Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tk
Cô giáo đã dạy em trong nhiều tiết học. Nhưng hình ảnh cô trong tiết Tập Đọc "Hạt gạo làng ta” làm em nhớ mãi.
Hôm ấy, cô bước vào lớp trong tà áo dài màu xanh điểm những hoa văn làm nổi bật lên vóc dáng cao ráo thon thả của cô. Mái tóc hơi xoăn, dài ngang lưng luôn được cột cao gọn gàng để lộ khuôn mặt trái xoan cùng với nước da trắng hồng. Dưới hàng lông mi cong và dài là đôi mắt cô sáng long lanh màu hạt dẻ.
Cô nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và bắt đầu kiểm tra bài cũ. Ngón tay gầy gầy, xương xương lật nhẹ trang sổ. Cô gọi bạn Quỳnh, Trí, Ly lên đọc bài. Các bạn đọc to, rõ ràng làm nét mặt cô rạng rỡ hẳn lên. Cô nở một nụ cười tươi tắn để lộ hàm răng trắng tinh, đều tăm tắp. Sau đó cô nhẹ nhàng đứng dậy giới thiệu bài mới, bàn tay thoăn thoắt lướt trên mặt bảng để lại dòng chữ ”Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa. "Em rất thích lúc cô luyện đọc cho chúng em nghe. Có lúc cô phát âm thật chuẩn, miệng tròn như chữ "O". Có bạn nào đọc sai cô bắt đọc đi đọc lại nhiều lần đến khi nào đọc đúng mới thôi. Rồi cô đọc mẫu cho chúng em nghe. Giọng cô sang sảng vang lên:
”Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy”
Chao ôi! Giọng cô truyền cảm làm sao. Lúc trầm, lúc bổng, lúc tha thiết, lúc ngọt ngào. Bàn tay viết trên mặt bàng những từ ngữ , những hình ảnh nổi bật giúp em khắc sâu kiến thức. Để cho tiết học thêm phần sội nổi, cô cho chùng em thảo luận nhóm, lúc thì nhóm đôi, lúc thì nhóm bàn. Mỗi lần như thế, cô thường hay đi xuống kiểm tra hoặc giải thích cho chúng em hiểu. Cứ thế cô di chuyển nãy thì trên bục giảng, giở thì trước mặt chúng em. Qua phần giảng bài của cô, cô giúp chúng em hiểu hạt gạo rất quý. Nó được làm từ mồ hôi công sức của các cô bác nông dân. Cứ thế tiếp tục cứ thế trôi đi. Cuối cùng cô cho chúng em thi đọc diễn cảm. Các bạn đọc hay quá. Cô nở một nụ cười sung sướng.
Em rất yêu và kính trọng cô. Mỗi tiết học trôi đi là bao nhiêu công sức của cô. Em hứa sẽ học thật giỏi để không phụ lòng cô.
Đối với mỗi học sinh chúng ta, ngôi trường thân thiết như ngôi nhà thứ hai, là nơi gắn bó với ta suốt bao nhiêu năm tháng học trò.
Bình minh lên, ông mặt trời đã bắt đầu thả muôn ngàn tia nắng như những sợi chỉ vàng. Cổng truường to lớn và khổng lồ, nổi bật là tấm biển màu xanh có hàng chữ màu vàng ghi tên trường. Hai cánh cổng màu ghi luôn dang tay chào đón các bạn học sinh tới trường. Bước vào trong sân trường rộng lớn được lát nền gạch màu đỏ sẫm. Trường em được xây theo hình chữ L, chia thành 4 tầng khoác lên mình bộ áo xanh dương pha trắng trông thanh tao, giản dị nhưng không kém phần nổi bật. Ô kìa, những bông hoa mười giờ đương độ khoe sắc, những chị hồng duyên dáng lấp ló như e thẹn điều gì đó. Các phòng học đều khang trang, có đầy đủ tiện nghi hiện đại giúp chúng em thêm thuận lợi trong việc học tập. Còn kia, hành lang với tủ thư viện được sắp xếp gọn gàng, thỉnh thoảng vài ba bạn học sinh tíu tít khi tìm được cuốn sách hay. Bạn thì chơi đuổi bắt, bạn thì ngồi đọc sách,... mỗi người có một hoạt động riêng. Bỗng tiếng chuông kêu "Reng reng reng", các bạn học sinh nhanh chân chạy vào trong lớp học trả lại sự yên tĩnh cho sân trường.
Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, sau này dù có đi đến phương trời nào em sẽ luôn nhớ đến những năm tháng học trò.
Em tham khảo:
a. Mở bài: Giới thiệu về một người mà em thường gặp (thầy cô giáo, bạn bè, bác hàng xóm, chú bảo vệ, bác lao công…)
b. Thân bài
- Miêu tả ngoại hình:
Tuổi tác, nghề nghiệp, tên của người đóChiều cao, cân nặng, vóc dáng như thế nào?Miêu tả một số bộ phận tiêu biểu (khuôn mặt, đôi mắt, cái mũi, nụ cười, bàn tay…)Trang phục của người đó có gì đặc biệt?
Người đó thường để kiểu tóc gì? (màu sắc, kiểu dáng)Người đó thường mang theo đồ dùng gì? (cặp, balo, chổi, chùm chìa khóa…)
- Tả hoạt động, tính cách:
Tính cách người đó như thế nào? Nét tính cách đó được thể hiện qua những hành động nào?Khi gặp em người đó thường có hành động gì? Em có thích hành động đó không?Người đó đối xử với mọi người như thế nào?Mọi người xung quanh nhận xét như thế nào về người đó?
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho người mà mình hay gặp.
tham khảo:
Nếu có ai hỏi: "Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai?" Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: "Đó là thầy Nha". Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình.
Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứa duy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từng nét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhất quyết không chịu nghe lời. Các chữ cái a, ă, â,... chẳng bao giờ ngay hàng thẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến cho thầy phải thốt lên: "Thật là ngược đời". Một hôm, khi tới giờ tập viết - tiết học căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại. Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầy ngồi dậy, xoa đầu em:
- Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có sự tiến bộ vượt bậc đấy.
Rồi thầy quay xuống lớp kêu to:
- Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào!
Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đến sáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi trong lớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãi đến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mới nói với thầy:
- Thầy ơi, em có chuyện muốn nói.
Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi:
- Thăng em, em có chuyện gì thế?
Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu:
- Thưa th...â...ầy, chuyện ngày hôm qua em...
- Chuyện ngày hôm qua nó làm sao?
Em bật khóc:
- Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của ... bàn tay trái ạ.
Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉ một lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt của em bảo:
- Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳng có một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như em hay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lần sau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi.
Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầm hứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không phụ lòng thầy.
Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Nhưng hình ảnh người thầy đáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời.
Ở sân trường em có rất nhiều loại cây cho bóng mát như cây bàng , cây bằng lăng , cây giáng hương , cây lộc vừng , cây xà cừ , cây hoa phượng vĩ . Hè đã đến rồi , bây giờ cũng là lúc cây mà em yêu thích nhất nở hoa đỏ rực một vùng trời đó là cây hoa phượng vĩ ở giữa sân trường em .
Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ màu xanh đốm đỏ. Thân cây màu nâu sẫm, xù xì . Lại gần, em thấy những chiếc rễ ngoằn ngoèo như đang uốn lượn trên mặt đất giống như con dắn . Lá phượng thay đổi theo từng mùa trong năm .Mùa đông , cây rụng hết lá , phô ra những cành cây khẳng khiu như những bàn tay đang ngửa xin chút gì của thời gian. Xuân sang, những giọt mưa phùn đã đánh thức các mầm non bé nhỏ . Chỉ sau một đêm, cây phượng đã khoác lên mình một chiếc áo mới màu xanh . Từ lúc lá mơn mởn đến lúc kết nụ chẳng lâu là mấy. Nụ cảu cây phượng đẹp lắm nó bé nhỏ xinh xinh như các cúc áo kết từng chùm trắng xoá. Xuân qua, hè về, cây phượng trong trường em bắt đầu nở hoa khoe sắc trở lại . Mỗi bông phượng có năm cánh mỏng , màu đỏ rực rỡ . Hoa phượng có mùi hương riêng biệt ko có nét giống một loài hoa hoa nào cả , mùi hương này chỉ có những em học sinh mới hiểu được . Vào những buổi đi học hè , vào những giờ ra chơi còn gì vui bằng vui đùa rồi chơi cùng các bạn ở dưới gốc cây phượng cùng cười đùa vui vẻ . Chúng em thường kể cho nhau nghe chuyện dưới gốc cây phượng , chơi những trò chơi dan gian mà bạn nào cũng thích chơi . Vào những hôm lớp em trực tuần thì chúng em cùng nhau đi tưới cây phượng , gốc cây như được uống nước tươi tắn hẳn .
Những buổi ngồi dưới gốc cây phượng xẽ không bao giờ em có thể quên được . em rất quý cây phượng ở giữa sân trường . Khoogn biết từ khi nào em đã cơi cây phượng như một người bạn thân thiết từ hồi lớp 1
Tham khảo/:
Viết đoạn văn ngắn tả ngôi trường của em - Văn tả ngôi trường lớp 5 - VnDoc.com
Tham khảo:
Tuổi thơ của mỗi người thường sẽ gắn liền với một nơi nào đó. Chính nơi đó sẽ gắn kết những kỉ niệm, những tình cảm sâu đậm của thuở còn non dại. Đó có thể là gốc khế sau vườn nhà, là bờ sông mát rượi, là bờ đê cuối làng… Còn với em, tuổi thơ chính là gắn liền với những tháng ngày được học tập tại mái trường tiểu học Phổ Văn.
Trường của em là một ngôi trường nhỏ, nằm trên ngọn đồi ở cuối làng. Trường đã được xây hơn 20 năm rồi, nên có phần cũ kĩ, nhưng vẫn rất chắc chắn và sạch sẽ. Chính tại ngôi trường đó, bố mẹ em đã gửi gắm tuổi thơ mình. Và nay, lại đến lượt em.
Cả ngôi trường chỉ gồm có 2 dãy nhà được sơn màu vàng ươm như nắng mới. Đó là hai dãy nhà cấp bốn có mái ngói đỏ tươi. Trên mái nhà, là hàng cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Trong mỗi lớp học, đều có những bộ bàn ghế gỗ xếp thẳng hàng. Cùng chiếc bảng đen bóng như than đá. Cuối lớp là chiếc tủ gỗ để đựng sách vở, đồ dùng học tập của cả lớp. Đặc biệt lớp học nào cũng có bốn cái cửa sổ, và hai cửa ra vào. Nhờ vậy, lúc nào phòng học cũng tràn ngập ánh sáng và làn gió mát mang theo mùi hương hoa cỏ.
Ở giữa hai tòa nhà là phần sân được đổ xi măng phẳng lì, được dùng làm nơi chào cờ, tập thể dục giữa giờ và tổ chức các hoạt động tập thể khác của trường. tuy không có mái che nắng, che mưa, nhưng sân lúc nào cũng rợp bóng mát nhờ tán lá xum xuê của những cây bàng, cây phượng. Những cây ấy đều được trồng từ khi trường mới được thành lập, vô cùng vững chãi. Nó đã chứng kiến biết bao thế hệ học sinh đến rồi đi từ ngôi trường này. Bởi vậy, em và các bạn đôi khi trêu đùa mà gọi là ông bàng, bác phượng.
Chỉ còn vài tháng nữa thôi, là em phải xa rời ngôi trường này để đến một ngôi trường khác. Chỉ mới nghĩ đến điều ấy thôi mà lòng em buồn tiếc khó tả. Thế nhưng, chẳng thể thay đổi được điều gì. Vì thế, trong những ngày tháng còn lại, em sẽ cố gắng tạo dựng thêm nhiều kỉ niệm đẹp hơn nữa với ngôi trường. Và em chắc chắn rằng, trong tương lai, em sẽ trở lại thăm trường và góp sức để xây dựng trường ngày càng phát triển hơn.
Đề 2. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
bài làm
Việt Nam ta có rất nhiều những nghệ sĩ hài, những người mang đến cho ta những tiếng cười thật thoải mái, vui vẻ sau những giờ học hành, làm việc căng thẳng. Trong đó, em ấn tượng về chú Hoài Linh, một trong những danh hài mà ai ai cũng biết.
Chú Hoài Linh xuất thân vốn đã khốn khó, ấy vậy mà điều đó không làm tắt đi nụ cười và tinh thần của chú. Và ta cũng thấy, lúc nào chú cũng xuất hiện với một sự giản dị, chất phác cho dù chú đang hóa thân vào bất kì vai diễn nào. Sự mộc mạc đó trước tiên đã đem đến cho khán giả một sự quen thuộc, gần gũi tự nhiên.
Dáng người chú không mập mạp chút nào, thay vào đó là sự mảnh khảnh, trông có vẻ gầy lắm. Tóc chú thường dài đến ngang vai, chắc tại chú hay đóng là con gái nên để vậy suốt. Chú đóng hài, làm cho người ta cười lên cười xuống, nhưng cũng có những lúc, lại im lặng, có khi còn khiến mình rơi nước mắt.
Chú Hoài Linh có biệt tài giả nữ. Không chỉ từ cách ăn mặc, điệu bộ, mà còn cả giọng nói nữa. Có người còn khen chú Hoài Linh có khi còn đẹp gái hơn mấy cô người mẫu nữa. Riêng về giọng nói, chú có thể giả giọng được rất nhiều vùng miền. Từ giọng ngoài Bắc, miền Trung, miền Tây sông nước nữa.
Mong chú luôn luôn mạnh khỏe, luôn mang tiếng cười đến mọi người và cả cho bản thân. Mong chú biết được rằng chú luôn được mọi người mến mộ và kính trọng nhé.
nếu hay thì tick cho mình nhé!!
Em đã được học rất nhiều các thầy,cô giáo nhưng người để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em là cô Hồng. Cô là giáo viên chủ nhiệm lớp em năm nay.
Năm nay cô Hồng đã ngoài 30 tuổi , cái tuổi đã bước qua thời xuân xanh nhưng cô vẫn còn trẻ lắm. Cô có dáng người dong dỏng cao, nước da trắng hồng như đánh phấn. Mái tóc dài, mượt luôn được cô buộc sau gáy. Cô có khuôn mặt trái xoan trắng hồng, đôi mắt to, đen láy như luôn cười với chúng em. Ánh mắt của cô luôn tràn đầy sự ấm áp yêu thương và sự tin cậy dành cho chúng em. Những lúc cô cười để lộ ra hàm răng trắng bóng, đều đặn cùng nụ cười hiền hậu, bao dung.Tính tình cô lúc nào cũng vui vẻ khi trò chuyện với chúng em, khi em mắc lỗi cô nghiêm khắc chỉ bảo để em sửa sai. Với em cô Hồng như một người mẹ, người cha luôn theo sát em rèn luyện em trở thành học sinh chăm ngoan, học giỏi. Giọng nói của cô rất nhẹ nhành, truyền cảm, chứa đựng sự lôi cuốn chúng em vào những bài giảng. Cô đưa chúng em biết đi đến từ kiến thức xung quanh đến những kiến thức của xã hội. Từ đó, cô giống như cơn gió đưa chúng em đi đến khám phá những kiến thức mới mẻ đầy bí ẩn để chúng em cùng suy ngẫm, cô trò cùng tìm lời giải cho những bí ẩn đó.Cô Hồng sống rất giản dị, cô luôn quan tâm đến từng học sinh trong lớp. Sự quan tâm tỉ mỉ của cô đã dìu dắt chúng em trong vượt qua những khó khăn trong học tập.
Em luôn nhớ đến cô bằng tình cảm yêu quý, kính phục. Em tự hứa với bản thân lúc nào cũng cố gắng ngoan ngoãn, học giỏi để xứng đáng là học sinh của cô.
Cách đây mấy năm em còn nhớ cả nhà thứ 7 nào cũng đón chờ Gặp nhau cuối tuần của Đài Truvền hình Việt Nam. Đúng mười giờ, khi bản nhạc hiệu của chương trình quen thuộc vang lên, nhóm nghệ sĩ hài cúi đầu chào ra mắt khán giả. Sự xuất hiện của cô Vân Dung nghệ sĩ hài mà cả nhà em đều yêu thích.
Cô xuất hiện đi một vòng quanh sân khấu để chào khán giả. Dáng cô cao, hơi gầy, khi mặc bộ áo dài trông cô thật đẹp. Đầu vấn tóc đôi gà. Nhìn điệu bộ của cô Vân Dung ai cũng phải muốn cười. Ô kìa! Hôm nay cô hoá trang trông ngồ ngộ làm sao, môi và má đỏ choét, dưới cằm lại có một mụn ruồi rất to. Cô đang hoá thân trong vai Thị Mầu lên Chùa.
Mỗi vai diễn của cô đều khác nhau, có hôm thì cô hay nhập vai bà già có hôm lại vào vai bà cô cau có khó tính, nhưng hôm nay trông cô thể hiện một nhân vật cô gái con quan nhà giàu nhưng lại thích một chú tiểu trong chùa. Những động tác cô như cầm tay, ghé sát người vào chú tiểu đều nhẹ nhàng và thành thục. Em xem cô biểu diễn mà cứ tưởng như mình đang xem vở chèo Quan Âm Thị Kính thực thụ vậy.Mỗi động tác của cô cả nhà em đều vỗ tay khen ngợi, cổ vũ. Dường như cô cũng hiểu được điều đó hay sao, sự diễn xuất của cô càng sinh động hơn, uyển chuyển hơn. Sau mỗi động tác cô cất lên một làn điệu chèo nghe thật ngọt ngào. Em rất bất ngờ vì đây là lần đầu tiên được nghe cô hát, không phải là ca sỹ thực thụ nhưng sao cô Vân Dung lại hát hay quá. Sau màn trêu ghẹo Thị Kính, cô Vân Dung lại múa lượn một vòng quanh sân khấu, tay cầm quạt phe phẩy, điệu bộ làm cho người khác phải cười mãi.
Cô Vân Dung là một trong những nghệ sỹ hài diễn xuất tốt luôn làm người khác phải thán phục với nhiều vai diễn hay, tinh tết. Chúc cô luôn khỏe mạnh để có nhiều tiết mục hay hơn nữa, mang tiếng cười lại cho đời.
tham khảo
Người gắn bó với chúng em ở ngôi trường tiểu học này không chỉ có thầy cô giáo mà còn có cả bác bảo vệ của trường em nữa. Bác là người giữ cho ngôi trường của em luôn được đảm bảo an toàn và bình yên. Với em bác bảo vệ như một người hùng giữ trường vậy.
Em không rõ bác đã gắn bó với ngôi trường này bao lâu rồi, chỉ biết là khi em chập chững bước chân vào trường thì đã thấy bác. Bác năm nay cũng đã gần 60 tuổi rồi nhưng trông bác vẫn phong độ lắm. Dáng người bác cao và đậm, trông rất khỏe mạnh. Bác có một đôi tay rất to và chắc nịch. Vậy nên mỗi lần bác gõ trống, em đều nghe thấy tiếng trống to, vang mà dứt khoát lắm. Bác có một khuôn mặt trông rất hiền. Cứ mỗi lần chúng em đi qua cổng trường, chào bác là bác lại nở một nụ cười rất tươi như đáp lại lời chào của chúng em. Nhưng thỉnh thoảng khi có học sinh đi học muộn thì khuôn mặt ấy của bác lại nghiêm lại. Đôi mắt của bác đen ẩn bên dưới hàng lông mày rậm. Vầng trán cao, nhưng mỗi khi bác cười hay nhíu mày thì những nếp nhăn lại xuất hiện đầy trên trán.
Bác là một người rất tận tâm với công việc. Công việc hàng ngày của bác đó là đánh trống báo hiệu giờ vào lớp, giờ ra chơi, giờ tan học và bảo vệ ngôi trường 24/7. Mỗi ngày, đều rất đúng giờ, không nhanh một phút cũng chẳng chậm một giây, bác lại dùng chiếc rùi trống bằng gỗ, gõ những hồi trống báo hiệu cho chúng em. Nhiều lúc lười học, ngồi trong lớp em chỉ mong nghe được tiếng trống to và rõ của bác bảo vệ. Ban ngày, bác ngồi ở bốt bảo vệ cổng trường, không cho học sinh nào trốn tiết hay bỏ ra ngoài chơi. Cũng không để cho người lạ, không phận sự được vào trường mà không có sự cho phép của ban giám hiệu. Đến chiều tối, khi mọi người đã về hết, bác lại cầm chiếc đèn pin đi dọc các hành lang lớp học để kiểm tra. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm cao và một sức khỏe bền bỉ. Bởi ngày nào cũng vậy, ngày nắng cũng như ngày mưa, bác đều phải đi tuần quanh trường, đảm bảo sự an toàn của ngôi trường này. Đôi khi, thấy có những bạn học sinh cá biệt trèo cây hay ngắt hoa, làm hỏng đồ của trường bác lại tới, nghiêm khắc phê bình những bạn đó và dặn dò các bạn không được phá hoại của công. Cũng nhờ có bác mà cây cối trong trường luôn được tươi tốt. Bởi không chỉ bảo vệ cây không để cho các bạn học sinh cá biệt phá hoại, mà ngày nào, vào buổi sáng bác cũng đi tưới nước cho các cây trong trường
Tham khảo: ( Bảo vệ)
Người gắn bó với chúng em ở ngôi trường tiểu học này không chỉ có thầy cô giáo mà còn có cả bác bảo vệ của trường em nữa. Bác là người giữ cho ngôi trường của em luôn được đảm bảo an toàn và bình yên. Với em bác bảo vệ như một người hùng giữ trường vậy.
Em không rõ bác đã gắn bó với ngôi trường này bao lâu rồi, chỉ biết là khi em chập chững bước chân vào trường thì đã thấy bác. Bác năm nay cũng đã gần 60 tuổi rồi nhưng trông bác vẫn phong độ lắm. Dáng người bác cao và đậm, trông rất khỏe mạnh. Bác có một đôi tay rất to và chắc nịch. Vậy nên mỗi lần bác gõ trống, em đều nghe thấy tiếng trống to, vang mà dứt khoát lắm. Bác có một khuôn mặt trông rất hiền. Cứ mỗi lần chúng em đi qua cổng trường, chào bác là bác lại nở một nụ cười rất tươi như đáp lại lời chào của chúng em. Nhưng thỉnh thoảng khi có học sinh đi học muộn thì khuôn mặt ấy của bác lại nghiêm lại. Đôi mắt của bác đen ẩn bên dưới hàng lông mày rậm. Vầng trán cao, nhưng mỗi khi bác cười hay nhíu mày thì những nếp nhăn lại xuất hiện đầy trên trán.
Bác là một người rất tận tâm với công việc. Công việc hàng ngày của bác đó là đánh trống báo hiệu giờ vào lớp, giờ ra chơi, giờ tan học và bảo vệ ngôi trường 24/7. Mỗi ngày, đều rất đúng giờ, không nhanh một phút cũng chẳng chậm một giây, bác lại dùng chiếc rùi trống bằng gỗ, gõ những hồi trống báo hiệu cho chúng em. Nhiều lúc lười học, ngồi trong lớp em chỉ mong nghe được tiếng trống to và rõ của bác bảo vệ. Ban ngày, bác ngồi ở bốt bảo vệ cổng trường, không cho học sinh nào trốn tiết hay bỏ ra ngoài chơi. Cũng không để cho người lạ, không phận sự được vào trường mà không có sự cho phép của ban giám hiệu. Đến chiều tối, khi mọi người đã về hết, bác lại cầm chiếc đèn pin đi dọc các hành lang lớp học để kiểm tra. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm cao và một sức khỏe bền bỉ. Bởi ngày nào cũng vậy, ngày nắng cũng như ngày mưa, bác đều phải đi tuần quanh trường, đảm bảo sự an toàn của ngôi trường này. Đôi khi, thấy có những bạn học sinh cá biệt trèo cây hay ngắt hoa, làm hỏng đồ của trường bác lại tới, nghiêm khắc phê bình những bạn đó và dặn dò các bạn không được phá hoại của công. Cũng nhờ có bác mà cây cối trong trường luôn được tươi tốt. Bởi không chỉ bảo vệ cây không để cho các bạn học sinh cá biệt phá hoại, mà ngày nào, vào buổi sáng bác cũng đi tưới nước cho các cây trong trường.
Chính vì thế mà ở trường em ai cũng yêu quý bác bảo vệ. Nhờ có bác mà trường em luôn được xanh tươi và duy trì hoạt động một cách an toàn.
Có một người vẫn lặng lẽ đêm ngày gắn bó với mái trường thân yêu, bảo vệ sự an toàn cho trường. Có một người luôn hết lòng với những công việc hành chính của trường. Đó chính là bác bảo vệ. Em rất yêu quý bác Lâm - bác bảo vệ trường em.