Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
_ Khi trời nắng, ko khí khô, nên thân và cánh chuồn chuồn rất nhẹ, có thể bay cao đc.
_ Khi trời sắp đổ mưa, độ ẩm ko khí tăng cao, làm đôi cánh của chuồn chuồn trở nên ẩm và nặng. Vì thế lúc này chuồn chuồn bay cao không đc. Nên phải bay là là dưới thấp.
Quan sát đc đặc điểm này của chuồn chuồn mà dân gian có thể dự đoán đc khi nào trới sắp mưa.
Nói đơn giản thì thế này:
_ Khi trời nắng, ko khí khô, nên thân và cánh chuồn chuồn rất nhẹ, có thể bay cao đc.
_ Khi trời sắp đổ mưa, độ ẩm ko khí tăng cao, làm đôi cánh của chuồn chuồn trở nên ẩm và nặng. Vì thế lúc này chuồn chuồn bay cao không đc. Nên phải bay là là dưới thấp.
Quan sát đc đặc điểm này của chuồn chuồn mà dân gian có thể dự đoán đc khi nào trới sắp mưa.
a) Nguyên nhân chủ yếu gây ra thời tiết lạnh về mùa đông ở vùng Tây bắc
- Do gió mùa đông bắc và độ cao địa hình
- Vùng Tây bắc bị khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn nên ít bị ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc; khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao địa hình bởi vì phần lớn lãnh thổ của vùng có nhiều khối núi cao trên 2.000m, nhiều đỉnh vượt trên 3.000m tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.
b) Duyên hải Nam Trung Bộ có mưa vào thu đông (khoảng tháng 8 đên tháng 1) : do đón nhận trực tiếp của các luồng gió thổi hướng đông bắc từ biển vào (gió mùa đông bắc, Tín phong nửa cầu Bắc), bão, áp thấp nhiệt đớ từ biển Đông dải hội tụ nội chí tuyến.
c) MIền Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại không có đai ôn đới : vì đai ôn đới chỉ xuất hiện ở độ cao trên 2.600mm, trong khi đó đỉnh núi cao nhất của miền mới đạt 2.598m (đỉnh Ngọc Lĩnh)
b, duyên hải miền trung có mưa về thu đông là vì :
mùa đông có gió mùa đông đi qua biển bị biến tính vào đất liền thổi vuông góc với dãy trường sơn bắc gây ra mưa lớn vào thu đông
-Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
+ Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.
- Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Đồng bằng sông Hồng: có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,...: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,...
+ Đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...
- Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.
# Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
- Tây Nguyên:
+ Chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cà phê, cao su, hồ tiêu)
+ Cà phê trồng nhiều ở Tây Nguyên do Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, đất badan phù hợp với cà phê.
+ Chè là cây cận nhiệt ở cao nguyên Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ.
+ Chè búp chỉ trồng trên các cao nguyên có độ cao trên 1.000 m
+ Chăn nuôi bò thịt và bò sữa là chủ yếu.
+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: cà phê, đậu tương, chè búp, cao su, trâu bò, dừa, điều
- Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Chủ yếu là trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi quế,…)
+ Các cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá,….
+ Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt, lấy sữa và lợn.
+ Chè búp trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ do có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp với cây chè.
+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: trâu bò, chè búp, đậu tương, lợn, ….
Tuy nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích trồng chè và chăn nuôi lớn hơn vùng Tây Nguyên.
2. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng sông Hồng:
+ Chủ yếu là cây thực phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (su hào, bắp cải, khoai tây,…)
+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: lợn, gia cầm, đay, cói, lúa gạo, thủy sản nước ngọt, đậu tương, trâu bò, chè búp.
- Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới.
+ Các sản phẩm nông nghiệp chính:lúa gạo, gia cầm, thủy sản nước ngọt, mía, lợn, đay, cói,…
Tuy nhiên, cùng là vùng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nhưng quy mô sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn rất nhiều so với Đồng bằng sông Hồng.
# Nguyên nhân của sự khác nhau đó.
- Do sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp: địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.
HƯỚNG DẪN
a) Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.
- Mùa đông ở Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương đến; đây là khối khí khô, nóng và ổn định nên gây ra thời tiết khô nóng.
- Ở Trung và Nam Bắc Bộ về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thối từ áp cao phương Bắc về nên lạnh, sang nửa sau mùa đông gió này lệch về biển nên tăng độ ẩm và gây mưa phùn khi vào Bắc Bộ.
b) Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ:
- Mùa mưa ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ; do tác động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ nên mùa mưa ở đây kéo dài hơn ở Bắc Bộ.
- Mùa đông ở Bắc Bộ có gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt gây lạnh. Giữa những đợt thổi của gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên, làm nhiệt độ tăng khá cao
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.
- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào khoảng thời gian từ tháng IX - IV chịu tác động của Tín phong Bán cầu Bắc từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi đến. Khối khí này khô, nóng, tương đối ổn định nên làm chế độ nhiệt ở đây ít biến động.
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về mùa đông (từ tháng XI - IV) chịu tác động của gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc tràn về nên lạnh và có nhiều biến động. Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương cũng hoạt động mạnh lên ở hai miền này vào những lúc gió mùa Đông Bắc suy yếu, góp phần làm biến động chế độ nhiệt.
d) Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ:
- Nam Bộ có lượng mưa lớn trong suốt cả các tháng về mùa mưa do chịu tác động mạnh của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến vào đầu hạ và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bán cầu Nam lên vào giữa và cuối mùa hạ.
- Bắc Bộ vào đầu mùa hạ chỉ có mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; đến khoảng tháng VIII lượng mưa mới lớn do tác động của dải hội tụ và gió mùa Đông Nam (gió mùa Tây Nam). Cuối mùa mưa, vào khoảng tháng X, những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về sớm làm giảm lượng mưa.
a, Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
- Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi...); cây đậu tương, thuốc lá; cây ăn quả, dược liệu; trâu, bò lấy thịt, sữa, lạn (trung du).
- Tây Nguyên: cà phê, chè, cao su, dâu tằm, hồ tiêu; bò thịt và bò sữa.
Sự khác nhau về các sản phẩm chuyên môn hoá bắt nguồn từ sự khác nhau về điều kiện phát triển nổi bật: Trung du và miền núi Bắc Bộ với khí hậu có một mùa đông lạnh thích hợp cho các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt; đất feralit, nói riêng là đất đỏ đá vôi thuận lợi cho các cây đậu tương, thuốc lá... Tây Nguyên có đất đỏ badan diện tích rộng và khí hậu có tính cận xích đạo, nên thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm; trên vùng núi cao, nhiệt độ hạ thấp có thể trồng chè. Chăn nuôi được phát triển cả ở hai vùng dựa trên các đồng cỏ và tác động của khí hậu.
b, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng sông Hồng: lúa cao sản, lúa có chất lượng cao; cây thực phẩm, cây ăn quả; đay, cói; lợn, bò sữa, gia cầm, nuôi thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ.
- Đồng bằng sông Cửu Long: lúa, lúa có chất lượng cao; cây công nghiệp ngắn ngày; cây ăn quả nhiệt đới; thuỷ sản (đặc biệt là tôm); gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).
- Nguyên nhân: Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh lúa cao; có mùa đông lạnh cho phép phát triển vụ đông; có nguồn thức ăn cho chăn nuôi từ các phụ phẩm của ngành trồng trọt; nhiều ao hồ, mặt nước, cửa sông... Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất rộng, trong đó diện tích đất phù sa ngọt tương đối lớn; khí hậu có tính cận xích đạo; diện tích mặt nước rộng, dọc bờ biển có nhiều bãi triều, nhiều cánh rừng ngập mặn...