K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Không gian: bên lò lửa đỏ

- Thời gian: ngày mai, đêm đông

- Nhân vật trữ tình không tuyệt vọng, không bi lụy, nhưng tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn bằng cách gọi tên người yêu. Trong tuyết lạnh mà bất giác nghĩ về lò lửa đỏ, về mái ấm hạnh phúc gia đình, hy vọng được trở về gặp lại người yêu và quây quần bên gia đình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

Tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện qua bốn dòng thơ đầu:

- Suy nghĩ về tình yêu của mình, có sự yêu thương và độc lập, có gì đó như là một phần trong “tôi”.

- Cái tôi tác giả tự soi vào tâm hồn mình.

- Ngọn lửa tình yêu bồng cháy trong tim.

- Tác giả cho rằng tình yêu không phải là chiếm hữu mà là cho đi, nghĩ là nghĩ cho người mình yêu.

23 tháng 8 2023

Tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện qua khổ thơ đầu:

- Hai câu thơ đầu:

+ Puskin khẳng định tình yêu nồng nàn, mãnh liệt của mình bằng câu thổ lộ rất chân thành, tha thiết “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể”.

+ Khẳng định thứ tình cảm sâu sắc vẫn tồn tại trong trái tim người nghệ sĩ chưa từng đổi thay, vẫn luôn sâu sắc, nồng nàn và đơn giản chỉ bằng ba chữ “Tôi yêu em”,

=> Không phải là thứ tình cảm nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ vụng dại, mà là tình yêu chung thủy, vững bền dẫu qua bao năm tháng vẫn không hề đổi thay.

- Hai câu thơ sau:

+ Quyết tâm rời bỏ hồn “Nhưng không để em bận lòng thêm nữa/Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”.

+ Vẻ cao thượng trong nhân cách của tác giả được thể hiện một cách rõ nét, Puskin yêu và tôn trọng người mình yêu tuyệt đối, ông thà hy sinh, chấp nhận bản thân chịu đau khổ giày vò, cũng không muốn cô gái mình chịu tổn thương một chút.

+ Ẩn hiện sự kìm nén, nỗi xót xa khi buộc phải từ bỏ thứ tình yêu mà ông hằng quý trọng, nâng niu suốt một quãng thời gian dài tưởng như đã in sâu vào thịt.

12 tháng 9 2021

Tham khảo:

Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là một xã hội phong kiến đầy bất công đối với những thân phận nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ. Nỗi tủi nhục, đau đớn trước số phân truân chuyên trong tình yêu cũng là một chủ đề trong thơ ca trung đại dưới ngòi bút xót thương của những người thi nhân biết đồng cảm. Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài danh thời ấy nhưng gặp nhiều trắc trở trong tình yêu, hôn nhân. Tự tình là một bài thơ đặc sắc thể hiện nỗi đau buồn tủi trước thân phận éo le của mình. Diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ đi từ cô đơn, buồn tủi, đau đớn đến uất ức muốn vùng lên đấu tranh nhưng rồi lại trở lại sự buồn tủi không lối thoát.

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật. Với mỗi cặp câu đề – thực – luận – kết lại là một diễn biến tâm trang của nhân vật trữ tình.

Mở đầu bài thơ với hai câu thực là tâm trang cô đơn, buồn tủi của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”

“Đêm khuya” thường là lúc con người ta bắt đầu suy tư, đầy tâm trạng. Và ở đây với Hồ Xuân Hương cũng vậy. Thời điểm rất hợp với những tâm sự chất chứa trong lòng bà.Trong cái không gian tĩnh lặng, chỉ còn có thể nghe thấy âm thanh tiếng “trống canh” từ xa vọng lại, con người trở nên nhỏ bé hơn và bắt đầu nghĩ suy. Hai từ “hồng nhan” là hình ảnh hoán dụ cho nhân vật trữ tình, kết hợp với tính từ “trơ” được đảo lên đầu câu thơ như nhấn mạnh sự buồn tủi, cô đơn đến bẽ bàng của Hồ Xuân Hương. Trước không gian rộng lớn bao la cả một xã hội đầy rẫy những bất công, chỉ có nhân vật trữ tình một mình thật nhỏ bé, tủi hổ trước cuộc đời này. Đọc câu thơ, người đọc nhận thấy sự trống vắng, cô liêu trong cảnh vật và tâm trang cô đơn, buồn tủi trong tâm hồn người thi sĩ.

Tiếp sau sự cô đơn, buồn tủi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương mang một tâm trạng đau đớn đến xót xa khi mượn chén rượu để quên sầu:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"

Nhà thơ cảm thấy đau đớn hơn khi nhìn vào thân phận và bi kịch cuộc đời mình. Bà tìm đến rượu để được say nhưng thật đau lòng thay là càng uống lại càng say, say rồi lại tỉnh. Mà khi đã tỉnh thì nỗi đau về thân phận lại càng trở nên quặn thắt. Nhà thơ đưa tầm mắt ra xa để ngắm nhìn “vầng trăng” sáng, tìm kiếm một niềm vui nhỏ bé, nhưng hỡi ôi đó lại không phải một vầng trăng tròn vành vạnh, viên mãn mà lại là một vầng trăng “khuyết chưa tròn”. Nhìn lên vầng trăng “khuyết”, nhân vật trữ tình càng ý thức sâu sắc hơn về tình cảnh của mình, bi kịch tình yêu không trọn vẹn như vầng trăng khuyết kia.

Từ tâm trạng đau đớn, xót xa vô cùng, tâm trạng nhà thơ trở nên phẫn uất, muốn vùng lên đấu tranh để dành lấy tình yêu trọn vẹn:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Nhà thơ nhìn cảnh vật xung quanh chỉ thấy sự đấu tranh. Đó là từng đám “rêu” nhỏ bé xiên ngang mặt đất, là “đá mấy hòn” đâm toạc chân mây. Đến rêu và đá vô tri, vô giác kia cũng trỗi dậy phản kháng. “Rêu”, “đất”, “đá”, “mây” là hình ảnh tả thực nhưng cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tâm trang uất ức muốn bùng nổ đấu tranh của nhân vật trữ tình. Sự phản kháng mãnh liệt, muốn đấu tranh như đang trỗi dậy trong tâm trí Hồ Xuân Hương. Tâm trạng nhà thơ ở đây là tâm trạng uất hận muốn dành lấy tình yêu trọn vẹn, hạnh phúc trọn vẹn đã dâng lên cao trào, đỉnh điểm.

Sau tâm trạng cao trào muốn vùng lên đấu tranh, khát khao tình yêu hạnh phúc, nhân vật trữ tĩnh lại quay về buồn với hiện thưc phũ phàng, không lối thoát của tình duyên ngang trái:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”

Quay lại với nỗi chán chường trong lòng người thi sĩ. Cụm từ “xuân đi” đối lập với “xuân lại lại” thể hiện một sự buồn chán và tẻ nhạt trong tâm trạng thi nhân . Nhà thơ buồn tủi trước hiện thực phải san sẻ một “mảnh tình” đã nhỏ bé rồi lại còn “tí con con”. Đó là một tâm trạng bế tắc, không lối thoát. Dù nhân vật trữ tình có muốn đứng lên đấu tranh nhưng chỉ dừng lại trong suy nghĩ, rồi lại quay về với nỗi buồn đau ấy mà thôi.

Tự tình là một bài thơ đặc sắc thể hiện diễn biến tâm trạng rất dễ hiểu của nhân vật trữ tình Hồ Xuân Hương. Tâm trạng nhà thơ đi từ buồn tủi, cô đơn đến đâu đớn, xót xa. Tột cùng đau đớn ấy là sự phán kháng muốn đứng lên đấu tranh cho khát vọng tình yêu, nhưng rồi người thi sĩ lại đi vào bế tắc với thực tại buồn tủi, bẽ bàng. Bài thơ tiêu biểu cho tâm trạng chung của những người phụ nữ trong xã hội cũ cùng tình cảnh éo le như thế, khơi gợi được sự đồng cảm của bao thế hệ người đọc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình: Tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương quê nhà, nhớ thương đồng bào da diết. Đồng thời từ đó làm sáng lên khát khao được tự do, khát khao thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho quê hương.

- Cảm nhận của em: Đó là cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ cộng sản yêu quê hương, yêu đất nước, mang trong mình khát khao được chiến đấu, giành tự do, độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc.

Tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong việc khắc hoạ hình tượng sông Hương và thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” được thể hiện rõ nét qua đoạn văn tiêu biểu trong văn bản miêu tả lại vẻ đẹp của con sông Hương từ khi ở Thượng Nguồn đến khi chảy qua Huế.

+ Việc miêu tả sông Hương ở nhiều phương diện đã cho thấy sự quan sát tinh tế và tình yêu thương của tác giả với nơi đây.

+ Chất trữ tình được vận dụng rõ nét bởi sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người.