K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2021

A

14 tháng 12 2021

A

Câu 1: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã thực hiện chính sách gì để tổchức bộ máy cai trị?A. Chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.B. Chia Âu lạc thành nhiều châu để dễ bề cai quản.C. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị đến cấp huyện.D. Chia Âu Lạc thành 3 quân, sáp nhập vào quân Giao Chỉ.Câu 2: Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính...
Đọc tiếp

Câu 1: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã thực hiện chính sách gì để tổ
chức bộ máy cai trị?
A. Chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
B. Chia Âu lạc thành nhiều châu để dễ bề cai quản.
C. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
D. Chia Âu Lạc thành 3 quân, sáp nhập vào quân Giao Chỉ.
Câu 2: Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách nào để bóc lột nhân dân ta?
A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt
B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi
C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra
D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ
Câu 3: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là
A. địa chủ với nông dân.
B. tư sản với công nhân.
C. quý tộc với nông dân.
D. nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Câu 4: Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục
đích cuối cùng là gì?
A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng
B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc
C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán
D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc
Câu 5: Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục
theo người Hán nhằm mục đích gì?   
A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông
B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta
C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa

D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta

2
13 tháng 12 2021

1. A

2. A

3, D

4. A

5. C

14 tháng 12 2021

A

A

D

A

C

7 tháng 12 2019

Đáp án C

7 tháng 6 2017

Đáp án A

17 tháng 3 2018

Đáp án B

3 tháng 4 2017

Chọn A

15 tháng 1 2019

*Bảng các tên gọi khác nhau của nước ta theo từng giai đoạn bị phương Bắc đô hộ.

Thời gian

Triều đại đô hộ

Tên gọi

Đơn vị hành chính

Năm 179 TCN

Nhà Triệu

Sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.

Năm 111 TCN

Nhà Hán

Châu Giao

Chia làm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

Đầu thế kỉ III

Nhà Ngô

Giao Châu

Tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).

Đầu thế kỉ VI

Nhà Lương

Giao Châu

Chia nước ta thành: Châu Giao, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.

Năm 679 - thế kỉ X

Nhà Đường

An Nam đô hộ phủ

Gồm: Các châu Ki Mi, Phong Châu, Giao Châu, Trường Châu, Ái Châu, Diễn Châu, Hoan Châu, Phúc Lộc Châu.


15 tháng 1 2019

* Hai Bà Trưng:

- Là những người đầu tiên lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.

- Bước đầu xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.

- Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy.

- Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.

* Lý Bí:

- Lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập dân tộc.

- Xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân.

- Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.

* Triệu Quang Phục:

- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Lương thắng lợi, bảo vệ chủ quyền của nước Vạn Xuân.

- Tiếp tục xây dựng nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ thêm một thời gian.

* Khúc Thừa Dụ:

- Lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị nhà Đường, căn bản kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của đất nước ta.

- Đặt nền móng xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

* Ngô Quyền:

- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

- Là người mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, có những đóng góp quý báu vào nghệ thuật quân sự Việt Nam.

29 tháng 2 2016

Sự hoàn thiện của tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta trong các thế kỉ X-XV:

*Thời Ngô, Đinh – Tiền Lê: Thời kì bước đầu xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai

- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, thành lập chính quyền mới. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại Cổ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Một nhà nước quân chủ sơ khai ra đời, bao gồm ba ban: võ ban, văn ban và tăng ban.

- Nhà Tiền Lê củng cố hơn nữa bộ máy nhà nước trung ương, chia nước làm 10 đạo.

- Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ chuyên chế được xây dựng nhưng vẫn còn sơ khai.

*Thời Lý, Trần, Hồ: Thời kì từng bước hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà nước phong kiến độc lập.

- Các triều đại kế tiếp: Lý, Trần, Hồ ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị.

- Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt.

- Chính quyền trung ương từng bước hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất. Giúp vua trị nước có Tể tướng, các đại thần, các chức hành khiển. Ngoài ra, còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.

- Đất nước được chia thành nhiều lộ do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần, Hồ) cai quản. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương.

- Ban đầu quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. Về sau, thi cử là nguồn tuyển chọn chính.

- Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ chuyên chế từng bước được hoàn chỉnh; tuy nhiên, mức độ chuyên chế chưa cao.

*Thời Lê sơ: Thời kì nhà nước quân chủ Đại Việt đạt đến đỉnh cao

- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đặt tên nước là Đại VIệt. Nhà nước mới được xây dựng theo mô hình thời Trần, Hồ.

- Vào những năm 60, đất nước đã ổn định. Vua Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính.

- Ở trung ương, các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Sáu bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước.

- Ở địa phương: chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ti phụ trách các lĩnh vực, dân sự và kiện tụng. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở.

- Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử.

- Cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông đã khiến quyền lực của chính quyền trung ương được tăng cường. Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao.