K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1 2022

Ti thể và lục lạp :

- Có kích thước tương tự vi khuẩn.

- Hình thái của ti thể và lục lạp thường là hình trứng, hạt,.. gần giống với hình dạng của trực khuẩn, cầu khuẩn.

- Lục lạp và ti thể đều có cấu tạo 2 lớp màng (màng kép), người ta cho rằng lớp màng bên ngoài là của tế bào nhân thực, còn màng bên trong là của vi khuẩn cộng sinh.

- Ti thể và lục lạp đều có khả năng tự nhân đôi độc lập không phụ thuộc vào sự phân chia của tế bào.

- Ti thể và lục lạp có hệ gen riêng, bộ máy tổng hợp protein riêng, gen mạch vòng… tương tự của vi khuẩn

- Ti thể là sự nội cộng sinh của tế bào nhân thực với 1 loại vi khuẩn hiếu khí, lục lạp là sự nội cộng sinh của tế bào nhân thực với vi khuẩn lam.

23 tháng 1 2022

lục lạp

Lục lạp (tiếng Anh: chloroplast) là một bào quan ở các loài sinh vật quang hợp (nhiều nhất là thực vật và tảo), cũng là đơn vị chức năng trong tế bào. Những khám phá đầu tiên về loại bào quan này được cho là của Julius von Sachs (1832–1897), một nhà thực vật học.

ti thể

Ty thể (tiếng Anh: mitochondrion, số nhiều: mitochondria) là một bào quan với màng kép và hiện diện ở tất cả sinh vật nhân thực. Tuy vậy, vẫn có một số tế bào ở các sinh vật đa bào thiếu đi bào quan này (chẳng hạn như tế bào hồng cầu). Một vài sinh vật đơn bào (như Microsporidia, Parabasalia, Diplomonadida) cũng tiêu giảm hoặc biến đổi ty thể của chúng thành những cấu trúc khác.[1] Đến nay, duy chỉ có sinh vật nhân thực chi Monocercomonoides là được biết đã hoàn toàn mất đi ty thể.[2] Trong tiếng Anh, từ mitochondrion bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp μίτοςmitos, nghĩa là "sợi" và χονδρίονchondrion, nghĩa là "hạt".[3] Ty thể giúp tạo ra phần lớn loại phân tử cao năng là adenosine triphosphate (ATP), một nguồn năng lượng hóa học cung cấp cho hầu hết các hoạt động của tế bào.[4] Chính vì vậy, ty thể còn được gọi là "nhà máy năng lượng của tế bào".[5]

/HT\

23 tháng 1 2022

Câu 1 : Lục lạp chỉ tồn tại ở tế bào nào ?

A. Tế bào vi khuẩn

B. Tế bào động vật

C. Tế bào thực vật

D. Tế bảo nấm

  • Giải thích : Vì thực vật quang hợp nên cần phải có lục lạp.

Câu 2 : Bào quan được hình thành do quá trình nội cộng sinh ?

A. Mạng lưới nội chất 

B. Ti thể

C. Trung thể

D. Không bào

  • Giải thích : Ti thể được hình thành từ phương pháp nội cộng sinh, tổ tiên của nó có thể là 1 loài vi khuẩn xa xưa, sau các quá trình thâm nhập vào tế bào nhân thực, ti thể đóng vai trò có ích cho tế bào nhân thực đó là cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
24 tháng 1 2022

Câu 1 : Lục lạp chỉ tồn tại ở tế bào nào ?

A. Tế bào vi khuẩn

B. Tế bào động vật

C. Tế bào thực vật

D. Tế bảo nấm

Câu 2 : Bào quan được hình thành do quá trình nội cộng sinh ?

A. Mạng lưới nội chất 

B. Ti thể

C. Trung thể

D. Không bào

19 tháng 4 2017

Cấu trúc của lục lạp: Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có lớp màng bao bọc. Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng. Trong màng của tilacôit chứa nhiều dịp lục và các enzim có chức năng quang hợp. Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.
Chức năng của lục lạp: Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. lục lạp chứa nhiều chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học, sản xuất chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho tế bào.

19 tháng 4 2017

Nhân tế bào phần lớn có hình cầu với đường kính khoảng 5nm, được bao bọc bởi hai lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin) và nhân con.

Nhân tế bào chứa vật chất di truyền và có chức năng điều khiển mọi hoạt động của tế bào.


17 tháng 8 2023

Tham khảo

• So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp:

- Giống nhau:

+ Đều có màng kép gồm 2 lớp màng (màng ngoài và màng trong). Màng ngoài đều trơn nhẵn.

+ Đều có ribosome, DNA để đảm bảo khả năng nhân đôi độc lập.

+ Đều có chứa hệ enzyme để tổng hợp được ATP.

- Khác nhau

Đặc điểm

so sánh

Ti thể

Lục lạp

Hình dạng

Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào

Thường có hình bầu dục

Sắc tố

Không có

Màng trong

Gấp nếp hình răng lược tạo nhiều mào

Trơn nhẵn

Khoảng không gian giữa 2 màng

Rộng

Hẹp

Hệ enzyme

Chứa các enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào (phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng)

Chứa các enzyme tham gia vào quá trình quang hợp (tổng hợp nên carbohydrate)

23 tháng 9 2019

Lời giải:

Ti thể khác với lục lạp ở các đặc điểm:

+ Ti thể đảm nhận chức năng hô hấp, lục lạp đảm nhận chức năng quang hợp.

+ Màng trong của ti thể gấp nếp tạo thành nhiều mấu lồi, màng trong lục lạp trơn nhẵn giống màng ngoài.

+ Ti thể có ở tất cả tế bào nhân thực. Lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật.

Đáp án cần chọn là: D

20 tháng 11 2017

-Ti thể và lục lạp có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn vì 2 bào quan này mang các đặc điểm cấu tạo giống vi khuẩn:

+ Có ADN trần dạng vòng và có roboxom giống vi khuẩn.

+ Quá trình tổng hợp protein trong ti thể và lục lạp có nhiều điểm tương tự với vi khuẩn: đều được khởi đầu bằng focmil-metionin, đều bị ức chế bởi kháng sinh chloramphenicol.

+ti thể và lục lạp đều có màng kép tương tự như ở một số vi khuẩn.

-ti thể có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn hô hấp hiếu khí ( loại vi khuẩn này có chứa các nhân tố hô hấp hiếu khí trên màng sinh chất)

- lục lạp có nguồn gốc cộng sinh từ một vi khuẩn lam( vi khuẩn lam quang hợp nhờ hệ quang hợp chứa trong màng thylacoit nằm tự do trong tế bào chất).

20 tháng 11 2017

đánh lộn, kia là riboxom nha :v

17 tháng 8 2023

Tham khảo

- Trong tế bào, ti thể và lục lạp mới được tạo bằng cách chúng tự nhân đôi.

- Sở dĩ ti thể và lục lạp có khả năng tổng hợp protein cho riêng mình vì trong chất nền của hai bào quan này chứa nhiều phân tử ADN nhỏ, dạng vòng và ribosome. Do có hệ vật chất di truyền riêng và có ribosome – nơi thực hiện quá trình tổng hợp protein nên ti thể và lục lạp có khả năng tổng hợp protein cho riêng mình mà không phụ thuộc vào sự tổng hợp protein của tế bào.

26 tháng 2 2018

Lời giải:

Lục lạp và bào quan thực hiện chức năng quang hợp

Ti thể là bào quan thực hiện chức năng hô hấp.

Hai bào quan này đều được bao bọc bởi lớp màng kép

Đáp án B

25 tháng 1 2017

Lục lạp và bào quan thực hiện chức năng quang hợp

Ti thể là bào quan thực hiện chức năng hô hấp.

Hai bào quan này đều được bao bọc bởi lớp màng kép

Đáp án B