K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BÀI 1.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý...
Đọc tiếp

BÀI 1.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

Câu 1. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn văn trên ?
Câu 2. Mệnh đề Hiền tài là nguyên khí của quốc gia được tác giả triển khai như thế nào trong văn bản?.
Câu 3. Nhà nước ta thời phong kiến đã từng trọng đãi hiền tài như thế nào? Theo tác giả, những điều đó đã là đủ chưa?.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu,nêu suy nghĩ của anh/chị về sứ mệnh của hiền tài đối với đất nước?

BÀI 2.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

1.Hoàng Đức Lương người làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, nay thuộc tỉnh H­ưng Yên, sau chuyển đến ở làng Ngọ Kiều, Gia Lâm, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm năm 1478. Ông để lại: Trích diễm thi tập, đề tựa năm 1479, thơ chữ Hán còn lại 25 bài chép trong Trích diễm thi tập, sau này được Lê Quý Đôn đ­ưa vào Toàn Việt thi lục.

2.Tựa là bài văn đặt ở đầu tác phẩm văn học hoặc sử học, địa lí, hội hoạ, âm nhạc,… nhằm giới thiệu mục đích, nội dung, quá trình hình thành và kết cấu của tác phẩm ấy. Bài tựa có thể do tác giả tự viết hoặc do một ai đó thích thú tác phẩm mà viết. Cuối bài tựa thường có phần lạc khoản: ghi rõ họ tên, chức t­ước của người viết và ngày tháng, địa điểm làm bài tựa. Bài tựa cũng thể hiện những quan điểm mang tính thời đại và của chủ quan người viết. Văn của thể tựa có tính chất thuyết minh, thường được kết hợp với nghị luận và tự sự, có khi mang sắc thái trữ tình.

3.Trong công việc biên soạn cũng như sáng tác, Hoàng Đức Lương bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ. Đó là sự chú ý đến tính thẩm mĩ của văn chương và ông đưa ra những lí do mà khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời.Đây là tấm lòng yêu n­ước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc

1/ Nêu nội dung chính của văn bản?

2/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

3/ Xác định phép liên kết chính trong đoạn văn (2) và (3) ?

4/ Câu văn Tấm lòng yêu n­ước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc gợi nhớ đến câu văn nào của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô khi nói về văn hiến của dân tộc ?

2
24 tháng 4 2020

K liên quan, nhưng cô ơi cho em hỏi ở đoạn này sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu là gì và hiệu quả sử dụng ạ. E cảm ơn cô nhiều ạ.

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nổi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.

20 tháng 4 2020

Bài 2:

1. Giới thiệu Hoàng Đức Lương và tựa Trích diễm thi tập.

2. Phương thức biểu đạt; thuyết minh

3. Phép lặp, thế.

15 tháng 5 2021

Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn - một trí thức nước Việt. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi truyền kỳ. Đây là thể loại văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kỳ ảo hoang đường. Nhân vật trong bộ truyền kỳ gồm cả người, ma quỷ, thần thánh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể xâm nhập thế giới của nhau Nhân vật chính của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xuất hiện ngay từ đầu truyện bằng mấy dòng giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về tên họ, quê quán, tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn bộc lộ rõ qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược nước ta, tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, lại còn gian trá bày trò đút lót rồi tác yêu tác quái với nhân dân trong vùng. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn còn thể hiện rõ trong quá trình chàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Khi đối diện trước Diêm vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Kết quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn được sự sống của mình, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn bảo vệ công lí. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn có nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân. Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích. Truyện ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà.

BÀI NÀY TRƯỚC MÌNH CÓ LÀM RỒI !! CHÚC BẠN HỌC TỐT

17 tháng 5 2021

Nguyễn Dữ là tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với bộ truyện "Truyền kì mạn lục".Một tác phẩm được đánh giá là áng thiên cổ kì bút của văn học nước nhà.Trong tác phẩm thì "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là câu chuyện có ý nghĩa nhất ca ngợi sự dũng cảm kiên cường chống lại cái ác đến cùng,trừ hại cho dân. Và nhân vật Ngô Tử Văn chính là hình ảnh của sự dũng cảm kiên cường ấy.

"Truyện chức phán sự đền Tản Viên nằm trong tập "Truyền kì mạn lục '' .Được viết bằng chữ Hán vào khoảng thế kỉ XVI gồm 20 truyện.đây là một sáng tác văn học vô cùng lớn với sự gia công hư cấu,sáng tạo chau truốt.Đem đến cho chúng ta một cái nhìn về xã hội phong kiến.Nổi bật lên trong câu chuyện là hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn.Một người dũng cảm kiên cường chống lại cái xấu,cái ác để bảo vệ con người.

Nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm "Chuyện chức người phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ là người trung thực ngay thẳng đại diện cho cái thiện và công lý ở đời. Nguyễn Dữ là một nhà nho xuất thân trong một gia đình có truyền thống học thức. Những câu chuyện của ông đều nhằm tố cáo xã hội phong kiến mà ông đang sống. Đồng thời thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả. Nhân vật Ngô Tử Văn được tác giả Nguyễn Dữ xây dựng là người có tính cách trung thực, ngay thẳng, tính cách bộc trực thẳng thắn không sợ uy quyền, chức tước không sợ ma quỷ nha sai. Những hành động Ngô Tử Văn đều thể hiện sự khẳng khái của một người ngay thẳng không sợ trời không sợ đất. Trước khi trong chiến tranh có một tên tướng giặc bị giết chết tại nước ta. Sau khi hắn chết biến thành ma thành quỷ đóng ở đền trên đất nước ta để hoành hành, tác quái với người dân hiền lành lương thiện. Ai cũng sợ hắn rồi tránh né không dám lại gần, nhưng Ngô Tử Văn thì ngược lại anh đàng hoàng đĩnh đạc tắm rửa sạch sẽ mặc quần áo gọn gàng ra đốt đền để cho tên quỷ tướng giặc không còn chỗ trú ẩn nữa. Hành động của Ngô Tử Văn làm mọi người sợ hãi, ai cũng lo lắng cho tính mạng của anh nhưng Ngô Tử Văn không sợ gì cả bởi anh tin người tốt làm việc đúng không sợ những kẻ xấu xa gian ác. Hành động của Ngô Tử Văn là hành động của người ngay thẳng muốn tiêu diệt tận gốc cái xấu cái ác trong cuộc sống trừ hại cho người dân lao động, mang lại cho người dân một cuộc sống bình yên. Khi không còn đền nữa thì hồn ma tướng giặc không có chỗ ẩn nấp để quấy nhiễu dân lành. Dù kẻ ác là hồn ma, là quỷ có nhiều phép biến hóa khiến cho những người dân thường phải hoảng sợ trước phép thuật của hắn nhưng Ngô Tử Văn không sợ, dù là thế giới thật hắn cũng bị Ngô Tử Văn giết chết, thì khi là mà hắn có biến hóa ra sao bản chất xảo quyệt thế nào cũng không làm Ngô Tử Văn nao núng. Xuyên suốt tác phẩm "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" người đọc cảm nhận được rằng Ngô Tử Văn là người cương trực cứng cỏi, luôn đứng lên bênh vực công lý lẽ phải. Hồn ma của tên giặc chỉ là một kẻ ác, gian trá xảo quyệt mà thôi. Dù hắn có dùng thế lực quyền phép của mình làm cho Ngô Tử Văn bị ốm rồi bắt hồn chàng xuống dưới cửa Diêm Vương để cho Diêm Vương xử tội thì Ngô Tử Văn cũng không sợ. Thái độ bình tĩnh của Ngô Tử Văn khi đi qua những quan sai, quỷ thần ở âm tào địa phủ khiến người đọc phải nể phục một con người ngay thẳng, kiên định với việc mình làm không sợ điều gì cả. Ngay cả khi đứng trước mặt Diêm Vương hồn ma tướng giặc kết tội Ngô Tử Văn thì Ngô Tử Văn cũng không sợ chàng đã bảo vệ quan điểm của mình, vạch tội của hồn ma tướng giặc một cách chắc chắn, bằng chứng rõ ràng đanh thép, khiến Diêm Vương phải tha chết cho anh và sau đó, Ngô Tử Văn được đề cử làm chức phán sự đền Tản Viên lo giải quyết những vụ án kiện tụng của người dân. Nhân vật Ngô Tử Văn luôn là người biết mình biết người, anh biết hành động của kẻ xâm lược sự bình yên của nước khác là sai. Khi hắn chết không chịu siêu thoát mà còn vương vấn thành ma quỷ quấy nhiễu cuộc sống bình yên của người dân. "Hắn có thực là tay hung hãn có thể giao vạ cho tôi không?" Với những bằng chứng đanh thép Ngô Tử Văn đã chứng minh được tội ác của tên tướng giặc khiến hắn phải thua trong bẽ bàng. Ngô Tử Văn khi đứng trước kẻ thù luôn kiên cường không khoan nhượng, không sợ uy quyền, cũng không sợ chết nên anh không sợ những lời buộc tội của hồn ma tên tướng giặc. Hắn là một kẻ ác, một người sống từ khi hắn chưa chết cho tới lúc chất vấn là hồn ma xấu. Trước cái xấu cái ác trong cuộc sống tại sao chúng ta phải sợ, dù chúng có nhiều quyền phép và sức mạnh, dù chúng có nhiều thủ đoạn âm mưu bất chính thì chúng cũng luôn là những kẻ xấu, tại sao cái thiện lại phải sợ cái ác. Nhờ tính cách ngay thẳng khẳng khái kiên định của Ngô Tử Văn nên chàng đã chiến thắng trên mọi trận địa dù là ở dương gian hay ở dưới âm tào địa phủ. Tình hình càng nguy hiểm thì tính cách kiên cường thẳng thắn của Ngô Tử Văn càng được phát huy. Ngay cả khi bị quan sai quỷ thần lôi đi , đứng trước pháp luật của Âm Phủ Ngô Tử Văn càng tỏ rõ sự bình tĩnh khí phách của mình. Anh không sợ gì cả một người luôn ngay thẳng càng dũng cảm khi đối diện với cái chết của mình bởi anh không sợ, không làm gì sai mà phải hoảng sợ khúm núm trước quyền uy. Những điều Ngô Tử Văn làm đều vì cuộc sống bình yên của người dân của số đông. "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ thể hiện bút pháp tả thực kết hợp với những chi tiết hoang tưởng kỳ ảo làm hấp dẫn người đọc. Truyện có nhiều kịch tính chi tiết hấp dẫn người đọc. Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn vô cùng độc đáo, thể hiện cho cuộc chiến giữa cái thiện và ác trong đó cái thiện nhất định thắng cái ác.

28 tháng 8 2016

+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.

2 tháng 11 2021

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc: “Bất học bất tri lý” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lý. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

2 tháng 11 2021

KHAM KHẢO LÀM THÀNH CỦA MÌNH

Nghị luận: “Văn học là nhân học” (M.Gorki)

  • Mở bài:

Mối quan giữa văn học và nhân học không phải bỗng nhiên mà thành. Trong quá trình tạo dựng sự nối kết hai lĩnh vực cũng đã có không ít những bất đồng về quan điểm. Ngay trong khái niệm nhân học, theo nghĩa hẹp nhất, là khoa học về con người. Quan niệm ấy đã kéo theo một lịch sử lâu dài nhiều hoạt động và lĩnh vực liên quan. Ngay từ buổi sơ khai, văn học đã không thể tách rời khỏi nhân học. Nó hình thành nên bản chất cốt lõi của văn học ngày nay. Bàn về vấn đề này, M.Gorki cho rằng “Văn học là nhân học”. Đây là nhận định hết sức đúng đắn vè vai trò, nhiệm vụ và thiên chức của nhà văn trong sự nghiệp cầm bút của mình.

  • Thân bài:

Văn học là gì?

Văn học là khoa học về cái đẹp (văn) trong cuộc sống, được biểu đạt bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu hình tượng. Cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua bình diện ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn học có tính hình tượng, được sắp xếp theo một tổ chức nhất định để ngôn từ phát huy giá trị của nó. Đồng thời nó có tính chuẩn mực cao (hàm súc và cô đọng, đa nghĩa, biểu cảm). Văn học biểu đạt nhận thức, lí giải và thái độ đối với toàn bộ của con người trước cuộc sống. Những vấn đề nhân sinh cũng được đặt ra ở trong đó.

Nhân học là gì?

Nhân học là một lĩnh vực nhận thức khoa học, trong đó nghiên cứu các vấn đề nền tảng của tồn tại con người trong môi trường tự nhiên và nghệ thuật. Theo nghĩa chung nhất “Nhân học” là khoa học về con người.

“Văn học là nhân học” nghĩa là gì?

Thông qua các tác phẩm, văn học phản ánh toàn diện đời sống tinh thần, vật chất và các quy luật vận động của xã hội loài người. Theo câu nói của M.Gorki thì “nhân học” ở đây trọng tâm tập trung phản ánh tính xã hội của con người, tức lòng nhân ái của con người.

Như vậy, “Văn học là nhân học” có thể hiểu văn học đã phản ánh, đề cao tình yêu thương con người trong mỗi tác phẩm văn chương. Văn học lấy con người làm đối tượng phản ánh và hướng đến phục vụ đời sống con người.

Tại sao “văn học” có thể là “nhân học”?

Lúc ban đầu, văn học chỉ là một hình thức nghệ thuật ghi lại những suy nghĩ, cảm nhận và rung động của con người về hiệu thực cuộc sống. Trải qua thời gian, văn học trở thành phương tiện giúp con người phản ánh sâu sắc đời sống hiện thực, đời sống tinh thần và là công cụ dùng để đấu tranh cho lẽ phải, sự công bình. Thế nhưng, chức năng này không phải nhà văn nào cũng tôn trọng và vận dụng.

Câu nói của M.Gorki dường như đã được hun đúc lại từ chính cuộc đời cầm bút của ông – một nhà văn hiện thực vĩ đại. Từ những kinh nghiệm thực tiễn, M.Gorki tổng kết thành triết lí ngắn gọn mà chính xác đến kì lạ. Nhiệm vụ của văn học không có gì khác ngoài phản ánh chân thực đời sống con người. Góc độ phản ánh phải giàu tính nhân văn, hướng đến giải phóng con người ra khỏi mọi khổ đau hay ràng buộc nào đó. Đó là phát hiện mới mà lại không mới, được tinh kết trong một câu nói ngắn gọn mà không ngắn gọn. Đối với những người chỉ coi văn chương là một thứ phù phiếm thì câu nói ấy gần như vô nghĩa lí. Triết lí ấy cũng không có gì đáng phải suy nghĩ. Nhưng ở đây, M.Gorki thực sự đã đặt ra một mệnh đề đòi hỏi chúng ta phải suy ngẫm.

Cũng như hội họa, ca nhạc, điêu khắc và các lĩnh vực nghệ thuật khác, trước hết, văn học là một bộ môn nghệ thuật. Văn học tuân thủ các nguyên tắc của một bộ môn nghệ thuật ngôn ngữ với kết cấu phức tạp và chặt chẽ của nó. Nó mang đậm đặc trung của bộ môn nghệ thuật. Bởi thế, nó hướng đến chức năng giải trí, làm thỏa mãn nhu cầu cảm nghiệm của con người. Nhưng đối với văn học đích thực, nó vượt lên trên điều đó khi tồn tại và phát triển. Đối tượng chủ đạo của văn học là con người và hiện thực cuộc sống. Hai đối tượng ấy được soi chiếu qua mọi góc độ trong sự tương quan phức tạp, đa chiều.

Nói văn học là nhân học là một nhận định hoàn toàn đúng đắn và giàu tính nhân văn. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người. Văn học nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú.

Đọc những bài ca dao bình dị trong kho tàng văn học dân tộc ta hiểu rõ đời sống tâm tư, tình cảm của những người lao động nghèo khó mà nghĩa tình, khát khao cuộc sống yên bình, tươi đẹp. Những bài ca dao ngắn ngủi, mềm mại đâu chỉ là một hình thức nghệ thuật đơn thuần mà chứa trong nó là cả một thế giới được lưu giữ cẩn thận và bền lâu.

Qua hình ảnh chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố ta hiểu người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám luôn khao khát có một cuộc sống yên bình trong cuộc sống vốn đầy rẫy sự bất công. Đối với họ, nghèo khổ không thực sự đáng sợ. Cái đáng sợ hơn đó là tai họa có thể giáng xuống đầu họ bất cứ lúc nào mà họ thì hoàn toàn không có khả năng phòng bị hay phản kháng. Ta cũng hiểu ra ý nghĩa của cái nhan đề Tắt đèn, vừa tinh tế vừa đầy cảm thương của nhà văn đối với số phận con người.

Đọc truyện ngắn Cô bé bán diêm ta cũng thấy rõ niềm khát khao được sống hạnh phúc bên người thân yêu của cô bé bán diêm nghèo khổ. Cái lạnh của đêm noen không đáng sợ bằng sự lạnh lẽo trong lòng cô bé và tình đời, tình người trong cuộc đời này.

Chỉ đến lúc nào đó văn học mới là văn học đích thực khi văn học thể hiện được sự khám phá và sáng tạo về con người; nó hình thành những kiến giải hay và đẹp về con người và đời sống con người. Với văn học, chất liệu đầu tiên để cấu thành tác phẩm là ngôn từ. Nhưng yếu tố cuối cùng quyết định sự sống còn của tác phẩm lại không phải là ngôn từ. Đó chính là hình tượng nhân vật. Nhân vật văn học không ai khác chính là những con người trong cuộc sống. Trở thành đối tượng phản ánh của văn học, con người hiện ra sinh động, chân thực trong mỗi tác phẩm. Tất cả chứa đựng tính nhân học của văn học.

Đọc tác phẩm ta nhận ra mình qua mỗi nhân vật ở từng ngóc ngách nội tâm, từng biểu hiện tình cảm, hiểu đúng hơn và nhiều hơn về cái thế giới tinh thần phong phú và bí ẩn vốn bị cái bề ngoài bao phủ. Và chính cái “thế giới tinh thần phong phú và bí ẩn” ấy thể hiện rõ nhất cái “nhân học” của văn chương.

Qua nhân vật Thúy Kiều cho ta thấy được sự vận động tinh thần của nàng trong từng hoàn cảnh cụ thể. Lúc vui tươi, hạnh phúc. Lúc lại khổ đau, tủi nhục đến vô hạn. Lúc bế tắc, tuyệt vọng cùng cực. Chính điều đó khiến ta biết cảm thông, chia sẻ và đồng cảm với thân phận và cuộc đời khổ nhục của nàng. Và từ đó càng căm ghét hơn cái xã hội bất nhân tàn bạo đã chà đạp lên nhân cách nhân phẩm con người; tước đoạt quyền sống, quyền làm người của những con người nhỏ bé trong xã hôi.

Chính văn học đã phát hiện và tôn vinh những phẩm chất quý báu ở con người vốn bị cuộc đời trần trụi che phủ. Sự thấu nhận từ thực tế đôi khi bị sai lệch nhưng trong tác phẩm, người đọc có thể bình tĩnh thấu suốt điều đó một cách rõ ràng.

Nhờ tác phẩm Chí Phèo mà ta biết rằng trong chính những kẻ xấu xí nhất trần gian, trái tim cũng biết rung động vì yêu. Qua nhân vật AQ ta mới biết rằng trong cuộc đời cũng có lắm kẻ có phép thắng lợi tinh thần một cách đáng thương. Văn học đã cho ta cái nhìn thấu suốt vào đời sống con người mà không một nghệ thuật nào làm được. Văn học tìm kiếm, phát hiện và ngợi ca những điểm sáng ở họ, vốn từ lâu đã bị cuộc đời che phủ.

Có thể trong cuộc đời Nguyễn Du đã không làm được điều đó, Nhưng với văn học, ông đã đi rất xa, vượt lên trên mọi sự thấp hèn, vươn đến hoài vọng, ước mơ. Ông mở ra cho người đọc một tầm nhìn bao quát và toàn diện về bức tranh xã hội đương thời và con đường đi tìm lẽ sống của nhân vật. Có những điều chỉ có văn học mới làm được. Không còn nghi ngờ gì nữa, sản phẩm tạo ra trong quá trình tương tác đó chính là “nhân học” – tình yêu thương con người và cuộc sống. Kể cả kết quả sau cùng của nó cũng vì con người mà tồn tai.

Văn học còn là sự thể hiện tinh tế tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng, quan điểm và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Mỗi trang văn, mỗi bài thơ (đích thực) dù nói về gì, đề tài gì rộng lớn hay bé nhỏ đều thể hiện lòng yêu, sự ghét của tác giả. Tác phẩm thể hiện một quan điểm nhân sinh hoặc lên án cái ác, hoặc ca ngợi tình yêu, đưa tới sự hướng thiện, cái cao cả, cái đẹp của thiên nhiên và con người.

“Văn học là nhân học” là một ẩn ý súc tích như bản chất của văn học. Văn học là khoa học về con người. Không phải là cái con người  sihn học mà đó là những con người với cuộc sống tinh thần phong phú và đa dạng của họ. Tư tưởng ấy không chỉ là lí thuyết suông mà nó biến thành hành động, trở thành động lực thúc đẩy hành động. Học văn là để hiểu sâu hơn tâm hồn con người, đồng thời cũng là để học cách làm người. Phải chăng đó chính là điều M.Gorki muốn nói với chúng ta – những người đã phần nào đặt chân vào ngưỡng cửa văn học?

  • Kết bài:

Đến với văn chương là bước vào thế giới của tình người. Tác phẩm chính là điểm gặp gỡ đầu tiên giữa nhà văn và đọc giả thông qua thế giới nhân vật sinh đông, phong phú. Để văn học là nhân học thì cả nhà văn và người đọc đều phải “kết dính” trong tình yêu thương con người vô hạn và vĩnh hằng. “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê khốp). Và hiển nhiên tác phẩm văn học cũng chính là nhân học, là khoa học về con người.

  • Nghị luận về lòng nhân ái
  • Nghị luận: Văn học và tình thương “Cái cốt lõi của văn học là lòng nhân ái” (Rasul Gamzatop)
  • Làm sáng tỏ nhận định: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương lại còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ nầy tầm thường chật hẹp không đủ thỏa mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác”
4 tháng 5 2021

1, 

- Bài thơ "Viếng lăng Bác" đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Với những hình ảnh ẩn dụ độc đáo và những biện pháp tu từ đặc sắc, Viễn Phương đã thể hiện một hồn thơ rất riêng. Qua bài thơ, Viễn Phương đã thay nhân dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung dâng lên Bác niềm cảm xúc chân thành, lòng tôn kính thiêng liêng.

- Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời:

"Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa"

2, 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ tài ba, người cha già của cả dân tộc Việt Nam. Bác là người đã tìm và dẫn đường cho cách mạng của dân tộc ta đi tới thành công, mang lại cuộc sống hòa bình ấm no và hạnh phúc như ngày hôm nay. Nói đến công lao của Người với dân tộc Việt Nam là không thể kể hết. Đã có rất nhiều tác phẩm văn chương viết về Bác, tiêu biểu là bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương.

Đây là một bài thơ thể hiện nỗi xúc động của người con nơi miền Nam sau bao ngày mong nhớ đã được ra thăm lăng Bác. Đó không còn là tình cảm riêng của nhà thơ đối với Bác mà là của tất cả người con dân miền Nam. Trong sự xúc động ấy, từ trong cảm nhận và tâm hồn của nhà thơ đã khắc họa hình tượng Bác Hồ thật cao đẹp:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Hình ảnh mặt trời được nhắc đến hai lần, đây là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Ở câu thơ thứ nhất, mặt trời chính là mặt trời của tự nhiên, mang đến ánh sáng và năng lượng duy trì sự sống cho muôn loài vật trên trái đất, kể cả con người. Từ ý nghĩa của mặt trời tự nhiên, nhà thơ đã nhắc đến một mặt trời thứ hai.đố chính là một ẩn dụ về Bác. Bác cũng giống như mặt trời tự nhiên, là nguồn ánh sáng soi lối dẫn dắt cho con đường cách mạng của Việt Nam, bác chính là nguồn sống và hi vọng, niềm tin bào vệ hòa bình độc lập dân tộc.

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Bác Hồ là người mà cả dân tộc Việt Nam yêu kính, bác đã gắn mình với dân tộc, suốt một đời lo cho vận mệnh và an nguy của đất nước. Sự ra đi của bác là một mất mát, đau thương to lớn không thể nào bù đắp được của cả dân tộc Việt Nam. Tuy hiện thực là bác đã không còn nữa, bác đã ra đi mãi mãi nhưng đối với nhân dân Việt Nam, bác vẫn mãi sống bất diệt trong tâm thức mỗi người. Những con người vẫn luôn hướng về Bác, dâng lên bác những tràng hoa của lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc.

“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Trong tâm thức của con người Việt Nam, Bác không hề ra đi, bác vẫn còn sống mãi với dân tộc Việt Nam, Bác chỉ là đang ngủ một giấc ngủ sâu, một giấc ngủ bình yên. Đất nước đã hòa bình, thống nhất và phát triển, nhân dân được ấm no, hạnh phúc nên giấc ngủ của Bác càng được bình yên hơn. Dù Bác đang ngủ nhưng Bác vẫn đang dõi theo cả dân tộc, tình yêu của con người Việt Nam cũng vẫn mãi vằng vằng không bao giờ tắt như ánh trăng.

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là những tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của nhà thơ, là sự nghẹn ngào, xúc động khi được ra thăm người cha già kính yêu. Đồng thời, nhà thơ đã mang đến cho người đọc bức chân dung thật đẹp về Bác, hình ảnh đẹp ấy mãi sáng rực trong lòng mỗi con người Việt Nam.

9 tháng 12 2016

a, Phương thức : tự sự

b, tiền đúng là thứ khiến con người ta mù oán về nó, nó khiến con người mất hết lí trí. Nhiều người vì tiền mà còn hi sinh cả hạnh phúc. Đúng tiền có thể mua được vũ khí nhưng bình yên, hạnh phúc làm sao mà đem ra trao đổi bằng tiền được. Làm sao mà lấy tiền ra đem trao đổi, vì hòa bình là do con người tạo ra chứ không phải tiền.

c, không phải lúc nào tiền cũng có thể đem ra mua bán không phải lúc nào cũng cần dùng. Vì tiền chỉ là một tờ giấy, nó chỉ có giá trị với đồ vật nhưng lại không bao giờ có giá trị với tinh thần.

d, Từ khi đồng tiên có khả năng khiến cuộc sống bạn tốt hơn, bạn càng kiếm được nhiều tiền thì số tiền đó càng được phát triển nhiều hơn và nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn kiếm được càng nhiều tiền thì bạn càng có nhiều tự do: tự do để ở nhà chơi với bọn trẻ, tự do để được nghỉ ngơi và du lịch khắp thế giới hoặc tự do nghỉ việc nếu thật sự không thích. Nếu bạn có bất kỳ một nguồn thu nhập nào, bạn đã có thể bắt đầu vun đắp cho sự giàu có của mình ngay từ hôm nay. Có thể, mỗi lần bạn chỉ để dành được vài trăm ngàn đồng, nhưng mỗi sự đầu tư này là một viên gạch tạo nên nền tảng của sự tự do về tài chính của bạn.Kiếm được nhiều tiền không giúp bạn giải quyết được hết những vấn đề. Đồng tiền là một chiếc kính phóng đại, nó sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn và thúc đẩy mọi việc. Nếu bạn không có khả năng kiếm được đủ tiền để trang trải thì cuộc sống của bạn sẽ thật tồi tệ. Nhưng vấn đề quan trọng không phải là số lượng tiền bạn kiếm được mà chính ở chỗ bạn đã được dạy cách tiêu tiền như thế nào.

9 tháng 12 2016

cam on ban nha