở đầu phố Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đền thờ ông được dựng lên ở nhiều nơi như quê hương Đường Lâm, đình Quảng Bá (Hà Nội), đình Triều Khúc (Hà Tây), thờ ở lăng Đại Áng, Phương Trung, Hoạch An, phủ Thanh Oai (Hà Tây),...
Sau này đất Đường Lâm quê ông còn xuất hiện một vị vua nữa - Ngô Quyền, người đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc (938). Do vậy Đường Lâm còn được biết đến với tên gọi "Đất hai Vua".