K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2020

Tảo, rêu đều là thực vật bậc thấp. Nhưng chúng được xếp vào hai nhóm khác nhau, vì :

- Tảo chưa có thân, lá, rễ thật sự. Tảo sống cố định nhờ các giác bám vào đá.

 - Rêu có rễ giả bám vào đất, đá, gạch, ... . Rêu đã có thân, có lá.

12 tháng 3 2020

Vì chúng khác nhau:

- Tảo là thực vật bậc thấp,có cấu tạo vô cùng đơn giản. Tảo sống dưới nước, có nhiều màu khác nhau. Kích thước nhỏ bé gồm: vách tế bào, thể màu, rễ giả, lá thật sự, chưa có thân và mạch dẫn.

- Rêu là thực vật bậc cao, thường sống ở những nơi ẩm ướt. Có màu xanh lục, kích thước nhỏ bé, thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có hoa

11 tháng 9 2018

mk nghĩ là

em thứ 1 nói đúng hơn

k/n danh từ; danh từ là những từ chỉ người động vật khái niệm,......

còn loại từ là j mk chưa hok và cx ko bt

em t 1 ns đúng nha

.....xoxo.....

11 tháng 9 2018

bạn đầu đúng vì vì danh từ là từ để chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.

23 tháng 10 2019

2 trang ?? Uầy, hack não à =))) Đó giờ còn chưa từng bị bắt phải viết 2 trang

1. 

- Giống nhau :

+ Đều thuộc bộ phận văn học dân gian.

+ Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

+ Có nhiều chi tiết ( mô tả ) giống nhau : Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những khả năng phi thường.

- Khác nhau :

+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện lịch sử được kể, được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật ( mặc dù có những chi tiết tưởng tượng kì ảo )

+ Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, mơ ước của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác,... Được cả người kể lẫn người nghe tin coi là không có thật ( mặc dù có những yếu tố thực tế )

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
19 tháng 9 2019

Bài 1. 

a. Trong 2 câu trên, từ "tay" đều được dùng và hiểu theo nghĩa chuyển, "tay" không phải chỉ bộ phận dùng để cầm nắm trên cơ thể người mà được gán dùng cho sự vật (cây tre, cây bầu).

Nghĩa của từ "tay" trong hai câu trên đều giống nhau. Đều để chỉ cành lá của sự vật, cây cối.

b. Xếp các từ vào nhóm từ từ "tuyệt":

- "tuyệt" có nghĩa là nhất: tuyệt đỉnh, tuyệt trần, tuyệt tác

- "tuyệt" có nghĩa là không, là chấm dứt, tuyệt đối: tuyệt thực, tuyệt mật, tuyệt giao, tuyệt chủng, tuyệt tự

Bài 2.

a. "Chín": chỉ trạng thái của sự vật từ xanh chuyển sang chín, trở nên ngọt, ăn được.

b. "Chín": chỉ trạng thái của sự vật từ sống chuyển thành chín, có mùi thơm, mềm và có thể ăn được.

c. "Chín": chỉ việc con người phải suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra quyết định làm việc gì, để có thể đạt được kết quả tốt nhất, là lựa chọn tối ưu nhất.

20 tháng 9 2019

Cảm ơn bạn Nguyễn Thu Hương nha!

25 tháng 2 2019

chỉ có hỏi về toán, ngữ văn và anh văn thôi nha! Không có sinh học

25 tháng 2 2019

a) Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ.

   - Tảo xoắn: màu lục; hình sợi mảnh; cơ thể đa bào; mỗi tế bào cấu tạo gồm vách tế bào, nhân tế bào và thể màu.

   - Rong mơ: màu nâu do có cả chất diệp lục và chất phụ màu nâu; dạng cành cây; cơ thể đa bào.

b) Điểm giống và khác nhau giữa tảo xoắn và rong mơ

* Những điểm giống nhau:

   - Có cấu tạo đa bào

   - Có chứa chất diệp lục

   - Sinh sản theo hình thức vô tính và hữu tính.

* Những điểm khác nhau:

Tảo xoắn

Rong mơ

- Có màu lục

- Có dạng sợi mảnh

- Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp hai tế bào gần nhau thành hợp tử

- Sinh sống ở mương rãnh, ruộng lúa nước,… (nước ngọt)

- Có màu nâu

- Có dạng cành cây

- Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp tinh trùng và trứng để tạo thành hợp tử.

- Sống chủ yếu ở vùng ven biển nhiệt đới (nước mặn)

   Bạn tham khảo nha! Chúc bạn học tốt  ❤‿❤



 

aw vãi tìm chắc phê

20 tháng 11 2019

Đây đùa à.

7 tháng 9 2018

Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

 

I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

 

1. Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi

Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc

     + Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước

     + Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.

⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm

b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.

- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:

     + “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”

     + “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”

c, Nhan đề thích hợp

- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh

- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:

     + Thầy Tuệ Tĩnh

     + Hết lòng vì người bệnh

     + Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu

d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:

- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh

- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ

     + Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh

     + Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn

     + Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh

Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc

LUYỆN TẬP

 

Bài 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Chủ đề truyện:

- Biểu dương sự trung thực, thẳng thắn không ham của cải vàng bạc của người lao động

- Phê phán, chế giễu thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại trong triều

- Sự việc tập trung làm nổi bật chủ đề:

     + Biểu dương việc: Một người nông dân tìm được viên ngọc quý muốn dâng nhà vua”

     + Người nông dân tố cáo sự tham lam của viên quan cận thần

- Phê phán: “ Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện… nếu không thì thôi!”

b, Ba phần của truyện:

- Mở bài : Câu đầu tiên

- Thân bài : từ “Ông ta” đến “hai mươi nhăm roi”

- Kết bài : phần còn lại

c, Truyện “Phần thưởng” giống với truyện “Tuệ Tĩnh” ở phần cấu tạo ba phần.

- Khác nhau ở chủ đề:

     + Chủ đề truyện Tuệ Tĩnh: Tấm lòng nhân từ của bậc lương y

     + Chủ đề truyện Phần Thưởng: Sự trung thực

d, Sự việc Thân bài thú vị ở chỗ:

- Phần thưởng mà người nông dân đề nghị “thưởng cho hạ thần năm mươi roi”

- Việc chia phần thưởng bất ngờ hơn, ngoài dự kiến của viên quan

Bài 2 (trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh:

     + Mở bài : Nêu thời gian, hoàn cảnh của sự việc được kể trong phần thân bài

     + Kết bài : Nêu kết quả của sự việc được kể trong phần thân bài

b, Mở bài

Nêu thời gian và hoàn cảnh của việc giặc Minh xâm lược, gây nhiều tội ác trên đất nước ta, từ đó, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần đánh giặc

- Kết bài: Kết thúc chuyện, lý giải tên gọi của Hồ Gươm.

Hok tốt .

# HarryNguyen #

7 tháng 9 2018

Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

I.Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.

1. Đọc bài văn sau đây để trả lời câu hỏi.

a. Nói lên y đức của người thầy thuốc: hết lòng cứu giúp người bệnh, không phân biệt địa vị sang hèn.

b. - Chủ đề của văn bản là ca ngợi lòng thương người của thầy thuốc Tuệ Tĩnh.

- Câu chủ đề được thẻ hiện trực tiếp qua câu văn sau:”Hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh”, "người ta cứu nhau lúc hoạn nạn nói chi ân huệ”.

c. - Nhan đề thứ ba là nhan đề thích hợp nhất bởi nó là chủ đề mang nội dụng bao quát nhất khi nói về thầy Tuệ Tĩnh.

- Có thể đặt tên khác cho văn bản trên như: Một lòng vì người bệnh.

d. Chức năng của các phần mở bài, thân bài, kết bài

- Mở bài: Giới thiệu về thầy Tuệ Tĩnh

- Thân bài: diễn biến việc Tuệ Tĩnh chữa bệnh cho người con nhà nông dân trước.

- Kết bài: kết thúc sự việc, sự việc tiếp sau đó.

II. Luyện tập.

Câu 1 (trang 46 Ngữ Văn 6 Tập 1):

a. - Chủ để:

- Ca ngợi sự thông minh tài trí :”Một người nông dân...dâng tiến cho nhà vua”.” Hạ thần...hai mươi nhăm roi”.

- Đồng thời phê phán chế giễu thói tham lam “Được tôi sẽ đưa anh vào...Một nửa phần thưởng của nhà vua”

- Dùng gậy đập lưng ông để tố cáo thói tham lam: “xin bệ hạ thưởng cho thần...mỗi người hai mươi nhăm roi” → sự việc tập thể hiện tập trung cho câu chủ đề.

b.- Mở bài: Câu đầu

- Thân bài: Đoạn giữa.

- Kết bài: Câu cuối.

c. Sự giống nhau và khác nhau giữa truyện thầy Tuệ Tĩnh và truyện Phần Thường.

Giống nhauKhác nhau
Cả hai truyện đều có bố cục 3 phần.Truyện thầy Tuệ TĩnhTruyện phần thưởng
MB: Nêu chủ đềNêu tình huống
Kịch tính: Phần đầu câu truyệnPhần cuối truyện
Kết bài: Tiếp diễn sự việc khác.Sự việc kết thúc

d. Sự thú vị của Thân bài:

- Phần thân bài thú vị ở việc người nông dân đề nghị phần thưởng, tạo bất ngờ, kịch tính cho câu chuyện.

Câu 2 (trang 46 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Tiêu chíSơn Tinh Thủy TinhSự tích Hồ Gươm
Mở bàiNêu tình huốngNêu tình huống
Kết bàiSự việc tiếp diễnSự việc kết thúc.

Cách ngắn hơn là trên nhé bn . Hok tốt .

# HarryNguyen #

19 tháng 8 2019

1 ) Đoạn tổng – phân – hợp:Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lung, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

2 ) 

Quy nạp:
Đêm nay là đêm ngày 30, gia đình tôi đang tất bật chuẩn bị mâm cỗ  rất to để đón giao thừa. Anh trai và bố đang làm thịt gà,mẹ thì nhào bột làm bánh rán.Năm nào cũng vậy, món bánh rán của mẹ tôi luôn là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ đặc biệt đó. Còn tôi, vì là con gái cưng trong gia đình và là trưởng nữ của dòng họ, nên tôi được ưu ái giao cho nhiệm vụ cùng ông bà trang trí bàn thờ tổ tiên. Mọi người ai trong gia đình, ai cũng cố gắng làm thật nhanh để kịp giờ. Đúng 12 giờ, gia đình chúng tôi, 3 thế hệ đã quây quần đông đủ bên mâm cỗ cùng nâng ly chúc mừng năm mới và cả pháo hoa đầy trời . Tiếng chúc mừng, tiếng cười, tiếng ly va vào nhau...Tất cả làm cho tôi có một cảm nhận: Gia đình mình thật hạnh phúc.

3)

DIỄN DỊCH
Hiện nay tình hình giao thông tại thành phố có rất nhiều vấn đề phải nói trong đó có vấn đề ùn tắc giao thông. các tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc là do những lí do sau: gần trường học, có đường ray xe lửa đi qua, thường xuyên gặp nước khi trời mưa, hệ thống tín hiệu đèn giao thông bị hỏng mà không có sự can thiệp kịp thời của cảnh sát giao thông, và ý thức của người dân...chống ùn tắc giao thông là vấn đề của toàn xã hội, chứ không phải của riêng ngành giao thông, công an.về lầu dài nên mở rộng diện tích đất khu trung tâm TP HCM ra ngoại ô, tức là giãn dân ra xa khu trung hành chính hiện na. để thực hiện vấn đề trên không còn cách nào là phải quy hoạch lại các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện ra xa trung tâm hiện nay . nhưng hiện tại cần khắc phục ùn tắc giao thông bằng một số giải pháp sau: 1 là bố trí tín hiệu đèn giao thông theo chiều kim đồng hồ (hoặc ngược lại). tại một thời điểm thì chỉ có một hướng được lưu thông. 2 là nâng cao ý thức người dân thông qua biện pháp tuyên truyền mà môi học sinh, đoàn viên thanh niên là lực lượng chính. 3 là giải quyết các điểm thường xuyên ngập nước khi trời mưa. hãy cùng nhau xây dựng thành phố này thành một trong những thành phố nổi tiếng của khu vực, và xa hơn là cả thế giới.

4 )

Song hành
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ  muôn vàng vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Đi bất cứ nơi đâu trên đất nước này, bạn cũng gặp hình ảnh của Người trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn của mỗi người dân. Bác đã hiến trọn cuộc đời cho dân tộc. Mấy chục năm gian nan thử thách ở nước ngoài, Bác đã tìm cho dân tộc con đường đi cách mạng đế rồi từ đó, nhân dân ta đòi lại được tự do. Hình ảnh Bác đẹp trong lòng của mỗi người dân Việt không phải chỉ vì Bác đã đem đến cho chúng ta cơm áo tự do mà ngay từ trong cách sống, Bác đã là tấm gương cho tất cả mọi người. Bác sống giản dị và giàu tình cảm. Tôi chưa thấy ở nơi đâu, một vị Chủ tịch nước lại giản dị như thế. Người ăn mặc bình dân, Người sống hòa mình. Người bận trăm công ngàn việc mà vẫn dành thì giờ chăm lo từ những cụ già đến các bé nhi đồng nhỏ tuổi. Người sống trọn mình cho dân tộc chẳng vướng bận chút riêng tư. Tôi xem nhiều và đọc nhiều nhưng tôi chưa thấy ở đâu người ta yêu vị lãnh tụ của mình như thế! Thế mới biết ở giữa cái cuộc sống xô bồ và hỗn độn này muôn đế lại một cái gì, con người ta ngoài tài năng còn cần có thêm một nhân cách. Bác của chúng ta đẹp và trường tồn bởi Người có nhân cách đẹp và tài năng sáng chói, vĩnh cửu.

Chúc bạn học tốt !!!

1 tháng 10 2021

- Đề tài: là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài đã bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả

- Chủ để: là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện sự quan tâm cũng như nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

+ Chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản

hc tốt!

._.

1 tháng 10 2021

Các điểm được đưa ra dưới đây là đáng kể cho đến nay có liên quan đến sự khác biệt giữa chủ đề và chủ đề:

- Chủ đề không là gì ngoài chủ đề chính của câu chuyện mà nhà văn bàn luận hoặc nói về tác phẩm. Ngược lại, chủ đề là ý tưởng trừu tượng hoặc chi phối của tác phẩm văn học, mà tác giả muốn truyền tải với sự trợ giúp của câu chuyện hoặc bài luận.

- Chủ đề có tính chất phổ biến, tức là chủ đề chứa đựng một thông điệp, không chỉ áp dụng trong một trường hợp, mà nó có thể áp dụng trong nhiều trường hợp. Ngược lại, chủ đề là duy nhất, nghĩa là người viết nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi chọn bất kỳ chủ đề nào, để đưa ra một chủ đề đặc biệt, mà người đọc tò mò muốn đọc.