Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua đoạn thơ, người cha muốn nói với con: khi lớn lên và từ giã thời thơ ấu, con sẽ bước vào cuộc đời thực có nhiều thử thách nhưng cũng đáng tự hào. Để có được hạnh phúc, con phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng đôi tay và khối óc của chính bản thân mình (không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện đời xưa, nhờ sự giúp đỡ của Ông Bụt, Bà Tiên…). Nhưng hạnh phúc mà con tìm được trong đời thực sẽ thật sự là của con (do chính bàn tay và khối óc của con làm ra), sẽ đem đến cho con niềm tự hào kiêu hãnh.
Đoạn thơ trên, người cha muốn nói với con rằng: Khi con lớn, từ giã tuổi ấu thơ để bước vào cuộc đời thực với biết bao thử thách nhưng rất tự hào. Để có hạnh phúc, người cha muốn nói rằng con phải trải qua bao khó khăn, vất vả bằng chính đôi bàn tay và khối óc của con. Hạnh phúc do chính con tạo dựng đó là cuộc sống thực của con và đó là niềm sung sướng nhất đời con.
Bài thơ năm chữ ' Sang năm con lên bảy" của Vũ Đình Minh mang giọng điệu như một khúc đồng giao. Người Cha vui sướng nhìn con thơ lớn khôn từng ngày và bước dần vào hành trình tuổi thơ, hành trình tuổi học đường.
"Sang năm con lên bẩy" nghĩa là năm nay con mới chỉ sáu tuổi. Con còn nhỏ bé, ngây thơ và hồn nhiên, con chỉ "lon ton.....chạy nhảy". Tất cả muôn loài là tâm hồn trong sáng và yêu thương của con. Lòng cha dạt dào tình thương mến. Giọng thơ nhẹ nhàng thiết tha :
Sang năm con lên bẩy
Cha đưa con đến trường
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhẩy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con
Con sẽ lớn khôn dần. Thế giới thiên nhiên (chim, gió, cây....), thế giới thần tiên, cổ tích với những hoàng tử, cô Tấm, những nàng tiên, ông Bụt, những dũng sĩ, chim đại bàng biết nói..... của miền thơ ấu sẽ trở thành kỉ niệm, hoài niệm, sẽ trở thành " chuyện ngày xửa, ngày xưa....". Sang năm con lên bảy, con sẽ bước vào một hành trình mới với trang sách ngọn đèn, với mái trường, với thầy cô và bạn bé thơ ấu :
Mai rồi con lớn khôn
Chim không còn biết bói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về dây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xửa, ngày xưa
Chỉ là chuyện ngày xưa
Con sẽ lớn khôn cùng mái trường, cùng trang sách ngọn đèn, tuổi ấu thơ sẽ đi qua "Bao điều bay đi mất/Chỉ còn trong đời thật". Cuộc đời có nhiều vất vả, khó khăn. Hạnh phúc không thể cầu xin mà con phải dành lấy từ hai bàn tay của mình :
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con
"Tiếng người" là bài học cuộc sống, bài học cuộc đời. Hai bàn tay con là tri thức, là lao động sáng tạo. Lời cha nói với con thơ là bài học vô cùng sâu sắc. Có điều, Vũ Đình Minh dùng lời thơ giản dị, dễ hiểu để diễn đạt lời cha dạy con. Lời thơ như nước mát thấm sâu vào tâm hồn con nhỏ.
Hai câu thơ " Sang năm con lên bẩy/ Cha sẽ đưa tới trường" được điệp đã làm cho giọng thơ thêm ngọt ngào thiết tha, thể hiện tình yêu thương và niềm mong ước của cha đối với con thơ yêu quý.
Niềm hi vọng dạt dào được thể hiện qua bài thơ " Sang năm con lên bẩy"
Con đường tới trường đang chờ đón con thơ.
từ nhỏ con sẽ phải tự học hành để mai sau lớn khôn sẽ bước vào một thử thách nếu vượt qua sẽ rất đáng tự hào mọi điều ta danh đc đều do hai bàn tay ta làm nên ko ai giúp ta vượt qua thử thách gian nan khổ cực đó đâu nên ta phải tự làm nên nhờ chính bàn tay và công sức
bài sang năm con lên bảy nói về niềm vui sướng ,nỗi hân hoan của người con khỉ ngày đầu tiên được đến trường .Nhưng khi lớn lên niềm vui sướng đó cũng vụt bay đi mất và thay vào đó là mỗi cây cối ,con vật ,con người đều buồn tẻ .được thể hiện rất rõ qua khổ thơ 2 của bài và người ta muốn tìm thấy hạnh phúc thì hãy tìm đến bằng 2 bàn tay của chúng ta
Bài thơ "Sang năm con lên bảy" mang đến thông điệp về sự trưởng thành và nhận thức về thế giới xung quanh. Bài thơ cho thấy sự thay đổi của con khi trưởng thành, từ việc nghe thấy tiếng chung cho đến việc chỉ còn nghe tiếng người nói với con. Điều này có thể thể hiện sự mất đi của sự trong sáng và khám phá tinh thần của tuổi thơ.
Bài thơ cũng nhấn mạnh về sự khác biệt giữa thời thơ và thời trưởng thành. Chim không còn biết nói, gió chỉ biết là, cây chỉ còn là cây, đại bàng không trở về và chuyện ngày xưa chỉ là chuyện ngày xưa. Điều này cho thấy sự mất đi của sự kỳ diệu và sự ngây thơ trong cuộc sống khi trưởng thành.
Thông điệp chính của bài thơ là sự nhận thức về sự thay đổi và sự mất đi trong quá trình trưởng thành. Bài thơ khuyến khích chúng ta hãy trân trọng và tận hưởng những khoảnh khắc khắc trong tuổi thơ, vì sau này khi trưởng thành, chúng ta sẽ không còn cảm nhận được những điều kỳ diệu và thơ ngây như trước đây.
...
Thông điệp qua bài thơ: nên biết trân trọng thời thơ ấu khi bản thân ta có một trí óc sáng tạo, trái tim đơn giản dễ hạnh phúc và khi lớn lên rồi hãy sống có nghĩa sống cố gắng phát triển bản thân để "giành" được nhiều điều ta muốn như cuộc sống tốt, đạt được ước mơ, hoài bão của mình.
Ý nghĩa của bài thơ: thể hiện nên sự trân quý tuổi thơ ấu là đẹp đẽ, vui tươi, hồn nhiên nhất trong đời mỗi người và bản thân nên trân trọng thời gian được nhìn ngắm cuộc đời dù là khi nhỏ tuổi dù là khi trưởng thành; hãy luôn cố gắng để bản thân đạt được hành phúc tốt đẹp mình mong muốn.
Tham khảo:
Qua đoạn thơ cho thấy tình cảm của người cha dành cho con. Người cha muốn nói với con rằng: Thời ấu thơ là thơi gian trong sáng nhất, vui tươi nhất. Nó chứa chan bao nhiêu niề vui và nỗi buồn. Nó như một xứ sở thần tiên. Ai cũng đi qua và khi đi hết đến cánh cửa ra về ta sẽ nuối tiếc về những thứ đã qua. Nhưng khi đi qua cánh của của xứ ở ấy ta lại được đến với xứ sở khác. Trong câu " Chỉ còn trong đời thật tiếng người nói với con" như là người con đã trở về, đã bước qua xứ sở thần tiên ấy để bước tới với đời thực. Khi qua cánh cửa ấy, người cha muốn người con thật vững vàng, thật can đảm và phải biết nỗ lực. Ông muốn con mình trở nên thành đạt để hạnh phúc và tất cả điều đó đã được chứng minh ở trong những câu thơ tiếp theo. Người bố nói rằng hạnh phúc rất khó khăn, mọi điều người con đã thấy, những là con dành lấy ở hai bàn tay con tức là để có được hạnh phúc thì phải tốn công sức khổ luyện siêng năng chăm chỉ và người con đã biết rõ điều đó nhưng người bố tiếp tục ủng hộ con bằng câu chứng minh ( 2 câu cuối). Chốt lại qua đó, em thấy được sự dạy dỗ, bảo ban ân tình và tình thương con của người bố trong đoạn thơ kia.
Chúc bạn học tốt!
Tác gia đã muốn nói:mọi người ai ai cũng phải từ giã tuổi thơ để lớn khôn,ai ai cũng phải trải qua sự khó khăn vk nó sẽ giúp con người trưởng thành
thể thơ ..... !!! a là thể thơ mình hông bít hehe ^^
Bài thơ sang năm con lên bảy thuộc thể thơ 5 chữ (ngũ ngôn).