K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2018

CÂU 1: Đặc điểm :-Nước ta nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc.

-Tháng 5 ngày dài hơn đêm

-Tháng 10 ngày ngắn hơn đêm

CÂU 2:-Cung cấp của cải vật chất như:nước ,dầu khí,...

-Cung cấp lương thực thủy sản như:cá ,tôm ,cua,...

^_^ học tốt

25 tháng 12 2018

cái gì

lớp 5 mà hok lý á

điêu à

11 tháng 10 2020

      -ánh trăng chiếu qua kẽ lá

-bà tôi trải chiếu ra sân ngồi hóng mát

      -con tằm đang làm kén

-con chó ấy thật kén ăn

      -mặt trời mọc đằng Đông

-bát bún mọc ngon tuyệt

13 tháng 5 2018

tp hcm nha

13 tháng 5 2018

trung tâm công nghiệp lớn của nước ta là thành phố hồ chí minh 

Một chữ cũng là thầy,nửa chữ cũng là thầy

1. mấy ai là kẻ ko thầy 

thế gian thường nói đố mày làm nên

2. công cha, áo mẹ, chữ thầy

gắng công mà hk có ngày thành danh

3. nhất tự vi sư bán tự vi sư

14 tháng 10 2018

Đã có ai là chưa từng dự một ngày tết Trung Thu? Được bố mẹ cho đi chơi, ăn bánh dẻo,bánh nướng, rước đèn phá cỗ rồi cả hát hò, nhảy múa,...? Bao chuyện hay như vậy nhưng tôi chả nhớ, chỉ nhớ mỗi một kỷ niệm Trung Thu mà tôi nhớ nhất cách đây ba năm. Giờ thỉnh thoảng ngồi nhớ lại, tôi vẫn hay ngồi cười một mình.

Trung Thu năm đó, tôi về quê để chơi Trung Thu. Nhưng chả hiểu sao, hôm ấy lại có chuyện khiến cả xóm nhớ mãi. Tối hôm đó, khi chỗ nào cũng thấy trẻ con thì tôi bỗng nghe thấy tiếng một vài đứa trẻ đầu làng cãi nhau. Chả hiểu chuyện gì mà đứa nào cũng nói nặng lời với nhau. 

- Hình như tụi nó đang cãi nhau đứa nào ném bóng bay nước lên nhà bác trưởng xóm đấy!

Cái Nguyên - con nhà bác Hoa lên tiếng. Tôi cũng nghĩ là bác trưởng xóm sẽ không cho qua chuyện này đâu vì năm nào bác cũng nhắc rồi mà! 

- Mày là đứa ném, tao đâu có làm!

Cái thằng Bảo- lớn nhất hội hét lên. Nó năm nay 9 tuổi nhưng đầu gấu thì không ai bằng. Cái dáng nó to béo, mập mạp, đúng cái tuổi ăn tuôỉ lớn. Nhưng mấy thằng khác đâu có chịu thua,thằng nào cũng gân cổ lên cãi y như mấy chú gà chồng vươn cái cổ ra mà gáy. Thằng nào cũng hặm họe nhau, còn đang định đánh nhau thì bác trưởng xóm lên tiếng:

- Anh nào gây ra thì tự giác nhận, không tôi cho vào trại giáo dưỡng bây giờ, sao mà nghịch dại thế. Vừa tốn nước,lại còn nguy hiểm. Vào nhà thì không sao, chẳng may ném trúng vào ông cụ, bà cụ hay đứa nhỏ nào thì sao? Anh nào làm thì nhận đi?

Vậy mà thằng nào thằng này không chịu nhân.thằng này xô thằng kia. Người lớn thì đứng chép miệng, trẻ con thì bàn tán xôn xao, những tiếng cười khúc khích phát ra từ những kẽ tay,... Bỗng, trong đám đong, một thằng bé trạc tuổi thàng Bảo đi ra, đứng trước mặt bác tổ trưởng. Trông nó lo lắng quá, ánh mắt nó đậu hết xuống đất, không dám nhìn thẳng. Tay, chân thì cứ nắm vào nhau, trông đến khổ. Giọng nó cất lên, nghe run run:

- Con xin lỗi bác ạ, con chỉ cầm quả bóng nước chơi, không may quá đà ném thẳng vào nhà bác. Con xin lỗi ạ!

Giọng nó cứ thế yếu dần,nó còn nói điều gì nữa nhưng tôi chả nghe thấy gì, chỉ biết gương mặt bác tổ trưởng dãn ra, đôi lông mày chả còn cau có, gương mặt chẳng còn nét giận dỗi nào, chỉ còn lại một nụ cười tươi trên khuô mặt bác. Bác hiền từ bảo nó:

- Lần sau con phải nói ra sớm, không bác lại đổ oan cho bác khác. Con biết nhận lỗi vậy là ngoan, bác không truy cứu nữa.

Bác nói tiếp:

- Lần này, bác sẽ không truy cứu nữa, nhưng lần sau sẽ truy cho tơí cùng.

Cả bọn trẻ ôm bụng cười. Vậy là đêm Trung Thu vẫn  được tiếp tục. Chúng tôi ăn uống linh đình, nói chuyện rôm rả. Ông Trăng hôm ấy cũng thật hiền, tròn vành vạnh như cái đĩa và ông vẫn đang làm nhiệm vụ của mình, soi sáng tâm hồn chúng tôi trong đêm Trung Thu...

Hok tốt

14 tháng 10 2018

   

Những đêm trăng sáng đối với chúng em rất quý. Nhưng vui nhất, đẹp nhất là đêm trăng rằm Trung thu, ngày hội của tuổi thơ chúng em.

Chao ôi! Chưa đến tối mà ở đâu cũng rộn lên tiếng trẻ em cười nói, gọi nhau í ới cùng với tiếng múa lân dồn dập. Không biết các phố khác ra sao, chứ phố em trông như một ngày hội lớn. Ngay giừa sân, một đám thiếu nhi quây quần thành một vòng tròn rộng. Các em hát múa, vỗ tay trông vui nhộn làm sao! Một đứa bé giơ tay lên trời vẫy vẫy như muốn ôm mặt tràng vào lòng. Nhảy múa xong, bọn trẻ tản đi một lúc rồi quay trở lại với nhiều chiếc lồng đèn sặc sỡ trên tay. Chúng xếp thành hàng một rồi bước đi, miệng hát vang: “Tình bằng có cái trống cơm…”

Những chiếc lồng đèn nhảy nhót trong đêm như muốn bứt ra khỏi tay cầm để bay lên trời cùng trăng. Thành phố tràn ngập trong ánh bạc lung linh cùng với tiếng trẻ thơ reo hòa vang dội. Rước đèn xong, chúng em tổ chức liên hoan. Mọi người bày cỗ rồi thắp đèn sáng trưng nhìn nhau cười vui vẻ. Những chiếc kẹo như nhảy múa trong mâm, chắc chúng cũng muôn chơi Trung thu lắm! Mọi người ngồi vào bàn, lòng phấn khởi hân hoan. Chưa bao giờ vui như đêm nay. Mọi người đang chuyện trò rôm rả thì bỗng đâu tiếng trống dồn dập: “Tùng! Tùng! Cắc! Cắc! Tùng! Tùng!”.

Cứ thế, tiếng trống vang lên gióng giả từ nhà này sang nhà khác, đánh thức những đứa trẻ đạng bị kẹo “cám dỗ” chạy ra. Một lát sau mọi người đã nối thành một cái đuôi dài, náo nhiệt. Ngay giữa sân đội múa lân đang biểu diễn. Cái đầu “sư tử” lắc qua lắc lại theo nhip trống. Đôi chân nhanh nhẹn nhảy múa một cách tài tình. Cả thân mình con “sư tử” uốn lượn vô cùng khéo léo. Khéo đến nỗi không ai ngờ rằng, dưới cái thân hình “oai hùng” kia là một đứa trẻ nhỏ bé. Nhưng nhân vật khiến mọi người thích thú nhất là ông Địa. Tấm thân phục phịch cử động một cách khó nhọc trong chiếc áo dài thùng thình với cái bụng to kềnh. Tay ông luôn quạt quạt vào đám người xung quanh. Ông chạy lăng xăng khắp sân, thỉnh thoảng lại lăn đùng ra, làm mọi người cười rũ rượi. Chao ôi vui quá!

Nhìn cảnh thiếu nhi múa hát dưới ánh trăng rằm, em lại nhớ đến công lao Bác Hồ, nhớ đến tình cảm của Người dành cho chúng em:

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

24 tháng 12 2018

Trương Định (1820 – 1864) có tên đầy đủ là Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định. Ông sinh ra tại miền đất miền Trung nhiều nắng và gió Quảng Ngãi (trước là làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nay thuộc xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).

Cha Trương Định là Lãnh binh Trương Cầm – là Hữu thủy Vệ dưới thời vua Thiêu Tri. Trương định  kết hôn với vợ là bà Lê Thị Thưởng vào năm 1844. Ông còn có một bà vợ khác là Lê Thị Sanh.

Dưới thời nhà Nguyễn, Trương Định là một võ quan. Còn dưới thời Pháp giai đoạn 1859 -1864, ông trở thành người đứng đầu nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp, khẳng định tinh thần yêu nước dũng cảm khi đứng lên bảo vệ Tổ Quốc.

Trương Định sinh ra tại Quảng Ngãi nhưng nơi làm lên tên tuổi cũng như dấu ấn cuộc đời ông chính là Gia Định. Tại Gia Định, Bình Tây đại nguyên soái không tiếc sức người, sức của hết lòng đánh Tây.

24 tháng 12 2018

Trương Định (chữ Hán: 張定; 1820-1864) hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định, là võ quan nhà Nguyễn, và là thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859-1864, trong lịch sử Việt Nam.

Mục lục

  • 1Thân thế, sự nghiệp
    • 1.1Trở thành thủ lĩnh chống Pháp
    • 1.2Tuẫn tiết
  • 2Tuyên bố
  • 3Nhận xét
  • 4Gia quyến
    • 4.1Người vợ chính
    • 4.2Người vợ thứ
  • 5Lăng mộ
  • 6Chú thích
  • 7Liên kết ngoài

Thân thế, sự nghiệp

Trương Định sinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Cha ông là Lãnh binh Trương Cầm, từng là Hữu thủy Vệ uý ở Gia Định dưới thời vua Thiệu Trị.


Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam. Sau khi cha mất, ông ngụ ngay nơi cha đóng quân. Sau đó, ông kết hôn với bà Lê Thị Thưởng, vốn là con gái của một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công Đông ngày nay).

Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của tướng Nguyễn Tri Phương, Trương Định xuất tiền ra chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gia Thuận (Gò Công), vì thế, ông được nhà Nguyễn bổ làm Quản cơ,[1] hàm chánh lục phẩm

Trở thành thủ lĩnh chống Pháp

Mộ và đền thờ Trương Định ở thị xã Gò Công

Tháng 2 năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Sau đó, Trương Định đem quân đồn điền của mình lên đóng ở Thuận Kiều (Gia Định), và từng đánh thắng đối phương ở Cây Mai, Thị Nghè...[2]

Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem quân phối hợp với binh của tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa. Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui về Gò Công, cùng Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ vùng Gia Định-Định Tường.

Ở đây, Trương Định tổ chức lại lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mườivà kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Kể về ông ở giai đoạn này, sử nhà Nguyễn chép:

Trương Định am hiểu võ nghệ, dũng cảm, mưu lược. Tự Đức năm thứ 14 (1861), thành Gia Định hữu sự [3], Định hưởng ứng việc nghĩa, chiêu mộ thú dõng được hơn 6.000 người, lại kiêm quản những đầu mục thân hào mộ việc nghĩa, dồn lập 18 cơ quân, luôn chống đánh người Pháp, thu được súng ống khí giới và đúc chế thêm để dùng, được bạt bổ làm Quản cơ lĩnh Phó Lãnh binh Gia Định [4].

Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế ký kết hòa ước với Pháp. Cũng theo sử nhà Nguyễn thì:

Tháng 7 năm 1862...từ khi đã định hòa ước rồi, Ngài [Tự Đức] truyền dụ Nam Kỳ nghỉ binh và đòi Trương Định ra Phú Yên. Khi ấy trong các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòanhững người ứng nghĩa rủ nhau đoàn kết, tôn Trương Định làm Đại đầu mục, xin cho ra đánh, Đình thần nghị rằng: "bây giờ việc Bắc Kỳ đương khẩn, mà Nam Kỳ chưa có cơ hội gì, xin giao Phan Thanh Giản hiểu dụ". Nhưng Trương Định đã lâu mà không chịu về cung chức, bị cách chức hàm [5].

Trên thực tế, ông đã từ chối thư dụ hàng của tướng Pháp là Bonard, bất chấp chiếu vua ra lệnh bãi binh do Phan Thanh Giản truyền vào và rút quân về Gò Công, xưng là Trung thiên tướng quân[6], và được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên soái, lấy nơi này làm bản doanh, xây dựng các căn cứ địa kháng chiến.

Ngày 16 tháng 12 năm 1862, Trương Định đã ra lệnh tấn công các vị trí của quân Pháp ở cả ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động. Tháng 2 năm 1863, nhờ có viện binh, Pháp phản công tại Biên Hòa, Chợ Lớn, bao vây Gò Công. Ngày 26 tháng 2 năm 1863, Pháp đánh chiếm thành trì, ông thoát khỏi vòng vây và kéo quân về Biên Hòa.

Tháng 9 năm 1863, tướng Lagrandière sang thay Bonard, mở cuộc càn quét thứ hai, bắt được vợ con và một số tùy tùng của Trương Định.

Tuẫn tiết[sửa | sửa mã nguồn]

Bàn thờ Trương Định ở bên trong đền

Ngày 19 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp. Bản doanh Đám lá tối trời[7] thất thủ, Trương Định bị trọng thương (gãy xương sống)[8]. Để bảo toàn khí tiết, ông đã rút gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò Công) vào rạng sáng ngày 20 tháng 8 năm 1864 [9]. Khi ấy, ông 44 tuổi.

Hay tin Trương Định tuẫn tiết, vua Tự Đức sai truy tặng ông phẩm hàm, và năm 1871 lại cho lập đền thờ ông tại Tư Cung (Quảng Ngãi). Con ông là Trương Quyền đã rút lên vùng Châu Đốc tiếp tục chống Pháp thêm 6 năm nữa.

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã làm 12 bài thơ và một bài văn tế điếu ông. Trích giới thiệu một bài:

Trong Nam, tên họ nổi như cồn

Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn

Đấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỷ

Hơi gươm thêm rạng vẻ huỳnh môn

Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ

Quả ấn Bình Tây đất vội chôn

Nỡ khiến anh hùng rơi giọt luỵ

Lâm dâm ba chữ điếu linh hồn.

Tuyên bố[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyên bố của Trương Định trong thư trả lời thư dụ hàng của tướng Pháp Bonard vào cuối năm 1862:

Triều đình Huế không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo vệ Tổ quốc chúng ta.

Ông trả lời Phan Thanh Giản về việc bãi binh chống Pháp: “Triều đình nghị hòa thì cứ nghị hòa còn việc của Định thì Định cứ làm. Định thà đắc tội với Triều đình chứ không nỡ ngồi nhìn giang san này chìm đắm...”

Tuyên bố của Trương Định gửi các quan ở Vĩnh Long, để tỏ ý ly khai với Nam triều (vì sau hòa ước Nhâm Tuất, vua Tự Đức ra lệnh ông phải bãi binh) vào tháng 2 năm 1863:

Muốn trở lại y như xưa, dân chúng ba tỉnh yêu cầu chúng tôi đứng đầu khởi nghĩa, chúng tôi không thể làm gì được khác. Chúng tôi chuẩn bị chiến đấu vào hướng Đông cũng như hướng Tây, chúng tôi chống đối và chiến đấu. Chúng tôi sẽ đánh ngã bọn giặc cướp...
Chúng ta thề sẽ đánh mãi và đánh không ngừng, khi ta thiếu tất cả sẽ bẻ nhánh cây làm cờ, lấy gậy gộc làm võ khí cho quân lính ta...

Hịch của Trương Định (tháng 8 năm 1864):

Lòng dân đã muốn ta lên làm nguyên nhung ba tỉnh, ta trông vào lòng dân yêu thương không phai lạt của mọi người đối với ta. Thế là xong bất dung tha giặc cướp.

Mấy đoạn trích trên, được ghi trang trọng tại đền thờ Trương Định, ở ngay trung tâm thị xã Gò Công.

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]

Tượng đài Trương Định ở trung tâm thị xã Gò Công

  • Trung úy Léopold Pallu (1828-1891), sĩ quan tùy viên Tổng hành dinh của Phó đề đốc Charner, và là người chỉ huy đội thủy quân lục chiến đánh vào Đại đồn Chí Hòa, thành Định Tường (Mỹ Tho), viết:

Lúc bấy giờ (tháng 6 năm 1861) có một người An Nam rất cương quyết và hào hùng tên là Trương Dinh[10] cho biết sẽ dấy loạn khởi nghĩa trong toàn xứ...Là một trong số những người nhiều nghị lực nhất, anh ta đánh lừa là đã chết trong trận Gò Công, nhưng sau đó lại xuất hiện và chiến đấu trong hết mùa mưa...Mãi về sau này, khi ta đã chiếm Biên Hòa, tên Trương Dinh tung hoành tàn phá hết hai vùng tứ giác của ta...[11]

  • Trong sách Sài Gòn xưa-Ấn tương 300 năm của nhà văn Sơn Nam có đoạn:

Yêu nước đậm đà, khảng khái trước nghĩa lớn, đứng hàng đầu trong phong trào kháng Pháp ở Nam Kỳ vẫn là Trương Định. Mang ơn vua, giữ đất cho vua (Gò Công là nơi phát tích của Phạm Đăng Hưng và con gái là bà Từ Dũ), nhưng chống lệnh khi cắt đất cho Pháp. Trương Định và dân đồn điền lợi dụng địa hình rừng ngập mặn Gò Công để khởi nghĩa, đắp đập, xây lũy. Giặc phải vất vả, tổ chức nội ứng mới giết được ông, qua nhiều cuộc hành quân cấp tướng, bố trí súng lớn trên thuyền nhỏ, để di chuyển nơi nước cạn. Địch phải đem xác ông phơi trước chợ để làm chứng cớ...và chôn ông giữa chợ, nếu chôn nơi hẻo lánh, e nghĩa quân lập đàn tế cờ, phục thù cho chủ tướng. Cụ Đồ Chiểu đã đem tất cả tâm huyết viết bài văn tế ông và 10 bài liên hoàn[12].

Gia quyến[sửa | sửa mã nguồn]

Người vợ chính[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Thị Thưởng (?-?) là con gái một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công). Bà và Trương Định kết hôn năm nào không rõ, nhưng theo sử sách thì ...vào năm 1854, nhờ sự trợ giúp của gia đình bên vợ, Trương Định xuất tiền của, chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận (Gò Công)[13].

Sau khi chồng và con mất vì việc nước, chép chuyện của bà như sau:

(Trương Định) sau vì thất lợi mà mất, con ông là (Trương) Tuệ cũng chết vì việc quân, vợ (Trương) Định là Lê Thị Thưởng vì không nơi nương tựa nên về quê quán (Quảng Ngãi, quê chồng) làm ăn. Năm (Tự Đức) thứ 27 (1874), quan tỉnh Quảng Ngãi tâu rằng, (Trương) Định là người có nghĩa khí rất đáng khen mà nay vợ của (Trương) Định lại là người nghèo khổ, rất đáng thương. Vậy, xin cấp dưỡng suốt đời cho (vợ Trương Định) mỗi tháng 20 quan và 2 phương gạo...

Năm (Tự Đức) thứ 34 (tức năm 1881), lại cấp thêm cho người vợ (của Trương Định) mỗi tháng 10 quan, đồng thời, sai xã ấy phải thỉnh thoảng đến thăm. Khi bà mất, (vua ban) cho 100 quan tiền (để mai táng).[14]

Người vợ thứ[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Thị Sanh (1820-1882) là em con cô của thái hậu Từ Dụ[15]. Trước khi về làm vợ thứ Trương Định, bà từng có một đời chồng là ông Dương Tấn Bổn và một cô con gái tên Dương Thị Hương[16]. Ông Bổn mất sớm[17], tình nghĩa vợ chồng đứt đoạn, bà Sanh quyết chí lo chuyện làm ăn và trở thành một trong những người giàu có ở xứ Gò Công.

Giàu có, bà Sanh dùng tiền mua lúa gạo, nhờ Trương Định đem cứu tế dân, và còn đưa tiền cho ông Định quy tụ dân đi khai khẩn đất đai. Sau khi chồng chết được 2 năm, bà về làm hầu thiếp cho Trương Định[17], nên dân gian mới gọi là bà Hầu.

Gò Công có bốn tổng giàu,

Mà riêng có một bà Hầu giàu to.[18]

Khi Trương Định phất cờ đánh Pháp, bà Sanh (khi này đã trở thành vợ thứ Trương Định) lo việc rèn vũ khí, tích trữ lương thực cho nghĩa quân. Khi chồng mất, bà đem xác ông về chôn tại Gò Công.

Năm 1864, sau khi Trương Định tuẫn tiết, bà Sanh vào chùa quy y, giao quyền trông nom gia sản cho con riêng Dương Thị Hương và rể là Tri huyện Trường Bình...

Lăng mộ[sửa | sửa mã nguồn]

Mộ Trương Định ban đầu (1864) được làm bằng hồ ô dước và trên bia đá có khắc mấy chữ: Đại Nam - An Hà lãnh binh kiêm Bình Tây Đại tướng quân Trương công húy Định chi mộ. Nhà cầm quyền Pháp bắt đục bỏ hàng chữ Bình Tây Đại tướng quân và phạt bà Sanh 10.000 quan tiền vì tội lập bia trái phép.

Năm 1874, bà Sanh làm đơn xin tu sửa mộ cho chồng. Lần này mộ Trương Định được xây bằng đá hoa cương, có 3 bức hoành phi và 6 trụ đá ghi lại thân thế và sự nghiệp của ông. Một lần nữa, các hoành phi và trụ đá bị Pháp ra lệnh đục bỏ...[19]

Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh cho biết: "Trải nhiều năm Pháp thuộc, mộ Trương Định trở thành hoang phế. Sau có bà Huỳnh Thị Điệu, còn gọi là bà Phủ Hải[20], cho sửa chữa lại. Năm 1956, được sửa sang lần nữa"...[21]

Từ năm 1972 đến năm 1973 xây thêm đền thờ. Lăng mộ và đền thờ Trương Định đã được Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia ngày 6 tháng 12 năm 1989.

Lễ hội tưởng niệm ông diễn ra tại đây các ngày 19 và 20 tháng 8 dương lịch hàng năm.

Cho câu : Trăng lên.Em hãy chuyển câu đó thành:

a. Câu hỏi

b. Câu cảm

c. Câu khiến

 
7 tháng 4 2019

a. Trăng lên chưa?

b. Trăng lên đẹp quá!

c. Trăng lên đi.

8 tháng 9 2018

Câu 1 (trang 81 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là "cổng trời"?

Trả lời:

Địa địa điểm tả trong bài thơ được gọi là "cổng trời" vì đó là một đèo cao giữa hai vách đá, từ đây có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời…

Câu 2 (trang 81 sgk Tiếng Việt 5): Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?

Trả lời:

Từ cổng trời nhìn xa, qua làn sương khói mờ ảo ta thấy cả một không gian rực rỡ, con thác réo mãi không ngừng, như giọng kể, như khúc hát ngân nga của núi rừng. Nơi dòng suối đào lê soi bóng, lúc chín ngọt như mật. Trong buổi chiều yên ả, sương giá của màn đêm bắt đầu lấn xuống, rung trong không gian là tiếng nhạc ngựa, gió thổi đưa vào không trung bao la…

Câu 3 (trang 81 sgk Tiếng Việt 5): Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?

Trả lời:

Em thích nhất là hình ảnh đứng ở cổng trời, trước mắt như mở ra một không gian vô tận, gió thoảng, mây trôi, con người thật nhỏ bé và thiên nhiên thật hùng vĩ.

Câu 4 (trang 81 sgk Tiếng Việt 5): Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên?

Trả lời:

Cánh rừng sương giá ấm lên bởi sự xuất hiện của con người. Con người tất bật với công việc: gặt lúa, trồng rau, tìm măng, hái nấm… tiếng nhạc ngựa vang lên khắp miền rừng…

8 tháng 9 2018

Do Nguyễn Đình Ảnh sáng tác

1. Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”?

Trả lời:

Địa điểm trong bài thơ được gọi là “cổng trời” vì nơi đó là một đèo cao giữa hai vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.

2. Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?

Trả lời:

Qua màn sương khói huyền ảo, từ cổng trời nhìn ra có thể thấy cả một không gian bất tận, những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn vàn sắc màu cỏ hoa, những vạt nương, những thung lũng lúa đã chín vàng màu mật ong, khoảng trời bồng bềnh mây trôi gió thoảng. Xa xa, thác nước trắng đổ từ triền núi cao xuống vang vọng ngân nga như khúc nhạc của đất trời. Bên dòng suối mát uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong soi mình xuống đáy nước. Không gian thật nguyên sơ, ta như bước vào cõi mơ.

3. Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?

Trả lời:

Em thích hình ảnh đứng ở cổng trời, ngửa đầu nhìn lên thấy khoảng không có gió thoảng mây trôi, tưởng như đang đi lên trời, bước vào thế giới huyền ảo của truyện cổ tích.

4. Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên?

Trả lời:

Cảnh rừng sương gió ấm lên bởi có hình ảnh con người. Ai nấy tất bật rộn ràng vì công việc, người Tày từ khắp các ngả đi gặt lúa, trồng rau, người Giáng, người Dao đi tìm măng hái nấm, tiếng xe ngựa vang lên suốt triền rừng hoang dã, những vạt áo chàm nhuộm xanh cả nắng chiều.

k mk nhá mn . Đang cần trên 11 điểm hỏi đáp . Thanks mn nhiều .

# EllyNguyen #

6 tháng 5 2018

Trong các dãy câu dưới đây dãy câu nào có từ in đậm là từ đồng âm?

A) Trăng đã lên cao. Kết quả học tập của em cao hơn trước

B) Trăng đậu vào ánh mắt. Hạt đậu đã nảy mầm

C) Ánh trăng vàng trải khắp nơi. Ngày mùa làng quê em toàn màu vàng.

6 tháng 5 2018

Câu b là câu có từ đồng âm

Bài 1 :Cho những kết hợp sau :         Vui mừng, nụ hoa, đi đứng, cong queo, vui lòng, san sẻ, giúp việc, chợ búa, ồn ào, chim chóc; cuống quýt, bình minh,cũ kĩ.uống nước, xe đạp, thằn lằn, tia lửa, nước uống, học hành, ăn ở, tươi cười, cần mẫn.Hãy xếp các kết hợp trên vào từng nhóm :Từ ghép có nghĩa tổng hợp: …………………………………………………………..Từ ghép có nghĩa...
Đọc tiếp

Bài 1 :Cho những kết hợp sau :
         Vui mừng, nụ hoa, đi đứng, cong queo, vui lòng, san sẻ, giúp việc, chợ búa, ồn ào, chim chóc; cuống quýt, bình minh,cũ kĩ.uống nước, xe đạp, thằn lằn, tia lửa, nước uống, học hành, ăn ở, tươi cười, cần mẫn.
Hãy xếp các kết hợp trên vào từng nhóm :

Từ ghép có nghĩa tổng hợp: …………………………………………………………..

Từ ghép có nghĩa phân loại: ………………………………………………………….

Từ  láy: ………………………………………………………………………………….

Kết hợp của 2 từ đơn: …………………………………………………………………..

Bài 2:Tổ quốc” là 1 từ ghép gốc Hán ( từ Hán Việt ). Em hãy :
- Tìm 4 từ ghép trong đó có tiếng “ tổ ”.
- Tìm 4 từ ghép trong đó có tiếng “ quốc ’’.
Bài 3 :Tìm 5 từ láy để miêu tả:

- mái tóc:…………………………………………………………………………

- giọng nói:……………………………………………………………………….

- làn da:………………………………………………………………………….

- tính tình:……………………………………………………………………….

 Với mỗi đặc điểm hãy chọn 1 từ để đặt câu..
Mình nhờ các bạn giải giúp mình bài này nha.

0