Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
1.
- Việt Nam có mật độ dân số thuộc loại cao trên thế giới: 277 người/ km2 (2015) và ngày càng tăng.
- Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn
+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.
+ Miền núi và cao nguyên có dân cư thưa thớt.
+Phần lớn dân cư sống ở nông thôn
+Tỷ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp nhưng đang gia tăng khá nhanh
- Dân cư phân bố không đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế , xã hội và quốc phòng:
+ Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người ở các vùng đồng bằng ngày càng giảm gây khó khăn cho việc nâng cao sản lượng lương thực thực phẩm .
+ Ở miền núi và cao nguyên thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên .
+ Ảnh hưởng đến các vùng an ninh biên giới vì phần lớn đường biên giới đất liền ở nước ta thuộc các tỉnh miền núi và cao nguyên.
Câu 2: Đặc điểm
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhưng còn kém so với các nước trên thế giới: hạn chế về thể lực, trình độ tay nghề . . .
- Có sự phân bố chênh lệch.
Giải pháp
+ Nâng cao trình độ kiến thức phổ thông
+ Đào tạo đa chuyên môn ngành nghề.
+ Rèn luyện thể lực, cung cấp dinh dưỡng . . .
Câu 3: Các Điều Kiện Kinh Tế Xã Hội Ảnh Hưởng đến Sự Phát Triển và Phân Bố Nông Nghiệp:
- Khả năng sử dụng đất đai, nguồn nước, và điều kiện thời tiết có ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp.
- Sự phân bố dân cư và cơ sở hạ tầng giao thông ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường và nguồn cung ứng.
- Các chính sách chính trị và kinh tế của chính phủ cũng có vai trò trong sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
Câu 4: Thế Mạnh Về Điều Kiện Tự Nhiên để Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam:
- Việt Nam có một bờ biển dài và nhiều cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và công nghiệp biển.
- Nước ta có nhiều nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, cung cấp cơ hội cho phát triển năng lượng sạch và bền vững.
- Có các khu vực đất đai phù hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và nông nghiệp hiện đại.
- Phân bố lại lao động và dân cư giữa các vùng.
- Thực hiện chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
- Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.
- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm.
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
TK:
Sử dụng lao động
- Đặc điểm:
+ Lao động nước ta chủ yếu đang hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp.
+ Tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn đang diễn ra.
- Xu hướng:
+ Số lao động có việc làm tăng lên.
+ Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:
Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.
Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm.
-> Thay đổi phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá – hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.
Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:
- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.
- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.
* Về kinh tế - xã hội:
- Phát triển các ngành nghề truyền thông gắn với việc đánh bắt và nuôi trồng hải sản, cũng như các đặc sản.
+ Đánh bắt, nuôi cá, tôm.
+ Các đặc sản: bào ngư, ngọc trai, tổ yến,...
- Phát triển các ngành công nghiệp chế biến hải sản (cá, nước mắm,...) và giao thông vận tải biển.
- Có ý nghĩa về du lịch:
+ Tiềm năng đa dạng (rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các di tích lịch sử - cách mạng,...).
+ Mới bắt đầu khai thác.
- Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân cho các huyện đảo.
* Về an ninh, quốc phòng
- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.
a,Cần ưu tiên phát triên khai thác hải sản xa bờ vì:
- Hiện nay, nguồn hải sản ven bờ nước ta đang dần cạn kiệt do tình trạng khai thác quá mức và trái phép.
- Khuyến khích đánh bắt xa bờ nhằm khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ta. Đồng thời còn giúp bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.
b, Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo:
- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức, nhất là thủy sản ven bờ.
- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện...
- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác.
1.a) Đặc điểm nguồn lao động:
* Số lượng: Nguồn lao động dồi dào và tăng còn nhanh ( Dẫn chứng năm 1998 là 37.4 triệu lao động . Mỗi năm tăng khoảng1.1 triệu lao động ).
* Chất lượng:
- Các yếu tố truyền thống: cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu KHKT; tuy vậy, còn thiếu tác phong công nghiệp , kỉ luật lao động chưa cao.
- Trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng cao. Dẫn chứng : 5 triệu lao động có trình độ CMKT, trong đó có 23% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhưng đội ngũ lao động có CMKT còn mỏng so với yêu cầu.
* Phân bố: không đồng đều, cả về số lượng và chất lượng lao động. Ở đồng bằng Sông Hồng . Đông Nam Bộ và nhất là một số thành phố lớn tập trung nhiều lao động , nhất là lao động có CMKT. Vùng núi và trung du thiếu lao động , nhất là lao động có CMKT.
b) Tình hình sử dụng lao động:
* Trong các ngành kinh tế : Phần lớn ( 63.5% ) làm nông, lâm, ngư nghiệp và có xu hướng giảm . Tỉ trọng lao động trong công nghiệp – xây dựng ( 11.9% ) và trong khu vực dịch vụ ( 24.6% ) còn thấp, nhưng đang tăng lên.
* Trong các thành phần kinh tế: đại bộ phận lao động làm trong khu vực ngoài quốc doanh, và tỉ trọng của khu vực này có xu hướng tăng . Khu vực quốc doanh chỉ chiếm 15% lao động ( 1985), giảm xuống còn 9% ( 1998).
* Năng xuất lao động xã hội nói chung còn thấp.
* Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp còn là vấn đề xã hội gay gắt
a) Tích cực :
- Dân số đông:
+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.
- Dân số trẻ:
+ Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.
+ Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.
- Thành phần dân tộc đa dạng:
+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
b) Tiêu cực :
Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.
- Về kinh tế :
+ Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.
+ Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.
+ Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.
- Về xã hội :
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.
+ Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.
- Về môi trường :
Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường
+ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
+ Ô nhiễm môi trường.
a) Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.
- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
b) Vì sao phải thực hiện chiến lược đó?
- Xuất phát từ thực trạng về dân số và nguồn lao động.
+ Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. Tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta vẫn còn cao (1,32%o năm trong giai đoạn 2002 - 2005). Mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.
+ Sự phân bố dân cư chưa hợp lí giữa các vùng:
• Giữa đồng bằng với trung du, miền núi: Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên quan trọng của đất nước.
• Giữa thành thị với nông thôn: dân số thành thị chiếm 26,9%, dân số nông thôn chiếm 73,1% (năm 2005).
• Sự phân bố dân cư không hợp lí đã dẫn đến: sử dụng lao động lãng phí, nơi thừa, nơi thiếu; khai thác tài nguyên ở những nơi ít lao động rất khó khăn,...
+ Chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, nhất là khu vực miền núi và trung du; chất lượng nguồn lao động còn hạn chế (lao động có việc làm chưa qua đào tạo chiếm 75% - năm 2005) và phân bố không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.
- Đảm bảo các mục tiêu về kinh tế - xã hội của đất nước: phát huy nguồn nhân lực, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.