K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Bài viết tham khảo

Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại mà thôi.

 

Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Đọc câu tục ngữ, hình ảnh hiện ra trước mắt ta là những cuộn sóng to giữa một dòng sòng rông lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ đơn độc đang chơi vơi. Quả nhiên trước “sóng cả” này ai không lo sợ, không ngại cho số phận con thuyền, cho những người trong thuyền ây. Thường thì những làn sóng to này là nguyên nhân gây ra chết chóc, gây ra tai họa cho con người. Nhưng cũng không hẳn là thế. Bởi lẽ con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt được “sóng cả” này. Nếu người lái thuyền vẫn vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh đối phó với mọi tình hình, qụyết tâm chèo để vượt qua cơn sóng cả ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Ở đây “sóng cả" là muốn đề cập đến những việc lớn lao, khó khăn gian khổ. Đứng trước những trở ngại này ta đìtng vội nản lòng ngã chí, đừng vội “ngã tay chèo” mà phải vũng lòng, quyết tâm thì sẽ vượt qua, đi đến thắng lợi.

Câu tục ngữ là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp con cháu sau này. Lời dạy trên là phương châm cho mọi hành động của chúng ta, nó nhắc nhở ta phải luôn đề cao tinh thăn vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm của mình – ta không quên “có chí thì nên”.

11 tháng 3 2023

Khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống:

– Nêu được vấn đề cần bàn luận.

– Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối với vấn đề cần bàn luận.

– Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

– Bố cục đảm bảo: 3 phần

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1 2024

- Cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận.

- Nêu được ý kiến tán thành hay phản đối vấn đề cần bàn luận.

- Giải thích những từ quan trọng (nếu có) và ý nghĩa của câu danh ngôn, tục ngữ cần bàn luận.

- Nếu được lí lẽ thuyết phục, chặt chẽ cùng bằng chứng đa dạng để củng cố vấn đề. Chú ý sắp xếp khoa học.

- Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động.

15 tháng 5 2021

Sách đối với con người cũng như nước đối với cây cối. Không có nước, cây cối sẽ khô héo; không có sách đời sống con người sẽ vô cùng buồn chán. Từ xưa đến nay, sách là nơi để con người gửi gắm tri thức và tình cảm, sách dưỡng nuôi trí tuệ con người, dẫn dắt con người đi qua những đêm tối để đến với bầu trời ánh sáng. Bởi thế, tầm quan trọng của sách đối với con người là không thể thay thế được.

Sách là một phương tiện giúp cho ta ghi chép, lưu trữ, lưu truyền kiến thức cho các thế hệ sau. Sách không chỉ được phân loại theo thể loại, lĩnh vực mà còn theo độ tuổi, sở thích của đối tượng mua. Mọi thứ ngôn ngữ đều có thể được ghi vào sách, không hạn chế số trang, đủ kiểu màu sắc.

Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại bởi sách như nhà sử học nhỏ nhắn ghi chép lại từng quá trình lịch sử phát triển của loài người một cách đúng đắn nhất, chi tiết nhất giúp chúng ta hiểu biết về lịch sử văn hóa các dân tộc. Sách lưu giữ những thông tin, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Như vậy, sách chứa đựng toàn bộ những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để các thế hệ sau tiếp nối và phát triển

Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Càng đọc nhiều sách, ta càng trân trọng hơn những phát minh của con người từ thuở đầu của nền văn minh.

15 tháng 5 2021

BẦN HÈN 

EM BT ANH LÀ AI KO

ĐỀ LUYỆN TẬP MÔN VĂNPHẦN I: ĐỌC - HIỂU Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:- Học ăn, học nói, học gói, học mở- Không thầy đố mày làm nên- Học thày không tày học bạnCâu 1. Phân biệt tục ngữ với thể loại thành ngữ mà em đã học ở học kì I?Câu 2. Giải thích các câu trên theo mẫu ở bảng sauCâuNội dungNghệ thuậtGiá trị thực tiễn1   2   3   4   Câu 3. Trong những câu trên,...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP MÔN VĂN

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU

Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:

- Học ăn, học nói, học gói, học mở

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thày không tày học bạn

Câu 1. Phân biệt tục ngữ với thể loại thành ngữ mà em đã học ở học kì I?

Câu 2. Giải thích các câu trên theo mẫu ở bảng sau

Câu

Nội dung

Nghệ thuật

Giá trị thực tiễn

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

Câu 3. Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào? Cho biết tác dụng của việc rút gọn câu?

Câu 4. Hai câu tục ngữ: "Học thầy không tày học bạn" và "Không thầy đố mày làm nên" có mâu thuẫn  nhau về nội dung không? Vì sao?

Câu 5. Theo em vì sao tục ngữ được coi là “túi khôn” của dân gian?

Câu 6. Tìm thêm một câu tục ngữ/thành ngữ có  cùng nội dung ý nghĩa và một câu tục ngữ/thành ngữ có nội dung trái ngược với nội dung các câu tục ngữ trên.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

      Hiện nay cùng sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu facebook - một trang mạng rất quen thuộc với thế giới nói chung và Việt Nam ta nối riêng. Em hãy viết bài văn chứng minh rằng: Bên cạnh những lợi ích thiết thực, Facebook còn có những ảnh hưởng tiêu cực đến người sử dụng.

* Gợi ý làm bài: Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lợi ích và tác hại của facebook.

- Mở bài:

+ Xác định vấn đề nghị luận: Lợi ích và tác hại của facebook.

+ Khái quát về quan điểm của bản thân.

- Thân bài

+ Luận điểm 1: Facebook là gì? Thực trạng sử dụng facebook hiện nay.

+ Luận điểm 2: Vai trò của facebook

+ Luận điểm 3: Tác hại của facebook

+ Luận điểm 4: Bàn luận, mở rộng vấn đề và liên hệ

• Phê phán những người lãng phí thời gian sử dụng facebook.

• Đưa ra cách sử dụng facebook hợp lí, hiệu quả.

- Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân.

0

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao tục ngữ thường được xem như một quyển từ điển, chứa đựng trong đó là vô vàn kiến thức bổ ích về đời sống và những kinh nghiệm sống quý báu mà nhân dân ta đã đổ biết bao xương máu để đúc kết lại. Trong đó, nhớ ơn là một đạo lí được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác nhằm để răn dạy chúng ta. Và trong muôn vàn câu ca dao, tục ngữ quý báu ấy có hai câu tục ngữ mang ý nghĩa phải biết ơn cội nguồn và những người đã từng giúp đỡ ta, đó là câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”  “uống nước nhớ nguồn”. Vậy hai câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào?

Thật vậy, để dạy bảo cho con cháu dễ hiểu một khái niệm trừu tượng, một phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ông cha ta thường dùng những từ ngữ, hình ảnh giản dị mà có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống. Ăn ở đây được hiểu là động tác giữa thức ăn vào miệng, nhớ là biết ơn, kẻ trồng cây là người đã trồng ra cây có quả ngọt đó. Nghĩa đen của câu này là chúng ta khi ăn một loạt trái cây ngon ngọt nào đó, ta phải biết ơn người đã gieo trồng tạo ra quả ngọt cho ta thưởng thức. Uống là động tác đưa nước vào miệng, nhớ là biết ơn, nguồn là nơi bắt đầu tạo ra dòng nước mát ngọt. Nghĩa đen của câu này là nước mà chúng ta đang đùng là do nguồn nước tạo ra nên chúng ta phải biết ơn nguồn nước. Suy rộng ra nghĩa bóng ở hai câu tục ngữ này đó là ta phải luôn nhớ ơn nguồn cội, tổ tiên và những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.

  •  Bố cục trong văn bản
  •  Mạch lạc trong văn bản

Nhớ ơn - có thể nói đó là một đạo lí, truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta gìn giữ từ rất lâu đời và mỗi con người Việt Nam đều phải có. Trong xã hội ngày nay, sự hoà bình của đất nước, sự độc lập, tự do của dân tộc là do công ơn của Người. Bác Hồ kính yêu, vị Cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã bôn ba bao nhiêu năm ở nước ngoài để tìm ra con đường giải phóng dân tộc, hết lòng yêu nước, thương dân nên chúng ta phải luôn “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại”. Ngoài ra, cha mẹ ta cũng là “nguồn cội”, là đấng sinh thành có công ơn to lớn đối với chúng ta nên bổn phận làm con, chúng ta phải luôn hiếu thảo, kính trọng và luôn khắc cốt ghi tâm công lao trời biển của họ. Bên cạnh đó, ta còn có những người thầy, người cô đã truyền đạt những kiến thức bổ ích cho mình và truyền những tình cảm thân thiết cho ta như ruột thịt. Và ngày 20/11 là ngày mà chúng ta thể hiện sự tri ân của mình đến họ một cách đầy thân thương nhất mặc dù đó chỉ là một cành hoa hồng, một tấm thiệp bé nhỏ, những chùm hoa điểm mười cũng là một món quà đầy ý nghĩa, chan chứa tình cảm gần gũi, trong sáng nhưng đã thể hiện sự nhớ ơn của ta dành cho quý thầy cô. Trong thơ văn, đạo lí này cũng được toả sáng qua các câu ca dao, tục ngữ “không thầy đố mày làm nên”, “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”... Nhưng trái lại với sự nhớ ơn, ta còn bắt gặp những kẻ sống một cách vô ơn bội nghĩa, phủi đi công lao của những người đã mang đến cho mình sự no ấm, hạnh phúc. Đó thật sự là những con người rất đáng chê trách và lên án. Thể hiện cho sự vô ơn này, ta có thể kể đến những câu như “Qua cầu rút ván”, “Ăn cháo đá bát”, “Có trăng quên đèn”, “Có mới nới cũ”,...

Qua các nguồn dẫn chứng trên cho ta thấy một điều, nhớ ơn là một trong những đạo lí tốt đẹp mà nhân dân Việt Nam ta luôn ghi nhớ và làm theo. Riêng bản thân tôi sẽ luôn luôn nhớ ơn công lao của các vị anh hùng dân tộc ngày trước, Bác Hồ - vị cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, thầy cô và cha mẹ của mình, luôn nỗ lực phấn đấu học giỏi, chăm ngoan để không làm phụ lòng mọi người.

18 tháng 2 2022

Tham khảo: Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Ôi! Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta( câu đặc biệt). Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.

18 tháng 2 2022

Đoạn văn ngắn ấy ạ cái này hơi dài ạ

 

 

6 tháng 9 2021

https://lazi.vn/edu/exercise/viet-doan-van-nghi-luan-khoang-12-cau-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-suc-lan-toa-cua-nhung-dieu

H/t