K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2021

Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn - một trí thức nước Việt. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi truyền kỳ. Đây là thể loại văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kỳ ảo hoang đường. Nhân vật trong bộ truyền kỳ gồm cả người, ma quỷ, thần thánh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể xâm nhập thế giới của nhau Nhân vật chính của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xuất hiện ngay từ đầu truyện bằng mấy dòng giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về tên họ, quê quán, tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn bộc lộ rõ qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược nước ta, tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, lại còn gian trá bày trò đút lót rồi tác yêu tác quái với nhân dân trong vùng. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn còn thể hiện rõ trong quá trình chàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Khi đối diện trước Diêm vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Kết quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn được sự sống của mình, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn bảo vệ công lí. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn có nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân. Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích. Truyện ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà.

BÀI NÀY TRƯỚC MÌNH CÓ LÀM RỒI !! CHÚC BẠN HỌC TỐT

17 tháng 5 2021

Nguyễn Dữ là tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với bộ truyện "Truyền kì mạn lục".Một tác phẩm được đánh giá là áng thiên cổ kì bút của văn học nước nhà.Trong tác phẩm thì "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là câu chuyện có ý nghĩa nhất ca ngợi sự dũng cảm kiên cường chống lại cái ác đến cùng,trừ hại cho dân. Và nhân vật Ngô Tử Văn chính là hình ảnh của sự dũng cảm kiên cường ấy.

"Truyện chức phán sự đền Tản Viên nằm trong tập "Truyền kì mạn lục '' .Được viết bằng chữ Hán vào khoảng thế kỉ XVI gồm 20 truyện.đây là một sáng tác văn học vô cùng lớn với sự gia công hư cấu,sáng tạo chau truốt.Đem đến cho chúng ta một cái nhìn về xã hội phong kiến.Nổi bật lên trong câu chuyện là hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn.Một người dũng cảm kiên cường chống lại cái xấu,cái ác để bảo vệ con người.

Nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm "Chuyện chức người phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ là người trung thực ngay thẳng đại diện cho cái thiện và công lý ở đời. Nguyễn Dữ là một nhà nho xuất thân trong một gia đình có truyền thống học thức. Những câu chuyện của ông đều nhằm tố cáo xã hội phong kiến mà ông đang sống. Đồng thời thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả. Nhân vật Ngô Tử Văn được tác giả Nguyễn Dữ xây dựng là người có tính cách trung thực, ngay thẳng, tính cách bộc trực thẳng thắn không sợ uy quyền, chức tước không sợ ma quỷ nha sai. Những hành động Ngô Tử Văn đều thể hiện sự khẳng khái của một người ngay thẳng không sợ trời không sợ đất. Trước khi trong chiến tranh có một tên tướng giặc bị giết chết tại nước ta. Sau khi hắn chết biến thành ma thành quỷ đóng ở đền trên đất nước ta để hoành hành, tác quái với người dân hiền lành lương thiện. Ai cũng sợ hắn rồi tránh né không dám lại gần, nhưng Ngô Tử Văn thì ngược lại anh đàng hoàng đĩnh đạc tắm rửa sạch sẽ mặc quần áo gọn gàng ra đốt đền để cho tên quỷ tướng giặc không còn chỗ trú ẩn nữa. Hành động của Ngô Tử Văn làm mọi người sợ hãi, ai cũng lo lắng cho tính mạng của anh nhưng Ngô Tử Văn không sợ gì cả bởi anh tin người tốt làm việc đúng không sợ những kẻ xấu xa gian ác. Hành động của Ngô Tử Văn là hành động của người ngay thẳng muốn tiêu diệt tận gốc cái xấu cái ác trong cuộc sống trừ hại cho người dân lao động, mang lại cho người dân một cuộc sống bình yên. Khi không còn đền nữa thì hồn ma tướng giặc không có chỗ ẩn nấp để quấy nhiễu dân lành. Dù kẻ ác là hồn ma, là quỷ có nhiều phép biến hóa khiến cho những người dân thường phải hoảng sợ trước phép thuật của hắn nhưng Ngô Tử Văn không sợ, dù là thế giới thật hắn cũng bị Ngô Tử Văn giết chết, thì khi là mà hắn có biến hóa ra sao bản chất xảo quyệt thế nào cũng không làm Ngô Tử Văn nao núng. Xuyên suốt tác phẩm "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" người đọc cảm nhận được rằng Ngô Tử Văn là người cương trực cứng cỏi, luôn đứng lên bênh vực công lý lẽ phải. Hồn ma của tên giặc chỉ là một kẻ ác, gian trá xảo quyệt mà thôi. Dù hắn có dùng thế lực quyền phép của mình làm cho Ngô Tử Văn bị ốm rồi bắt hồn chàng xuống dưới cửa Diêm Vương để cho Diêm Vương xử tội thì Ngô Tử Văn cũng không sợ. Thái độ bình tĩnh của Ngô Tử Văn khi đi qua những quan sai, quỷ thần ở âm tào địa phủ khiến người đọc phải nể phục một con người ngay thẳng, kiên định với việc mình làm không sợ điều gì cả. Ngay cả khi đứng trước mặt Diêm Vương hồn ma tướng giặc kết tội Ngô Tử Văn thì Ngô Tử Văn cũng không sợ chàng đã bảo vệ quan điểm của mình, vạch tội của hồn ma tướng giặc một cách chắc chắn, bằng chứng rõ ràng đanh thép, khiến Diêm Vương phải tha chết cho anh và sau đó, Ngô Tử Văn được đề cử làm chức phán sự đền Tản Viên lo giải quyết những vụ án kiện tụng của người dân. Nhân vật Ngô Tử Văn luôn là người biết mình biết người, anh biết hành động của kẻ xâm lược sự bình yên của nước khác là sai. Khi hắn chết không chịu siêu thoát mà còn vương vấn thành ma quỷ quấy nhiễu cuộc sống bình yên của người dân. "Hắn có thực là tay hung hãn có thể giao vạ cho tôi không?" Với những bằng chứng đanh thép Ngô Tử Văn đã chứng minh được tội ác của tên tướng giặc khiến hắn phải thua trong bẽ bàng. Ngô Tử Văn khi đứng trước kẻ thù luôn kiên cường không khoan nhượng, không sợ uy quyền, cũng không sợ chết nên anh không sợ những lời buộc tội của hồn ma tên tướng giặc. Hắn là một kẻ ác, một người sống từ khi hắn chưa chết cho tới lúc chất vấn là hồn ma xấu. Trước cái xấu cái ác trong cuộc sống tại sao chúng ta phải sợ, dù chúng có nhiều quyền phép và sức mạnh, dù chúng có nhiều thủ đoạn âm mưu bất chính thì chúng cũng luôn là những kẻ xấu, tại sao cái thiện lại phải sợ cái ác. Nhờ tính cách ngay thẳng khẳng khái kiên định của Ngô Tử Văn nên chàng đã chiến thắng trên mọi trận địa dù là ở dương gian hay ở dưới âm tào địa phủ. Tình hình càng nguy hiểm thì tính cách kiên cường thẳng thắn của Ngô Tử Văn càng được phát huy. Ngay cả khi bị quan sai quỷ thần lôi đi , đứng trước pháp luật của Âm Phủ Ngô Tử Văn càng tỏ rõ sự bình tĩnh khí phách của mình. Anh không sợ gì cả một người luôn ngay thẳng càng dũng cảm khi đối diện với cái chết của mình bởi anh không sợ, không làm gì sai mà phải hoảng sợ khúm núm trước quyền uy. Những điều Ngô Tử Văn làm đều vì cuộc sống bình yên của người dân của số đông. "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ thể hiện bút pháp tả thực kết hợp với những chi tiết hoang tưởng kỳ ảo làm hấp dẫn người đọc. Truyện có nhiều kịch tính chi tiết hấp dẫn người đọc. Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn vô cùng độc đáo, thể hiện cho cuộc chiến giữa cái thiện và ác trong đó cái thiện nhất định thắng cái ác.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở dưới suối. 

- Những chi tiết về cây hoàng lan

+ Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.

+ Mùi hương thơm của hoa thoảng thoảng bay vào.

+ Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc kĩ đoạn văn có chi tiết nói về cây hoàng lan và những kỉ niệm gắn với nó của Thanh.

- Dựa vào những chi tiết trong đoạn văn để chỉ ra trạng thái tình cảm của Thanh.

Lời giải chi tiết:

- Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan: Thanh nhớ lại những kỉ niệm gắn bó với cây hoàng lan hồi ba mẹ anh còn sống, có sự xúc động khi nhận ra cây hoàng lan lúc nhỏ nay đã lớn rồi và cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm khi quay về với khu vườn thân quen.

- Những chi tiết về cây hoàng lan trong câu chuyện:

+ Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.

+ Mùi hương thơm của hoa thoang thoảng bay vào.

+ Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.

8 tháng 3 2023

- Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan: Thanh nhớ lại những kỉ niệm gắn bó với cây hoàng lan hồi ba mẹ anh còn sống, có sự xúc động khi nhận ra cây hoàng lan lúc nhỏ nay đã lớn rồi và cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm khi quay về với khu vườn thân quen.

- Những chi tiết về cây hoàng lan trong câu chuyện:

 

+ Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.

+ Mùi hương thơm của hoa thoảng thoảng bay vào.

+ Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi “Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.” (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi “Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.” (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên? Câu 2: Xác định các phương thức biểu dạt trong đoạn thơ trên. Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Câu 4: Qua đoạn thơ trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

 

giúp mình với mình đang cần gấp đó !!!!

0

1. Sau khi chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của “mọi người”.

a) Công chúng đó bao gồm những ai ?

D. Tất cả những đối tượng trên.

b) Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma, Xi-ta ?

-Tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma:

+ Ra-ma vừa với tư cách cá nhân, vừa với tư cách xã hội, chàng vừa yêu thương lại xót xa cho người vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng. “ Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mặt những người khác...”. Thực chất những lời chàng nói không hoàn toàn chân thực,, không phải những lời sâu kín trong lòng.

-Tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Xi-ta:

+ Xi-ta “như muốn giấu mình đi vì xấu hổ”, rồi “ khiêm nhường đứng trước Ra – ma”, “nàng muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác của mình”. Nàng xót xa, tủi hẹn. Hơn thế, đó là nỗi khổ đau mất đi danh dự của một con người trước cộng đồng.

+ Lúc đầu, Xi-ta xưng hô là “chàng” – “thiếp” rất thân mật, riêng tư nhưng sau đó là quan hệ xã hội “Hỡi Đức vua!... Người..”.

+ Sau đó, nàng quyết định chứng minh tấm lòng trong sạch của mình: “Chị không muốn sống sau những lời tố cáo lầm lạc như vậy. Chồng chị không hài lòng về chị, chàng đã ruồng rẫy chị trước mặt mọi người. Giờ thì chị sẽ từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa.” . Và Xi-ta đã bước vảo ngọn lửa và cầu xin thần lửa bảo vệ để minh chứng cho lòng trong sạch của mình.

2.Theo lời tuyên bố của Ra-ma thì :

a) Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì ?

Đáp án A.

Theo lời tuyên bố của Ra-ma thì việc chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để cứu Xi-ta là vì danh dự của chàng bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ chàng. “Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta’’. Ra-ma cũng thẳng thừng bảo với Xi-ta rằng : “Chẳng phải vì nàng mà ta đánh thắng kẻ thù’’.

b) Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì ?

Đáp án C.

Ra-ma tuyên bố từ bỏ Xi-ta bởi vì, chàng nói : “Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại thấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản chỉ vì mụ ta là một vật để yêu đương ?’’. Đây là vấn đề danh dự. Danh dự không thể cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với người khác. Tuy nhiên, ngoài vấn đề danh dự, trong lòng Ra-ma còn trỗi lên tình cảm ghen tuông nữa. Sự ghen tuông dày vò Ra-ma. Chàng không thể chịu nổi khi nghĩ đến việc “nàng (Xi-ta) đã bị quấy nhiễu ở trong vạt áo của Ra-va-na, đôi mắt tội lỗi của hắn đã hau háu nhìn khắp người nàng’’. Từ sự ghen tuông, Ra-ma đã ngờ vực sự trong trắng của Xi-ta : “Thấy nàng yêu kiều xinh đẹp, lại có được nàng trong nhà hắn, Ra-va-na đâu có chịu đựng được lâu.

c) Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều trong lời nói của Ra – ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.

Ra – ma nhấn đi, nhấn lại sự rõ ràng, dứt khoát trong những lời nói của mình (“phải biết chắc điều này...”, “Ta nói rõ cho nàng hay, chẳng chút quanh co, ngập ngừng...”. Qua đây ta càng thấy có gì lúng túng, bối rối, không đành nơi chàng.

3. Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh như thế nào về:

- Sự khác biệt giữa tư cách, đứa hạnh của nàng và loại phụ nữ tầm thường, thấp kém

- Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực của kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng:

+ Điều tùy thuộc vào quyền lực của kẻ khác

+ Điều trong vòng kiểm soát của nàng:

Nàng chọn để ngọn lửa chứng minh cho phẩm tiết thủy chung của mình, đó là sự dũng cảm của một tấm lòng trinh bạch.

- Vai trò của thần A – nhi trong văn hóa Ấn Độ:

+ Là vị thần tượng trưng cho sự bất tử, cai quản cõi người trong văn hóa Ấn Độ. Vị thần tượng tương cho sự hiện sinh, không bao giờ lụi tàn, được nhân dân tin tưởng và tôn thờ.

+ Lời cầu khấn của Xi-ta cho thấy nàng đã tin tưởng vị thần Lửa với niềm tin thần sẽ che chở và chứng minh có tấm lòng của nàng. Qua đây, chúng ta cũng biết vị thần A – nhi có vị trí quan trọng trong tâm thức người dân Ấn Độ - đó là vị thần tối cao, mang sức mạnh siêu nhiên.

4. Phân tích thái độ của công chúng và nêu cảm nghĩ của anh(chị) trước cảnh Xi –ta bước vào lửa?

- Thái độ của công chúng trước cảnh Xi –ta bước vào lửa:

+ “Các phụ nữ bật ra tiếng khóc thảm thương. Cả loài Rắc – sa –xa lẫn loài Va –na – ra cùng kêu khóc vang trời”: công chúng vô cùng đau xót, thương cảm cho Xi –ta. Có lẽ họ cũng muốn giúp nàng Xi –ta nhưng lại không thể hành động.

- Cảnh Xi –ta bước vào lửa khiến em thấy cảm phục bởi sự dũng cảm của nàng.



\

19 tháng 10 2017

a, ý đúng: D

b, Hoàn cảnh tác động tới tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma:

   + Ra-ma ở với tư cách chồng, tư cách đức vua, người anh hùng buộc Ra-ma dù yêu thương vợ vẫn phải giữ bổn phận người đứng đầu cộng đồng.

   + Thấy vợ với khuôn mặt bông sen đứng trước mặt lòng Ra-ma đau như cắt

   + Sợ tai tiếng, chàng nói với nàng những lời lạnh nhạt

   + Những lời chàng nói không phải nỗi lòng sâu kín của nàng.

- Xi-ta với tư cách là vợ Ra-ma, hoàng hậu của trăm dân:

   + Xi-ta như muốn giấu mình đi vì xấu hổ

   + Nàng khiêm nhường trước Ra-ma

   + Nàng muốn tự chôn vùi hình hài, thể xác của mình, nàng xót xa, tủi hẹn

- Nỗi đau của Xi-ta là nỗi đau đánh mất danh dự của con người trước cộng đồng

- Xi-ta thay đổi cách xưng hô từ thân mật tới xa cách: chàng – thiếp, Đức vua, Người- ta

- Xi ta bước vào ngọn lửa cầu xin thần lửa bảo vệ và chứng minh cho tấm lòng trong sạch của nàng.

Một câu chuyện được tóm lược như sau:“Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹ ơi,lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ: “Trời ơi!”,buông giỏ...
Đọc tiếp

Một câu chuyện được tóm lược như sau:
“Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹ ơi,lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ: “Trời ơi!”,buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi không đúng chỗ của con. Càng la mắng, chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòa đi”.
( Theo “Hạt giống tâm hồn”-NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh,2011,tr.42-43)
Trình bày suy nghĩ ( khoảng hai trang giấy thi) về ý nghĩa của câu chuyện trên.

1
28 tháng 8 2016

+ Từ việc phân tích các chi tiết quan trọng trong câu chuyện mà xác định ý nghĩa truyện ( chú ý không sa đà vào phân tích truyện).
+ Trình bày những suy nghĩ về câu chuyện mà bản thân đã xác định được. Có thể lấy dẫn chứng trong văn chương và thực tế để làm rõ ý kiến của mình.
- Trong câu chuyện đã dẫn, hoàn cảnh và tâm trạng người mẹ khi về nhà, thái độ khi nghe đứa con lớn mách tội em, nỗi xúc động của người mẹ khi hiểu ra tình cảm của đứa con út cũng như dòng chữ con viết là những điều cho ta hiểu ý nghĩa truyện. Nên phân tích những chi tiết ấy.
- Một câu chuyện có thể mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ khác nhau. Câu chuyện trên, có thể gợi cho ta một số suy nghĩ như:
+ Nỗi tức giận dễ làm con người có thể mắc sai lầm.Vì thế, không nên nóng vội, phải hiểu rõ bản chất sự việc trước khi tỏ thái độ.
+ Con trẻ bộc lộ tình yêu thương một cách hồn nhiên, chân thành. Tình yêu thương của con mang đến cho người mẹ niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn vất vả…