K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2018

theo em mẹ Rốp Bi không nghe duoc tieng dan cua cau . vi me Rop Bi bi điếc  

Vết sẹo Chú bé đưa cho người mẹ tờ giấy mời họp cha mẹ học sinh của trường. Lạ thay, khi mẹ bảo sẽ tham dự, chú bé lộ vẻ sững sờ. Đây là lần đầu tiên bạn học và cô giáo có dịp gặp mặt mẹ, mà chú thì chẳng muốn chút nào. Chú rất ngượng ngập vì vẻ ngoài của mẹ. Mặc dù khá xinh đẹp nhưng bên má phải của bà có một vết sẹo rất lớn. Chú bé chưa bao giờ hỏi tại sao...
Đọc tiếp

Vết sẹo

 

Chú bé đưa cho người mẹ tờ giấy mời họp cha mẹ học sinh của trường. Lạ thay, khi mẹ bảo sẽ tham dự, chú bé lộ vẻ sững sờ. Đây là lần đầu tiên bạn học và cô giáo có dịp gặp mặt mẹ, mà chú thì chẳng muốn chút nào. Chú rất ngượng ngập vì vẻ ngoài của mẹ. Mặc dù khá xinh đẹp nhưng bên má phải của bà có một vết sẹo rất lớn. Chú bé chưa bao giờ hỏi tại sao và trong trường hợp nào mà mẹ bị như vậy.

Suốt buổi họp, chẳng ai để ý đến vết sẹo ấy mà chỉ ấn tượng về vẻ duyên dáng và phong cách cư xử ấm áp của bà. Tuy vậy, chú bé vẫn bối rối và lẫn tránh mọi người. Tình cờ, chú nghe lõm được câu chuyện giữa mẹ và cô giáo chủ nhiệm :

 – Dạ, vì sao bà bị vết sẹo trên mặt ạ? – Cô giáo rụt rè hỏi.

 – Khi con trai tôi còn đỏ hỏn, nó kẹt trong căn phòng bị hỏa hoạn. Lửa bén dữ quá nên không ai dám xông vào, thế là tôi liều mình. Vừa lao chạy tới bên nôi của cháu, tôi thấy một thanh xà sắp rơi xuống. Không kịp suy nghĩ, tôi liền ghé thân che cho con rồi bất tỉnh luôn. May mà một anh cứu hỏa đến kịp và cứu hai mẹ con tôi ra. Vết sẹo đã thành vĩnh viễn nhưng tôi không bao giờ hối hận về điều đó.

Nghe xong, chú nhỏ ùa tới ôm chầm lấy mẹ, nước mắt lưng tròng. Người cậu run lên vì xúc động. Đức hy sinh của mẹ thanh cao quá! Cả ngày, chú bé cứ nắm riết lấy mẹ không rời.

Theo Những hạt giống tâm hồn

Em học được điều gì sau khi đọc xong câu chuyện kể trên ?

 

GIÚP MIK VỚI!!!GẤP GẤP!XIN CÁC BN ĐÓ!!AI TRẢ LỜI ĐÚNG MIK TICK CHO!!!

5
23 tháng 5 2018

Em học được :

Dù mẹ có như thế nào thì chúng ta cũng phải yêu thương mẹ vì mẹ đã dành cả nửa cuộc đời để yêu thương , chăm sóc chúng ta.Trong câu chuyện trên mẹ chú bé đã hy sinh khuôn mặt vì chú bé nhưng chú bé lại không hề biết điều này.

Em muốn nhắn nhủ đến các bạn:

Trên đời này không có ai hoàn hảo cả nên đừng cảm thấy xấu hổ vì điều đó.Quan trọng là tính nết bên trong . Cho nên người ta có câu :"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn."

22 tháng 5 2018

Sau khi đọc câu chuyện em chợt nhận ra rằng em đang tốn thời gian đọc câu chuyện đó :v

1. Đọc thầm bài văn sau:Mừng sinh nhật bàNhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm...
Đọc tiếp

1. Đọc thầm bài văn sau:

Mừng sinh nhật bà

Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.

Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.

Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.

Theo Cù Thị Phương Dung

2. Trả lời câu hỏi: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?

A. 7 bữa tiệc

B. 6 bữa tiệc

C. 5 bữa tiệc

D. 4 bữa tiệc

Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.

B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.

C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.

D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.

Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.

B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

C. Viết thiếp mời giúp chị em.

D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.

Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?

A. Vì hôm đó bà rất vui.

B. Vì hôm đó các cháu rất vui.

C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.

D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.

Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?

A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.

B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.

C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.

D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì?

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Câu 7: Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là:

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Quan hệ từ

Câu 8: Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.

Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn?

..........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?

............................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

4
12 tháng 5 2019

Câu 1: A. 7 bữa tiệc

Câu 2: D. Vì mấy năm nay chị em đã lớn và đều muốn làm một việc cho bà vui

Câu 3: B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

Câu 4: D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui

Câu 5: C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được phải biết quan tâm đến người già trong gia đình

Câu 7: B. Động từ

9 tháng 5 2021

A, D, B, D, C

Trường Tiểu học Tứ MinhHọ tên:................................................... Lớp: 5 …………BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2016 - 2017 Môn: TIẾNG VIỆT – Lớp 5 Điểm    Đ:    V:  TB:Nhận...
Đọc tiếp

Trường Tiểu học Tứ Minh

Họ tên:...................................................

 Lớp: 5 …………

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II

 Năm học: 2016 - 2017

 

Môn: TIẾNG VIỆT – Lớp 5

 

Điểm

    Đ:

    V:

  TB:

Nhận xét

 

......................................................................................................................................................

 

......................................................................................................................................................

 

 

GV coi:……………………….……………… GV chấm:………………………….………………

 

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7điểm) (20 phút)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng sáo diều

          Không biết tự bao giờ, mùa hạ in đậm trong tôi. Đó là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.

          Mỗi buổi chiều, khi những tia nắng chói chang tắt dần cũng là lúc tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả diều trong buổi chiều lộng gió, được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng hò reo của bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê. Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ.

          Tôi xa cánh diều tuổi thơ đã khá lâu... Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

Một mùa hè lại đến. Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã. Tôi bắt gặp hình ảnh những cậu bé đang mải mê vót nan tre uốn cánh diều giống tôi ngày trước. Bất chợt, tiếng sáo diều vi vút lên ngân nga trê cánh đồng yên ả khiến tôi sững người. Tôi đã nhận ra bao điều trong tiếng sáo ấy... Ôi, sáo diều ... có lẽ sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời này ...

Nguyễn Anh Tuấn

Câu 1: Tại sao mùa hạ lại in đậm trong tâm trí tác giả?(0,5 đ)

a. Vì mùa hạ là tác giả được nghỉ hè.

b. Vì mùa hạ là tác giả được về thăm quê.

c. Vì mùa hạ là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.

Câu 2: Dựa vào bài đọc, xác dịnh những điều nêu dưới đây là đúng hay sai? Khoanh tròn vào “đúng” hoặc “sai”. (0,5 đ)

Bọn trẻ thường thả diều vào thời gian nào trong ngày?

Buổi chiều, khi ánh nắng chói chang tắt dần

Đúng / Sai

Buổi chiều, khi trời nổi gió to

Đúng / Sai

Buổi sáng, khi trời mát mẻ

Đúng / Sai

Câu 3: Tiếng sáo diều được miêu tả bằng những chi tiết nào?(0,5 đ)

a. Không có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào so sánh nổi với tiếng sáo diều.

b. Tiếng sáo diều thánh thót ngân nga giữa cánh đồng.

c. Tiếng sáo diều trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè.

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ thích hợp để được ý đúng: (0,5 đ)

Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những ..................................................................... đi tìm về kí ức tuổi thơ.

Câu 5: Tiếng sáo diều khiến tác giả sững người và nhận ra bao điều ....Đặt mình vào vai tác giả, em hãy viết những điều mình nhận ra khi nghe tiếng sáo diều:(1 đ)

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 6: Em có ước mơ gì sau khi đọc câu chuyện trên của tác giả? (1 đ)

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 7:Từ nào viết đúng chính tả (0,5 đ)

a. giục giã              b. dục dã              c. rục rã                 d. giục rã

Câu 8: Xác định CN - VN trong câu sau (0,5 đ)

Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

..........................................................................................................................................

Câu 9:Dấu phẩy trong câu sau được dùng để làm gì? (1 đ)

Bất chợt, tiếng sáo diều vi vút lên ngân nga trê cánh đồng yên ả khiến tôi sững người.

Câu 10:Đặt 1 câu có sử dụng dấu hai chấm với tác dụng liệt kê.(1 đ)

B – Kiểm tra viết: (10 điểm )

1. Chính tả ( 2 điểm): GV đọc cho HS viết đoạn 1, 2 bài: " Qua những mùa hoa" (Sách TV5, tập 2, trang 98).

2. Tập làm văn  ( 8 điểm)

            “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo/ Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền.” Hãy tả lại cô giáo (thầy giáo) đã dạy em trong 5 năm học vừa qua mà em yêu quý nhất.

3
30 tháng 4 2018

Mk làm những chỗ mk bít còn đâu mn giúp mình nha

30 tháng 4 2018

HƯỚNG DẪN CHẤM

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

 

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)

Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu.

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát.

c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)

Câu

1

2

3

7

Đáp án

C

Đ/S/S

A, C

A

Câu 4: tâm hồn.

Câu 8: Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

                      CN                                                   VN

Hoặc: Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

                      CN                                      VN1                                  VN2

Câu 9: Dấu phẩy trong câu trên dùng để ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu.

Câu 10: HS đặt câu đúng yêu cầu, trình bày đúng mẫu cho 1 đ. Dầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm trừ nửa số điểm.

BKiểm tra viết: (10 điểm)            

1. Chính tả nghe – viết:  (2 điểm) (15 phút)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn: 2 điểm.

- Học sinh viết mắc 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định,...) : trừ 0,5 điểm.

2.  Tập làm văn ( 8 điểm)

a) Mở bài: 1 điểm

b) Thân bài: 4 điểm

- Nội dung: 1,5 điểm

- Kĩ năng: 1,5 điểm

- Cảm xúc: Nêu được tình cảm với người mình tả: 1 điểm

c) Kết bài: 1 điểm

- Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm

- Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm

- Sáng tạo: 1 điểm

Bài  1: Đọc đoạn  văn  sau: “Lý Công Uẩn là người con của vùng Kinh Bắc xưa. Từ nhỏ, Lí Công Uẩn đã nổi tiếng thông minh, hiểu biết trước tuổi và đã biểu lộ một tính cách khác người. Một hôm, nhà sư họ Lý sai Công Uẩn đem oản đặt lên bàn thờ cúng Phật. Cậu bé đã khoét oản ăn trước…”a/ Xác định thành phần của từng câu ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)b/Ghi lại các...
Đọc tiếp

Bài  1:

 Đọc đoạn  văn  sau:

 “Lý Công Uẩn là người con của vùng Kinh Bắc xưa. Từ nhỏ, Lí Công Uẩn đã nổi tiếng thông minh, hiểu biết trước tuổi và đã biểu lộ một tính cách khác người. Một hôm, nhà sư họ Lý sai Công Uẩn đem oản đặt lên bàn thờ cúng Phật. Cậu bé đã khoét oản ăn trước…”

a/ Xác định thành phần của từng câu ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)

b/Ghi lại các quan hệ từ có trong đoạn văn trên:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 2 : Đặt dấu chấm, dấu phẩy  vào đoạn sau cho đúng chỗ.

     Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây

còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dẩn rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ

hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát

 

 Bài 3: Cho ví dụ sau:

         Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất

         Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.

    a.Gạch chân cặp từ trái nghĩa trong ví dụ trên.

    b.Trong cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ,từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 4: Những từ đeo , cõng , vác , ôm  có thể thay thế cho từ địu trong dòng thơ thứ hai đư­ợc không? Vì sao?

Nhớ ng­ười mẹ nắng cháy l­ưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 5: Câu nào có nội dung diễn đạt chưa hợp lí? Hãy sửa lại

         A. Tuy vườn nhà em nhỏ nhưng có rất nhiều cây ăn quả.

          B. Vì mẹ bị ốm nên mẹ đã làm việc quá sức.                      

          C. Cây đổ vì gió lớn.

          D. Mặc dù nhà ở gần trường nhưng Nam vẫn đến lớp muộn.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

2
11 tháng 2 2020

Bài 1:

(1) Lý Công Uẩn / là người con của vùng Kinh Bắc xưa.

        CN                                   VN

(2) Từ nhỏ,/  Lí Công Uẩn / đã nổi tiếng thông minh, hiểu biết trước tuổi và đã biểu lộ một tính cách khác

TN                   CN                                                    VN

người.

(3) Một hôm, / nhà sư họ Lý / sai Công Uẩn đem oản đặt lên bàn thờ cúng Phật.

          TN                     CN                                        VN

(4) Cậu bé / đã khoét oản ăn trước.

         CN                       VN

b. Quan hệ từ có trong đoạn văn là: và (ở câu 2)

11 tháng 2 2020

Bài 2: 

Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời. Sau rặng tre đen của làng xa, mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát.

Bài 3: 

a. cặp từ trái nghĩa: tối >< sáng

b. Từ "tối" được dùng theo nghĩa gốc, từ "sáng" được dùng theo nghĩa chuyển.

Bài 4: 

Các từ đeo, cõng, vác, ôm không thể thay thế cho từ "địu" vì bản thân từ "địu" diễn tả người mẹ vừa mang con trên lưng vừa phải làm việc, cho thấy sự vất vả khó nhọc của người Việt Bắc trong những năm kháng chiến. Các từ đeo, cõng, vác, ôm không diễn tả nghĩa như vậy.

Bài 5: 

B. Mẹ bị ốm vì đã làm việc quá sức.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.TIẾNG VỌNG RỪNG SÂUMột cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũngcạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọnglại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vìsao từ trong...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng
cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọng
lại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vì
sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói:“ Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu
người.” Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại:“Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới
giải thích cho con hiểu:“ Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì ắt sẽ gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu
thương người thì người cũng yêu thương con.”

( Theo Quà tặng cuộc sống)

1. Hãy tìm trong văn bản trên năm từ ghép. (0,5đ)

2. Tìm một cặp từ trái nghĩa trong văn bản và đặt câu với mỗi từ đó. (1đ)

GV: Lê Thị Vân Anh (THCS Cầu Giấy)
3. Giải thích nghĩa của từ “ yêu thương”. Theo em, tại sao tác giả của văn bản này lại khẳng
định “Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. Bài học sâu sắc nhất
mà em cảm nhận được từ văn bản này là gì? (3đ)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng
cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ trong khu rừng có tiếng vọng
lại:“Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không hiểu được vì
sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói:“ Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu
người.” Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại:“Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới
giải thích cho con hiểu:“ Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì ắt sẽ gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu
thương người thì người cũng yêu thương con.”

( Theo Quà tặng cuộc sống)

1. Hãy tìm trong văn bản trên năm từ ghép. (0,5đ)

2. Tìm một cặp từ trái nghĩa trong văn bản và đặt câu với mỗi từ đó. (1đ)
3. Giải thích nghĩa của từ “ yêu thương”. Theo em, tại sao tác giả của văn bản này lại khẳng
định “Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. Bài học sâu sắc nhất
mà em cảm nhận được từ văn bản này là gì? (3đ)

ai giúp mik với mik có ba máy nên sẽ tickcho 3 cái

0
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN      Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.      Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : "Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?". Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô...
Đọc tiếp

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

      Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.

      Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : "Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?". Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

      “Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên : "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ". Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

      Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn : "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !". Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

      Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

      "Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay." — Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe ?

(Hoàng Phương)

(Hoàng Phương)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên ?

a. Vì cô không có quần áo đẹp.

b. Vì cô không có ai chơi cùng.

c. Vì cô bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca.

Câu 2. Cuối cùng trong công viên cô bé đã làm gì ?

a. Suy nghĩ xem tại sao mình không được hát trong dàn đồng ca.

b. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.

c. Ngồi trò chuyện với cụ già.

Câu 3. Cụ già đã nói gì và làm gì ?

a. Cụ nói : “Cháu hát hay quá ! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ.”

b. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.

c. Trong nhiều năm, cụ vẫn đến công viên ngồi chăm chú lắng nghe cô bé hát.

Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì ?

a. Cụ già đã qua đời.

b. Cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô hát lại là một người bị điếc, không có khả năng nghe.

c. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.

5. Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện ?

a. Là một người kiên nhẫn.

b. Là một con người hiền hậu.

c. Là một con người nhân hậu, luôn biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác . 
 

6
29 tháng 6 2020

Câu 1: c

Câu 2: b

Câu 3: c

Câu 4: b

Câu 5: c

29 tháng 6 2020
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
cbabc
I. Đọc thành tiếng II. Đọc hiểu Cho văn bản sau: HAI MẸ CON     Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.     Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng
II. Đọc hiểu
Cho văn bản sau:

HAI MẸ CON

    Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.

    Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.

    Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ.

    Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành. Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”

    Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu.

    Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.

    Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!

(Theo: Nguyễn Thị Hoan)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1 (1 điểm):

a,(0,5 điểm) Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để được ý đúng: Phương thương mẹ quá! Nó quyết định .... cách ký tên.

A. học cho thành tài để giúp mẹ

B. học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ

C. học thật giỏi để giúp mẹ

D. học để thành cô giáo và dạy mẹ

b. (0,5) Phương đến lớp trễ vì:

A. Phương thức dậy trễ.

B. Mẹ đưa đi học muộn.

C. Phương bận giúp mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện.

D. Xe của mẹ bị hỏng giữa đường.

Câu 2. (1 điểm) Về nhà sau buổi đi học muộn, thái độ của Phương như thế nào?

Câu 3. (1 điểm) Dấu phẩy trong câu: “Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp.” có tác dụng:

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

Câu 4. (1 điểm) Em hãy xác định thành phần câu trong câu ghép sau:

Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy.

Câu 5 (1 điểm)

a,(0,5 điểm) Khi biết chuyện, ngày hôm sau mẹ đã:

A. Không làm điều gì cả.

B. Gọi điện thoại xin lỗi cô giáo.

C. Đến lớp nói cho cô giáo biết lí do Phương đến lớp trễ.

D. Chở Phương và cô giáo đến thăm cụ Tám.

b. (0,5 điểm) Em hãy chọn từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:

Đi vắng, bố nhờ người .............................. giúp nhà cửa.

(chăm sóc; săn sóc; trông coi)

Câu 6. (1 điểm)

a. (0,5 điểm)Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đồng nghĩa?

A. gian lều cỏ tranh/ ăn gian nói dối.

B. một giấc mơ đẹp/ rừng mơ sai quả.

C. hạt đỗ nảy mầm/ xe đỗ dọc đường.

D. cánh rừng gỗ quý/ cánh cửa hé mở.

b. (0,5 điểm) Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành câu ghép sau, xác định chủ ngữ - vị ngữ trong các vế câu:

Gió càng to, ...

Câu 7 (1 điểm) Nếu em là Phương, em sẽ nói với mẹ là:

259
15 tháng 5 2021

Bạn ơi đề bài là gì v ?

15 tháng 5 2021

ko ranh ok

Đề thi học kì 1 lớp 5 môn tiếng Việt - Đề 1Câu 1: (4 điểm): Cho đoạn văn sau:"Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng...
Đọc tiếp

Đề thi học kì 1 lớp 5 môn tiếng Việt - Đề 1

Câu 1: (4 điểm): Cho đoạn văn sau:

"Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng thức dậy gáy te te."

Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên và xếp chúng theo các loại: láy tiếng, láy âm, láy cả âm và vần.

Câu 2: (4 điểm): Hãy tìm nghĩa của từ "đánh" trong các cụm từ sau:

đánh đàn, đánh tiếng, đánh giày, đánh cờ, đánh cá, đánh chén.

Câu 3: (4 điểm): xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a, Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên.

b, Khi mẹ về, cơm nước đã xong xuôi.

c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.

d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.

Câu 4: (4 điểm): Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau:

Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít... Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn.

Câu 5: (9 điểm): Trong bài "Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ" nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:

"Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời ..."

Em hiểu thế nào là "Những em bé lớn trên lưng mẹ"? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên?

1
26 tháng 12 2018

Câu 1: (4 điểm): Cho đoạn văn sau:

"Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng thức dậy gáy te te."

Láy âm đầu : không khi , râm ran . 

Láy vần : thung lũng 

Láy cả âm lẫn vần : lành lạnh , phành phạch , lanh lảnh , te te .

Câu 2: (4 điểm): Hãy tìm nghĩa của từ "đánh" trong các cụm từ sau:

đánh đàn : dùng tay gẩy nhẹ dây đàn .

đánh tiếng : ko biết

đánh giày : cầm cái bàn chải để quết chất đen lên đôi giày cho nó mới , sáng bóng

đánh cờ : chơi bộ bàn cờ

đánh cá : bắt con vật ở dưới biển gọi chung là cá 

đánh chén : ăn 

Câu 3: (4 điểm): xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a, Dưới ánh trăng,/ dòng sông // sáng rực lên.

            Trạng ngữ       /     Chủ ngữ         //      Vị ngữ

b, Khi mẹ về, / cơm nước  // đã xong xuôi.

         Trạng ngữ /    Chủ ngữ     // Vị ngữ

c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồn,/ cả nhà//ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.

                              Trạng ngữ   / Chủ ngữ      //                              Vị ngữ

d, Buổi sáng, / núi đồi, thung lũng, làng bản //chìm trong biển mây mù.

             Trạng ngữ /                      chủ ngữ                           // Vị ngữ 

Câu 4: (4 điểm): Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau:

Mùa xuân ,cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít... Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn.

Câu 5: (9 điểm): Trong bài "Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ" nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:

"Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời ..."

Em hiểu thế nào là "Những em bé lớn trên lưng mẹ"? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên?

Câu cuối ko bt

Hk tốt 

 theo tôi câu chuyện này tuy ngắn nhưng hết sức cảm động. Một tấm lòng yêu thương, biết quan tâm đến người khác, làm tất cả chỉ vì họ. Cậu bé ấy không nói muoonss được chiếc xe, làm cho ta cảm thấy ngạc nhiên rồi để ta ngẫm nghĩ veeff cuộc sống này.  Một câu chuyện hay và ý nghĩa về tình yêu thương

học tốt

#mọt