K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2021

Điệp từ: chưa ngủ

Tác dụng:

Em tham khảo:

• Cảnh khuya đẹp như vẽ, như bức tranh sơn thủy hữu tình, khiến cho thi nhân chưa thể ngủ, bộc lộ tình yêu thiên nhiên của nhà thơ. Từ "chưa ngủ" được lặp lại trực tiếp bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhà thơ Hồ Chí Minh thể hiện lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Người.

3 tháng 12 2021

điệp từ:chưa ngủ

22 tháng 12 2021

- Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.

22 tháng 12 2021

từ như so sánh nữa nha

 

điệp ngữ:chưa ngủ : điệp ngữ vòng

26 tháng 12 2021

Chưa ngủ

Câu 3. Đọc 2 câu thơ cuối: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.a. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp so sánh trong câu thơ thứ ba.b. Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ cuối? Nguyên nhân nảy sinh tâm trạng ấy là gì?c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong hai câu thơ trên.d. Em hiểu “nỗi nước nhà” là gì? Qua...
Đọc tiếp

Câu 3. Đọc 2 câu thơ cuối: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

a. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp so sánh trong câu thơ thứ ba.

b. Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ cuối? Nguyên nhân nảy sinh tâm trạng ấy là gì?

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong hai câu thơ trên.

d. Em hiểu “nỗi nước nhà” là gì? Qua đó, em hiểu thêm gì về con người của Bác?

e. Kể tên bài thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn 6 cũng nói về một đêm không ngủ của Bác, ghi rõ tên tác giả?

Câu 4: .Viết đoạn văn từ 5 -7 câu nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ “Cảnh khuya”.

HS viết đoạn

*Gợi ý:

- Bài thơ : “ Cảnh khuya” viết trong thời gian nào? 

- Thời gian đó có gì đặc biệt?

- Trong hoàn cảnh ấy Bác đã làm gì?

- Bài thơ giúp em hiểu gì về con người Bác?

 

nhanh nha mấy bn

0
20 tháng 6 2016

 Các biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ.
- Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người.
- Điệp từ "lồng" với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc…
- Điệp ngữ "chưa ngủ" mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.
=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người.

26 tháng 8 2016
  • Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người. 
  • Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc… 
  • Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước. 

=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người. 

1 tháng 12 2016

- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:
+ Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”.
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.

- Tác dụng:
+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.