K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

   Những ngày đẹp trời, buổi sáng,  bồ câu bay ra từng đàn. Sau một hồi lượn vòng trên không trung trong lành, chúng đậu xuống mặt đất rồi tha thẩn đi đi lại lại với cái đầu cứ lắc lư, lắc lư. 

   Vì sao bồ câu lắc lư đầu liên tục mà không bị hoa mắt, nhức đầu nhỉ? Thật ra, nếu quan sát kĩ, ta có thể thấy rằng bồ câu chẳng lắc lư chút nào cái đầu bé nhỏ của chúng.  

Vì không thể gạch chân nên anh in đậm em nhé!

8 tháng 2 2022

Bên đường, cây cối xanh um. Nhà cửa thưa thớt dần. Đàn voi bước đi chậm rãi. Chúng thật hiền lành. Người quản tượng ngồi vắt vẻo trên chú voi đi đầu. Anh trẻkhỏe mạnh. Thỉnh thoảng, anh lại cúi xuống như nói điều gì đó với chú voi.

8 tháng 2 2022

Bên đường, cây cối xanh um. Nhà cửa thưa thớt dần. Đàn voi bước đi chậm rãi. Chúng thật hiền lành. Người quản tượng ngồi vắt vẻo trên chú voi đi đầu. Anh trẻ và khỏe mạnh. Thỉnh thoảng, anh lại cúi xuống như nói điều gì đó với chú voi.

27 tháng 10 2023

a. Đoạn văn tả con nai

b. Tác giả chọn tả hoạt động uống nước. 

c. Khi thực hiện hành động đó, hai cánh mũi của nai phập phồng, cái mõm đen kịt nhệu nhạo nhai.

5 tháng 10 2023

1. Học sinh tự thực hiện.

2. Trao đổi:

a, Vì đây là lần đầu tiên bồ chao thấy hai thứ to cao đến vậy nên không suy nghĩ gì mà tưởng rằng mình đã thấy hai cái trụ chống trời.

b, Vì các loài chim chưa từng thấy và không biết đó là gì nên ngạc nhiên trước những điều mắt thấy, tai nghe.

c, Nếu là một nhân vật trong câu chuyện, em sẽ nói cần xem xét xem thực hư điều đó là gì chứ không vội vàng kết luận tin vào những điều mắt thấy, tai nghe.

Sao không về Vàng ơi!Tao đi học về nhà Là mày chạy xồ ra Đầu tiên mày rối rít Cái đuôi mừng ngoáy tít Rồi mày lắc cái đầu Khịt khịt mũi, rung râu Rồi mày nhún chân sau Chân trước chồm, mày bắt Bắt tay tao rất chặt Thế là mày tất bật Đưa vội tao vào nhà Dù tao đi đâu xa Cũng nhớ mày lắm đấy…Hôm nay tao bỗng thấy Cái cổng rộng thế này! Vì không thấy bóng mày Nằm chờ tao trước...
Đọc tiếp

Sao không về Vàng ơi!

Tao đi học về nhà Là mày chạy xồ ra Đầu tiên mày rối rít Cái đuôi mừng ngoáy tít Rồi mày lắc cái đầu Khịt khịt mũi, rung râu Rồi mày nhún chân sau Chân trước chồm, mày bắt Bắt tay tao rất chặt Thế là mày tất bật Đưa vội tao vào nhà Dù tao đi đâu xa Cũng nhớ mày lắm đấy…

Hôm nay tao bỗng thấy Cái cổng rộng thế này! Vì không thấy bóng mày Nằm chờ tao trước cửa Không nghe tiếng mày sủa Như những buổi trưa nào Không thấy mày đón tao Cái đuôi vàng ngoáy tít Cái mũi đen khịt khịt Mày không bắt tay tao Tay tao buồn làm sao! Sao không về hả chó? Nghe bom thằng Mỹ nổ Mày bỏ chạy đi đâu? Tao chờ mày đã lâu Cơm phần mày để cửa Sao không về hả chó? Tao nhớ mày lắm đó Vàng ơi là Vàng ơi!

Trần Đăng Khoa

Câu 1: Viết những từ ngữ tả con chó lúc đón bạn nhỏ về nhà trong đoạn thơ thứ nhất của bài thơ.

a. Hoạt động:……………………………………………………………………………………...

b. Cái đuôi: ……………………………………………………………………………………….

c. Cái đầu:………………………………………………………………………………………...

d. Cái mũi:………………………………………………………………………………………..

e. Cái râu:…………………………………………………………………………………………

Câu 2: Viết hai câu thơ có dùng biện pháp nhân hóa trong đoạn thứ nhất.

................................................................................................................................. .................................................................................................................................

Câu 3: Cách xưng hô với con Vàng trong đoạn thơ thứ nhất cho thấy bạn nhỏ coi con Vàng là gì? Hãy viết câu trả lời của em.

................................................................................................................................. .................................................................................................................................

Câu 4: Hai câu thơ nào trong đoạn thứ nhất nói lên tình cảm của bạn nhỏ với con Vàng?

a. Tao đi học về nhà b. Chân trước chồm, mày bắt

Là mày chạy xồ ra Bắt tay tao rất chặt

c. Thế là mày tất bật d. Dù tao đi đâu xa

Đưa vội tao vào nhà. Cũng nhớ mày lắm đấy…

Câu 5: Vì sao trong đoạn thơ thứ hai bạn nhỏ lại cảm thấy cái cổng rộng?

a. Vì cái cổng hôm đó được làm cho rộng ra.

b. Vì cái cổng hôm đó không có con Vàng nằm chắn đường đi.

c. Vì cái cổng hôm đó không khép cửa.

d. Vì cái cổng hôm đó được lau chùi sạch sẽ.

Câu 6: Bạn nhỏ đã nhớ những việc làm gì của con Vàng khi không thấy nó?

a. Chạy xồ ra b. Ngoáy tít cái đuôi c. Khịt khịt cái mũi

d. Bắt tay bạn nhỏ e. Sủa vào buổi trưa g. Ôm lấy bạn nhỏ.

Câu 7: Câu thơ nào trong đoạn hai bộc lộ nỗi buồn của bạn nhỏ vì mất con Vàng? Viết câu thơ đó vào dòng dưới đây:

................................................................................................................................. .................................................................................................................................

Câu 8: Vì sao con Vàng bỏ bạn nhỏ đi? Hãy viết câu trả lời ngắn gọn:

................................................................................................................................. .................................................................................................................................

Câu 9: Những chi tiết nào cho biết bạn nhỏ vẫn mong chờ con Vàng quay về?

a. Chờ con Vàng quay về đã lâu rồi. b. Hàng ngày vẫn đi tìm con Vàng.

c. Vẫn phần cơm con Vàng ở cửa d. Khóc thương con Vàng.

Câu 10: Bài thơ nói về tội ác gì? Ai gây ra tội ác đó? Hãy viết câu trả lời ngắn.

................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

III/ Luyện từ và câu:

Câu 1: Chủ ngữ trong câu “Cơm phần mày để cửa.” là gì, viết câu trả lời của em.

.................................................................................................................................

Câu 2: Chuyển câu kể sau thành câu cảm:

Con chó này khôn.

.................................................................................................................................

Câu 3: Ghi lại danh từ, động từ, tính từ trong 2 câu sau:

“ Cái đuôi vàng ngoáy tít Cái mũi đen khịt khịt.”

................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

IV/ Tập làm văn: Dựa vào bài thơ Sao không về Vàng ơi? Em hãy viết đoạn văn tả hình dáng, hoạt động của con Vàng.

................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................
 

1
16 tháng 4 2022

Dài thế

Gạch chân dưới những câu văn thể hiện trách nhiệm của học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước và thể hiện niềm tin ở các em.(Chọn 02 câu văn)Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công...
Đọc tiếp

Gạch chân dưới những câu văn thể hiện trách nhiệm của học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước và thể hiện niềm tin ở các em.

(Chọn 02 câu văn)

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.  Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.  

Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.

3
9 tháng 9 2021

In đậm và nghiêng nha:

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.  Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.  

Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.

15 tháng 10 2023

a. Cửa sổ và cây cổ thụ được gọi là chị và bác.

b. Hoạt động của gió vườn được miêu tả bằng những từ ngữ: nhắc, đi, lắc lắc, giục, tìm

c. Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.