K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0

Câu 1:

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Câu 2:

Các phương thức biểu đạt:Tự sự+Biểu cảm

Câu 3:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.

Nhân hóa vầng trăng trở thành “tri kỉ” người gần gũi, gắn bó, thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảnh.
 
+ Trăng trở thành người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau của chiến tranh bằng ánh sáng tươi mát, hiền hòa.
+ Trăng là người bạn đồng hành, đồng cam cộng khổ với người chiến sĩ, trăng chính là hiện thân của quá khứ chan hòa tình nghĩa.

24 tháng 9 2018

Khổ thơ đầu bài sang thu vừa giản dị gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự chuyển giao mùa. Nhà thơ nhận ra tín hiệu thu sang trong ngọn gió thu mang theo luồng hương ổi chín ngào ngạt khiến tác giả phải thốt lên: “Bỗng nhận ra hương ổi”. Như một sự phát hiện tạo ra thú vị và bất ngờ cho tác giả, đó cũng là cách tác giả muốn thu hút sự tập trung của mọi giác quan để cảm nhận hết vẻ đẹp mùa thu. Hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ” bắt lấy được cái hồn của thời gian, thời gian tưởng như vô hình bây giờ hiện hữu thành hình ảnh làn sương thu mỏng manh, chảy trôi chầm chậm như còn lưu luyến, quấn quýt những con ngõ nhỏ. Chính điều đó khiến tác giả cũng mơ hồ “hình như” gợi cảm xúc tác giả về bước chuyển mùa đầy bâng khuâng, xao xuyến. Khổ thơ đầu thật đẹp gợi lên được những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc giao mùa.

7 tháng 6 2017

Khổ thơ đầu bài sang thu vừa giản dị gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự chuyển giao mùa. Nhà thơ nhận ra tín hiệu thu sang trong ngọn gió thu mang theo luồng hương ổi chín ngào ngạt khiến tác giả phải thốt lên: “Bỗng nhận ra hương ổi”. Như một sự phát hiện tạo ra thú vị và bất ngờ cho tác giả, đó cũng là cách tác giả muốn thu hút sự tập trung của mọi giác quan để cảm nhận hết vẻ đẹp mùa thu. Hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ” bắt lấy được cái hồn của thời gian, thời gian tưởng như vô hình bây giờ hiện hữu thành hình ảnh làn sương thu mỏng manh, chảy trôi chầm chậm như còn lưu luyến, quấn quýt những con ngõ nhỏ. Chính điều đó khiến tác giả cũng mơ hồ “hình như” gợi cảm xúc tác giả về bước chuyển mùa đầy bâng khuâng, xao xuyến. Khổ thơ đầu thật đẹp gợi lên được những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc giao mùa.