Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,...
2.
1. Mở bài:
Tên truyện: Người ăn xin
Nhân vật: cậu bé và người ăn xi
2. Thân bài:
Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ
Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả
Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ
Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động
3. Kết bài:
Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.
Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.
Học sinh tự chỉnh sửa lại bài viết của mình sau khi đã tiến hành các hoạt động 1, 2, 3 và viết lại mở bài, kết luận
1. Bài tham khảo:
Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành.... Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.
Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.
Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943. Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
2. Em tiến hành đọc soát bài văn.
3. Em tiến hành sửa lỗi trong bài văn nếu có.
Câu chuyện về trí thông minh, khả năng tìm tòi, và sáng tạo của con người luôn là nguồn cảm hứng tuyệt vời, tiếp thêm cho ta động lực học để phấn đấu học tập. Trong đó em thích nhất là câu chuyện Nhà phát minh 6 tuổi.
Ma-ri-a sinh ra trong một gia đình sáu đời có người là giáo sư đại học. Cô bé rất thích quan sát. Hồi cô 6 tuổi, có lần, gia đình tổ chức bữa tiệc. Cô bé nhận thấy một điều lạ: Mỗi lần gia nhân bưng trà lên, tách đựng trà thoạt đầu trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rót ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại. Ma-ri-a nghĩ mãi mà vẫn không hiểu vì sao. Thế là cô lặng lẽ rời khỏi phòng khách.
Cô bé vào bếp, lấy một bộ đồ trà ra và tự mình làm đi làm lại thí nghiệm. Cuối cùng cô cũng hiểu ra: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên. Lúc ấy, Ma-ri-a chợt thấy cha đang vào bếp. Cô liền nói với cha phát hiện của mình. Cha cô hết sức vui mừng. Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng ra phòng khách, hân hoan nói: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!”.
Về sau, Ma-ri-a trở thành giáo sư nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ. Năm 1963, bà vinh dự được tặng Giải thưởng Nô-ben Vật lí.
Sáng tạo là khả năng đặc biệt của con người. Câu chuyện tri Nhà phát minh 6 tuổi khiến em nhận ra rằng khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người có thể tạo nên nhiều điều thật tuyệt diệu.
Trong những câu chuyện em đọc được về những nhân vật là các con vật gần gũi với trẻ em, em thích nhất là truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”.
Ngày mai muôn thú trong rừng mở hội thi chọn con vật chạy nhanh nhất.
Ngựa Con thích thú lắm. Chú tin chắc sẽ giành vòng nguyệt quế. Chú mơ màng nghĩ đến lúc đứng trước mọi người, tay nâng chiếc cúp vô địch trong sự hân hoan, tán thưởng ...Chú sửa soạn bộ dáng không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài mượt mà được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch..
Ngựa Cha thấy thế, bảo:
- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:
- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ chiến thắng!
Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà hươu sốt ruột gặm cỏ. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.
Tiếng hô “bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rùng rùng chuyển động. Vòng thứ nhất...Vòng thứ hai.. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Cai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú tập tễnh và cuối cùng dừng lại hẳn. Nhìn bạn bè lần lượt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.
Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Đồng thời qua câu chuyện trên em rút ra được được bài học: trong cuộc sống chúng ta không nên chủ quan, luôn cần có sự chuẩn bị kĩ càng.
Lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay, và ngày nay tinh thần đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Tiêu biểu cho tinh thần dũng cảm đó chính là tấm gương của anh Nguyễn Văn Nam ở Nghệ An đã hy sinh thân mình để cứu bốn bạn giữa dòng nước xoáy.
Không chỉ có gia đình em mà tất cả mọi người khi xem ti vi và đọc báo đều khâm phục trước tinh thần dũng cảm của anh Nguyễn Văn Nam, một học sinh lớp 12 tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, thêm vào đó là sự xót thương trước sự ra đi của anh.
Hôm đó là ngày 30/4 cả nước được nghỉ nhân kỉ niệm ngày “Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước” trong khi anh Nam đang đi bắt chim thì nghe thấy tiếng kêu thất thanh của một bạn ở gần bờ sông, anh vội chạy ra thì thấy những cánh tay đang chới với giữa dòng nước xoáy. Không chút do dự anh đã lao xuống dòng nước để cứu người, có tất cả bốn bạn, sau khi đưa được ba bạn vào bờ anh tiếp tục quay trở lại để cứu bạn cuối cùng, khi vào gần đến bờ do đã kiệt sức anh đã dùng hết sức đẩy mạnh bạn đó vào để ba bạn trên bờ kéo lên còn bản thân anh đã bị dòng nước cuốn trôi đi mất, thấy vậy các bạn vội đi gọi người cứu nhưng không kịp, và phải mất một thời gian sau đó, gia đình và lực lượng công an mới tìm thấy thi thể của anh. Những bức ảnh được đưa lên báo hay trên ti vi ta thấy được nỗi đau, sự mất mát hằn sâu trên khuôn mặt của gia đình anh Nam, tất cả mọi người đều đau xót và cảm động. Vẫn còn đó là ước mơ và hoài bão của anh với hy vọng thi đỗ vào một trường đại học, để làm rạng danh gia đình – bố mẹ và bà của anh vừa khóc vừa kể với các nhà báo, nhưng anh đã ra đi trong sự vinh quang với một hành động cao đẹp của mình để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, bạn bè và tất cả mọi người.
Anh Nguyễn Văn Nam là một tấm gương tiêu biểu cho lòng dũng cảm, anh được nhà trường và Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tại nơi anh theo học tuyên dương và khen thưởng về hành động của mình. Hành động của anh như một sự thức tỉnh đối với những ai có thái độ sống thờ ơ, vô cảm đối với những người xung quanh, chỉ biết lo cho bản thân mình.
Anh Nguyễn Văn Nam xứng đáng là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm để chúng ta học tập và noi theo, nó thể hiện một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một đạo lý làm người mà mỗi chúng ta cần phải có.
Mở bài: Trong tất cả các câu chuyện cổ tích, em thích nhất đó là "Người ăn xin" với nhân vật chính bạn nhỏ và người đàn ông ăn xin già khụ giữa mùa đông lạnh lẽo trên đường phố.
Kết bài: Qua câu chuyện "Người ăn xin", em nhận thấy rằng thật ra lòng nhân ái và tình yêu thương không ai định nghĩa được, nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu rằng chia sẻ, thấu hiểu, cảm thông chính là những điều làm nên sự ấm áp trong mối quan hệ giữa người với người. Hãy sống, hãy cho đi, hãy nhân rộng tình yêu thương để thế giới này ngập tràn những bông hoa của tình thương.
Tham khảo
Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây vú sữa.
Chuyện kể về một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé oà khóc. Cây xoà cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ vẻ. Trái cây thơm ngon ờ vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.
Câu chuyện trên đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Là một người con, chúng ta nên thấu hiểu sự yêu thương, hy sinh của cha mẹ. Vì thế hãy cố gắng trở thành một người con ngoan các bạn nhé!
1. Mở bài
- Giới thiệu nhân vật có tấm lòng nhân hậu mà em định kể.
- Em được đọc, được nghe hay được chứng kiến câu chuyện về người đó.
2. Thân bài
- Trình bày diễn biến câu chuyện.
3. Kết bài
- Nêu kết thúc câu chuyện và cảm nghĩ của em về câu chuyện được kể.
1.
Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của một cậu bé, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.
Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.
Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.
Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:
- Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!
Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.
Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của cậu bé đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chúng ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương
2.
Em chủ động hoàn thành bài tập.