Đề bài: Tuổi thơ của mỗi chúng ta đều...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần kết cho câu chuyện cổ tích "Ăn khế trả vàng": 

Người anh trai bị rơi xuống biển vì đem vàng quá nặng, đại bàng khổng lồ không thể chở nổi. Anh ta lênh đênh trên đại dương mấy ngày liền. Bao nhiêu vàng đều bị sóng đánh trôi hết. Giờ đây anh mới cảm thấy hối hận vì cái tính tham lam và đối xử tệ với em trai trong suốt thời gian qua. Có lẽ chỉ khi cận kề cái chết, ta mới cảm nhận được thứ giá trị nhất với bản thân nhưng đáng tiếc giờ đã qua muộn... Trong cơn nửa tỉnh, nửa say, anh ta bỗng nghe thấy tiếng gọi của một người rất giống em mình. Quả thật đó là người em trai. Vì nhiều ngày không thấy người anh trở về đã ra biển tìm kiếm tung tích của nhau. Khi người anh vừa được kéo lên thuyền, ngay lập tức ôm chầm lấy người em. Anh nhận hết lỗi của bản thân mình và tự hứa sẽ thay đổi tính nết, tu chí làm ăn. Người em thấy anh trai mình đã học được một bài học và thay đổi cũng rất vui mừng. Hai anh em từ ấy càng thân thiết hơn, cùng nhau gây dựng cơ đồ. 

12 tháng 7 2021

Bạn tham khảo nha !!

Ngoài tình thương yêu bao la của bố mẹ dành cho, em còn sống và lên trong lời ru êm ái và tình thương của ngoại nữa. Đêm nào, em cũng đi sâu vào giấc ngủ một cách ngon lành bởi những câu chuvện cổ tích thần kì của bà.

          Ngoại em năm nay tròn bảy mươi tuổi. Bà có khuôn mặt rất hiền từ, da hơi nhăn nheo, đôi mắt mỏi mòn sâu thẳm trong đó ẩn chứa biết bao nỗi niềm, cả cuộc đời này bà đã sống để hi sinh tất cả cho con, cho cháu. Bà thường an ủi, động viên cháu, cho cháu từng cái bánh, quả cam, kể cho cháu nghe những câu chuyện “Ngày xửa, ngày xưa”.

          Mỗi buổi tối ăn cơm xong em thường nằm trong lòng bà trên chiếc võng ngoài hiên nhà nhìn sao trời lấp lánh trong đêm. Em được bà kể chuyện cổ tích. Bà kể rằng: “Ngày xưa có đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống bên nhau thân thiết. Năm ấy trời hạn hán rừng cây trơ trọi, ruộng đồng nứt nẻ, mọi người khốn khổ”. Kế đến đây nét mặt bà đượm buồn, dường như bà đang chia sẻ nỗi khổ đau với người trong truyện. Bà kế tiếp: “Tới buổi mai hôm nọ, khí trời oi ả, nóng nực, Bê Vàng thức dậy quyết định ra đi tìm cỏ nuôi bạn. Bê Vàng đi mãi, đi mãi chẳng thấy cỏ đâu. Thế là Bê Vàng quên đường về”. Nước mắt bà rưng rưng làm em cũng buồn theo thương Bê Vàng quá. Em hỏi:

   - Thế rồi sao nữa hả bà?

          Thế rồi “Giữa cánh rừng hoang vắng, sợ không gặp lại Dê Trắng, từng giọt nước mắt lăn dài trên má Bê Vàng. Ngày lại qua ngày Dê Trắng không thấy bạn trở về nên bèn đi tìm bạn, đi mãi mà không thấy Bê Vàng đâu cả”. Kể đến đây giọng bà như nghẹn lại. Nhìn nét mặt và cử chỉ của bà trong lúc đang kể chuyện em tưởng như bà là một diễn viên đã nhập vai. Ngoài câu chuyện trên, bà còn kể cho em nghe nhiều câu chuyện cổ tích thật thú vị mà em vẫn còn nhớ mãi.

         Xa bà, em sẽ nhớ lắm. Em mong bà sống thật lâu đế dạy bảo em những điều hay lẽ phải và kể cho em nghe những câu chuyện ngày xưa.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 2 2019

a. Nhân vật được nói tới trong câu ca dao là Thánh Gióng.

b. Những chi tiết thần kì trong truyện Thánh Gióng là:

- Sự sinh nở, ra đời thần kì: Bà mẹ Gióng đi làm đồng về thấy vết chân to ướm thử thì về thụ thai. Mang thai 12 tháng mới sinh (bình thường là 9 tháng 10 ngày)

- Lớn lên thần kì:

+ Gióng 3 tuổi mà chẳng nói chẳng cười nhưng tiếng nói cất lên đầu tiên là tiếng nói đòi đánh giặc.

+ Gióng đưa ra yêu cầu về sự chuẩn bị vũ khí để đánh giặc.

+ Gióng lớn nhanh như thổi: Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. => bà con làng xóm cùng góp gạo nuôi Gióng.

+ Ngày sứ giả đưa vũ khí đến thì Gióng bỗng vươn vai đứng dậy thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng.

- Lập chiến công thần kì: Gióng đi đến đâu, giặc chết như ngả giạ đến đấy. Vết chân ngựa còn hình thành đầm lầy, ao hồ. Roi sắt gãy, Gióng còn nhổ cả búi tre đánh giặc. Giặc tan, nước sạch bóng quân thù.

- Sự hóa thánh: Gióng đánh tan quân giặc, trông về quê mẹ vái lạy, cởi giáp rồi cả người cả ngựa bay về trời.

=> Chi tiết đẹp nhất là chi tiết Gióng hóa thánh, trở thành vị thần bất tử coi sóc và bảo vệ đất nước.

c. Hình tượng Gióng thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân:

- Ước mơ: Khi đất nước gặp nguy nan, luôn có những vị anh hùng tài cao trí lớn xuất hiện trợ giúp, bảo vệ đất nước.

- Quan niệm: các vị anh hùng sinh ra từ trong nhân dân và không mất đi, mà họ hóa thánh, trở thành vị thần phù trợ và hiển linh mỗi khi đất nước gặp nguy nan. Chi tiết kì ảo tô đậm quan niệm này và khiến hình ảnh người anh hùng trở nên lung linh, kì vĩ.

11 tháng 2 2019

a)Nhân vật trong tác phẩm truyện cổ tích mà em đã được học được nói đến trong câu ca dao trên là Thánh Gióng

b)Hình tượng nhân vật truyện cổ tích này được tạo ra bằng nhiều yếu tố thần kì.Các chi tiết thần kỳ ấy:

       + Ra đời: mẹ mang thai 12 tháng từ ngày ướm chân vào vết chân trên ruộng.

       + Trưởng thành: lên ba tuổi không biết đi, không biết nói cười.

       + Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi.

       + Khỏe mạnh, có thể cưỡi ngựa sắt, mặc được áo giáp sắt, vươn vai thành tráng sĩ.

       + Bay lên trời.

Với em , chi tiết thần kì Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi đẹp nhât vì nó ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).

c)Hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích này cho em những suy nghĩ về quan niệm và ước mơ của nhân dân ta:

+ Ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).

+ Thể hiện sự kì lạ và sức mạnh, ý thức của người anh hùng.

+ Tinh thần chống giặc của nhân dân, Gióng là đứa con mang sức mạnh toàn dân.

+ Tầm vóc, sức mạnh của anh hùng dân tộc trong tình thế cấp bách.

+ Ý nghĩa khắc phục khó khăn để đánh giặc, cây tre – loại cây thân thiết của người dân Việt Nam.

+ Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi, tính chính nghĩa của đấu tranh chống giặc, anh hùng thay trời trị tội bọn xâm lược.

d) Viết đoạn văn ngắn tưởng tượng và miêu tả lại cảnh chiến đấu của nhân vật cổ tích này.

             Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi.

   Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...

A. Văn Bản   Một ngày, hai ngày trôi qua, Chân, Tay, Tai, Mắt chẳng làm gì cả. Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ...
Đọc tiếp

A. Văn Bản 

  Một ngày, hai ngày trôi qua, Chân, Tay, Tai, Mắt chẳng làm gì cả. Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ sống trong tình trạng như thế cho tới ngày thứ bảy thì không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố cất tiếng: – Chúng ta suy nghĩ và hành động sai lầm rồi các cháu ạ! Chúng ta không làm để kiếm thức ăn nuôi lão Miệng thì chúng ta cũng tê liệt cả. Lão Miệng tuy không làm nhưng lão có công việc là nhai. Như thế cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Từ trước đến nay, chúng ta sống gắn bó thân thiết với nhau, nay tự dưng lại gây nên chuyện. Lão Miệng có cái ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn lên được. Theo ý bác, chúng ta nên đến nói lại với lão Miệng, các cháu có đi không?

B. Bài Tập 

 

Bài 1 : Mối quan hệ giữa Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng cho em suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng ?

Bài 2 : Kể tên một số truyện ngụ ngôn em đã học hoặc đã đọc. Nêu bài học đạo đức rút ra từ những câu chuyện ngụ ngôn đó. 

Bài 3 : Tìm một số câu tục ngữ khuyên răn con người nên đoàn kết, hợp tác với nhau trong cuộc sống 

1
26 tháng 6 2018

Trong những bài học mà cha ông ta vẫn truyền lại cho thế hệ trẻ có bài học về sự đoàn kết giữa cá nhân và tập thể. Không có cá nhân tách biệt, cũng không có tập thể mà chỉ có một người. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể vẫn biểu hiện rất rõ trong cuộc sống của mỗi người. Câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” đã phản ánh được đúng đắn mối quan hệ gắn bó ấy. Cha ông ta đã kín đáo gửi gắm quan niệm sống cũng như bài học qua câu chuyện dân gian hàm chứa ý nghĩa sâu sắc này.

“Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là câu chuyện hài hước, dí dỏm kể về cuộc sống của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Chỉ vì sự ganh ghét, đố kị của cô Mắt đã dẫn đến tình huống cả bọn cùng tẩy chay lão Miệng, vì nghĩ rằng lão Miệng không phải làm gì nhưng cũng được hưởng thụ mọi miếng ngon ở trên đời. Suy nghĩ của cô Mắt đã khiến cho cậu Chân, cậu Tay và bác Tai cùng đồng tình ủng hộ.

Và diễn biến câu chuyện cứ thế trở nên phức tạp hơn. Khi nghe sự giải thích của cô Mắt thì tất cả mọi người đều tìm đến lão Miệng và nói “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi”. Mặc dù câu nói thể hiện sự tức giận, bực mình, bức bội bấy lâu nay nhưng suy nghĩ của cô Mắt không phải là không có lí. Vì cô Mắt chỉ nghĩ rằng lão Miệng không phải làm việc vất vả gì, chỉ việc ăn nên gây ra sự ghen ăn tức ở là đúng. Nhưng cô Mắt đã không biết rằng lão Miệng cũng làm, việc mà lão làm hằng ngày chính là nhai thức ăn, giúp nuôi sống cơ thể, để cho các bộ phận khác trên cơ thể có thể khỏe mạnh để hoạt động được.

Tuy nhiên lời giải thích của lão Miệng không được ai lắng nghe và đồng cảm. Sự rạn nứt, tan vỡ của các bộ phận trên cơ thể người cũng từ đó mà hình thành. Một tập thể từng hòa thuận, đoàn kết với nhau giờ bị tách biệt, chia bè kéo cánh.

Và chính suy nghĩ phiến diện của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đã dẫn đến nhiều hậu quả tai hại, và cái giá mà họ phải trả cũng rất đắt. Vì không phải làm việc để nuôi lão Miệng nên các bộ phận đó trở nên uể oải, mệt nhọc, không có động lực và tinh thần làm việc. Cậu Chân, cậu Tay cũng không vận động, chạy nhảy nhiều như trước nữa. Cô Mắt không còn tinh anh, suốt ngày mệt mỏi. Tất cả mọi người đều rơi vào trạng thái mệt mỏi, không thiết tha làm việc. Đây chính là hậu quả mà cả bọn phải trả giá, và việc họp nhau bàn lại mọi chuyện cũng xuất phát từ đây.

Bác Tai là người lớn tuổi nhất, đã ngộ ra điều mà bấy lâu nay mọi người vẫn nghĩ không đúng. Bác đã giải thích cho mọi người “Chúng ta lầm rồi các cháu ạ….” Chính lời nói chí lí như thế này đã thuyết phục được cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng đi đến nói chuyện với lão Miệng.

Những ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu tay và bác Tai không làm việc, không có gì để ăn nên lão Miệng cũng trở nên mệt mỏi và không còn sức sống.

Như vậy qua chi tiết này có thể thấy được nếu như trong một tập thể không có sự đồng lòng và hợp sức của tất cả mọi người thì tập thể đó sẽ rơi vào bệ rạc và không còn một thể thống nhất. Bởi vậy trách nhiệm của mỗi cá nhân là phải cố gắng vì tập thể chứ không phải vì chính bản thân mình.

Câu chuyện kết thúc trong sự hòa thuận, vui vẻ của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Sự hòa thuận này xuất phát từ sự thấu hiểu cho nhau, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.

Từ câu chuyện hài hước, dí dỏm trên mà chúng ta mới ý thức được mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa cá nhân và tập thể, cách ứng xử của từng cá nhân trong một tập thể cũng hoàn toàn quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của tập thể đó.

@.@

lm đc câu 1 thui ! 

18 tháng 3 2020

1Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nếu lược bớt các đoạn văn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc, ... không được vì thiếu miêu tả thì sự vật sẽ ko được sinh động, tính cách nhân vật không được bộc lộ rõ nét, và không tái hiện được những chuyện đã xảy ra.

2- Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng trong cuộc sống. Đặt biệt, việc miêu tả chú Dế Mèn có đôi càng, cái vuốt ở chân, ở khoeo; tiếng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; đôi cánh; cái đầu nổi từng tảng, rất bướng; cái răng đen nhánh; sợi râu ... là hết sức chính xác và sinh động.

- Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gán cho chúng những đặc điểm của con người.

Ví dụ:

  • Về hình dáng: người ốm người mập cũng như ở đây Dế Mèn to khỏe, mập mạp còn Dế Choắt gầy gò ốm yếu.
  • Về tính cách: người hiền lành, yếu ớt nhưng cũng có người mạnh mẽ, hung hăng…

=> Chính vì vậy, có thể nói thề giới con vật mà tác giả kể đến ở đây thực ra cũng là thế giới của con người.

- Một số tác phẩm viết về loài vật có cách viết tương tự như:

  • Đeo nhạc cho mèo (truyện ngụ ngôn)
  • Chú đất nung (Nguyễn Kiên)   

3- Vì đây là sự việc đầu tiên kể từ khi Dế Mèn bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình. (mình nghĩ thế :rolleyes:)
- Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.

13 tháng 12 2016

Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:

“Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân giệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.

Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.

Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”

Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.

13 tháng 12 2016

Ấy thế mà thời gian đã thấm thót trôi nhanh nhỉ? Những ngày nô đùa bên bạn bè và học tập cùng thầy cô nay đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên trong tâm trí em. Từ một cô học trò nhí nhảnh mà bây giờ đã trở thành một sinh viên tuổi teen rồi. Giờ đây em đã hai mươi tuổi, cũng như bao người khác đang học trong đại học. Nhân ngày nhà giáo Viêt Nam, những người bạn thời thơ ấu đã mời tất cả mọi người ghé thăm trường Hoàng Văn Thụ - ngôi trường của tuổi thơ học trò.

Trước mắt em hiện ra một ngôi trường với nhiều kỉ niệm quen thuộc xen kẽ một chút lạ lẫm. Cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ " Trường THCS Hoàng Văn Thụ". Em vẫn còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học đến trường , bác cổng dang tay ra chào đón các bạn học sinh , các thầy cô giáo với niềm hân hoan vô cùng. Bước vào sân trường sự thay đổi kì diệu đã xuất hiện. Dãy lớp em học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp học cũ không còn nhưng đâu đây là hình ảnh của đám học trò vui vẻ nô đùa với nhau. Cái Lan chỉ cho mọi người gốc cây bàng cổ thụ năm xưa , nhưng sao giờ nó lại già hơn nhiều nhỉ? Những dòng chữ khắc ngộ nghĩnh của mấy đứa nghịch ngợm trong tụi bây giờ đã mờ dần đi chắc vì thời gian. Bước tới khu tiền sảnh, ai cũng nhìn thấy những bức tranh đạt giải nhất qua từng năm học nào là tôi yêu quê hương, con sông Sài Gòn , cánh diều tuổi thơ,... được trưng bày rất đẹp mắt. Đang mải mê với các bức tranh, em chợt nghe thấy tiếng giảng bài âm vang, trầm bỗng trong những lớp học. Nỗi nhớ thầy cô tràn về, tất cả nhớ lại khoảnh khắc chia tay mọi người với tâm trạng buồn bã riêng em thì nhớ đến cô Trang dạy văn . Ngày ấy cô rất nghiêm khắc , không ít lần đã mắng vì không ai chịu nghe giảng nên một số bạn đã tỏ ý không bằng lòng . Nhưng sau này, các bạn ấy đã tâm sự rằng :

- Khi xa cô rồi giờ mình mới thấm thía những lời cô dạy.

Thực ra ngày đó do ai cũng chỉ thích chơi nên không bao giờ nghe cô giảng. Giờ đây lớn khôn, em chỉ mong sẽ gặp lại cô để nói hết nỗi niềm của mình. Không ngờ cô Trang nhìn thấy cả lớp đi đến nói:

- Các con có phải là lớp 64 không năm xưa không?

Mọi người ngỡ ngàng vì tầm mấy năm trời mà cô vẫn nhớ rõ . Em thay mặt cả lớp trò chuyện với cô:

- Cảm ơn cô vì vẫn còn nhớ mọi người . Chuyện năm xưa cho chúng em xin lỗi vì chưa hiểu hết tấm lòng dạy dỗ của cô dành cho cả lớp .

Cô xúc động vuốt tóc em mỉm cười, một nụ cười vô cùng đôn hậu :

- Cô chỉ mong các con sau này khôn lớn , trở thành những có ích cho xã hội có dịp về ghé thăm là cô vui rồi.

Trống vào lớp vang lên nên cả lớp phải chia tay cô. Lúc này chẳng ai muốn rời xa cô, em nghĩ tết năm nay sẽ họp lớp ghé thăm mái trường này và thầy cô giáo chủ nhiệm.

Chào tạm biệt tuổi thơ yêu dấu và mái trường kính yêu. Nơi được gọi là ngôi nhà thứ hai đã chắp cánh cho em bao ước mơ hy vọng. Dù đi đâu hay về đâu chăng nữa, em sẽ luôn nhớ về một thời cắp sách tới trường của mình.

(Có vài chỗ mình làm không hay cho lắm nên bạn có thể sửa đổi lại một chút)

31 tháng 12 2022

Kết truyện có hậu. Hình ảnh cô bé chết nhưng vẫn mỉm cười - nụ cười khi được đoàn tụ với bà được tác giả tưởng tượng nhằm giảm bớt nỗi đau cho câu chuyện. Cái kết này đã phản ánh được ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc của con người.

     Một trong những đức tính cần thiết để tạo nên sự thành công trong cuộc sống đó là chăm chỉ. Và đức tính này đã được người xưa lồng vào câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim” như để nhắc nhở thế hệ ngày nay về sự quan trọng của sự chăm chỉ.     Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong...
Đọc tiếp

     Một trong những đức tính cần thiết để tạo nên sự thành công trong cuộc sống đó là chăm chỉ. Và đức tính này đã được người xưa lồng vào câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim” như để nhắc nhở thế hệ ngày nay về sự quan trọng của sự chăm chỉ.
     Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt cộng việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng suất lao động sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả cùa mình để góp phần cho sự phát triển của thế giới.
-Trong khi mọi người cố gắng chăm chỉ học tập, cố gắng phấn đấu để đạt được thành công trong cuộc sống thì còn có những người lười biếng, ỷ lại, không phấn đấu trong học tập. Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.

Là một người học sinh, em sẽ cố gắng phát huy hơn nữa tính chăm chỉ của bản thân thông qua những việc dù là nhỏ nhoi như : học bài, làm bài tập, ghi chép bài học thật đầy đủ và cẩn thận…ngoài ra, tham khảo thêm trong sách cũng có thể phát huy được đức tính này. Có như thế, việc học hành của em mới ngày càng tiến bộ hơn và mong muốn vào Đại Học dù có khó khăn như việc mài sắt thành kim thì cũng sẽ thành công.

Câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời khuyên dạy của ông cha ta về tính quan trọng của sự chăm chỉ, cần cù cho con cháu đời sau. Để chúng ta biết được rằng, muốn đạt được kết quả hoàn mỹ nhất thì phải có tính chăm chỉ và chỉ có tính chăm chỉ mà thôi.

 

                       Chỉnh lại bài văn  Nghị luận xã hội : Đức tính chăm chỉ của học sinh này thành một đoạn văn nói lên sự chăm chỉ chịu khó của người học sinh.

                                          Ai làm nhanh sẽ được 10 tick !

1
23 tháng 10 2018

Chúng ta thường nói: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt. Đúng vậy, để có được thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học,… con người cần có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều. Không có sự thành công nào lại đến với chúng ta một cách dễ dàng. Vì thế ông cha ta ngày xua có câu: “Kiến tha lâu đầy tổ” để đề cao đức tính chăm chỉ của con người.

Trước hết ta hãy tim hiểu ý nghĩ của câu: ”Kiến tha lâu đầy tổ”. “Kiến” là một loài vật tuy nhỏ bé nhưng rất chăm chỉ, chịu khó. Ở đây có ý chỉ những người cần cù, siêng năng. “Tổ” ở đây muốn chỉ thành quả mà ta đạt được. Ý nghĩa của cả câu muốn nói: Trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,… thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích; mà chỉ có những con người luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khăn thử thách, những chông gai trên đường đi,… mới đạt được những gì mình mong muốn. Câu nói rất đúng đắn, sâu sắc khuyên răn con người,ở bất kì lứa tuổi nào, thời đại nào phải nỗ lực lao động, cố gắng hết sức mình để đạ được thành công, niềm vui và hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống.

Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt cộng việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng suất lao động sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả cùa mình để góp phần cho sự phát triển cùa thế giới.

Trong khi mọi người cố gắng chăm chỉ học tập, cố gắng phấn đấu để đạt được thành công trong cuộc sống thì còn có những người lười biếng, ỷ lại, không phấn đấu trong học tập. Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.

Để thành công trong cuộc sống, ta phải chăm chỉ học tập, làm việc,.. thì mới có kết quả được như mong muốn. Trong xã hội, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,… Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải không ngừng  học tập, trau dồi kiến thức, đạo đức để tự thân lập nghiệp, đạt được thành công trong cuộc sống.

Đức tính chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Vì vậy ta phải siêng năng, chăm chỉ, nỗ lực hết sức để đạt được mục đích sống, niềm vui, hạnh phúc của cuộc đời mình, để thành đạt trong xã hội, làm đất nước thêm phồn vinh, phát triển, sánh ngang với các nước trên thế giới.

k mk nhé

21 tháng 10 2019

a)nhấp nháy=>mấp máy

b)lay ơn=>lay-ơn(chắc z)

c)nên cả lớp...=> nên cả lớp quý bn Lan

d)ấy1=> bỏ

e)nhưng lớp 6B đã có nhìu tiến bộ vượt bậc so vs nh~ năm trước

f)chứng thực=>chứng kiến

##Châu's ngốc

Ở một khu rừng nọ, có Gấu mẹ và hai chú Gấu con sống với nhau rất vui vẻ. Một hôm, hai Gấu con thưa với mẹ: Chúng con đã khôn lớn, xin mẹ cho chúng con tự đi kiếm ăn ạ.Gấu mẹ ôm lấy hai con ân cần dặn dò. Hai chú Gấu từ biệt mẹ ra đi.– “Hai anh em đi cẩn thận. Nhớ phải nhường nhịn nhau đấy nhé!”– “Vâng, chúng con biết rồi ạ.”– “Đi nhanh lên em!”– “Chờ em nào!”Chúng...
Đọc tiếp

Ở một khu rừng nọ, có Gấu mẹ và hai chú Gấu con sống với nhau rất vui vẻ. Một hôm, hai Gấu con thưa với mẹ: Chúng con đã khôn lớn, xin mẹ cho chúng con tự đi kiếm ăn ạ.

Gấu mẹ ôm lấy hai con ân cần dặn dò. Hai chú Gấu từ biệt mẹ ra đi.

– “Hai anh em đi cẩn thận. Nhớ phải nhường nhịn nhau đấy nhé!”

– “Vâng, chúng con biết rồi ạ.”

– “Đi nhanh lên em!”

– “Chờ em nào!”

Chúng đi mãi, bụng đã đói meo mà chẳng tìm được gì để ăn. Bỗng hai chú Gấu tìm được một miếng pho mát lớn. Chúng sung sướng định chia nhau nhưng ai cũng muốn tự chia vì sợ mình được phần ít hơn.Hai chú Gấu đã quên lời mẹ dặn phải nhường nhịn nhau nên đã tranh giành nhau kịch liệt. Vừa lúc đó, một con cáo già đi tới.

– “Để đấy anh chia cho.”

– “Không, để em. Anh chia toàn giành phần hơn.”

Cáo già hỏi thì hai chú Gấu kể lại rằng hai anh em đang tranh nhau chia miếng pho mát .

Cáo già nói: Chuyện đấy có gì mà rắc rối. Đưa đây, tôi chia cho thật đều nhau.

Hai anh em Gấu mừng rỡ nghe theo.

– “Tưởng gì chứ chia pho mát thì dễ hơn ăn kẹo! Yên tâm đi! Tôi chia là công bằng nhất!”

Cáo cố ý bẻ miếng bánh thành hai phần to, nhỏ khác nhau rõ rệt. Hai chú Gấu vội vàng kêu lên: Miếng này to hơn rồi!

Cáo già bình thản đáp: Không vấn đề gì. Tôi sẽ sửa lại ngay. Nói rồi Cáo đưa phần to lên mồm cắn một miếng rõ to, nhai ngấu nghiến. Phần to trở thành phần nhỏ, hai Gấu con lại kêu lên: Hai phần này lại không bằng nhau!

Cáo già liếc mắt nhìn hai chú ra vẻ thương cảm: Không sao, tôi sửa một chút là đều ngay ấy mà.

Cáo lại ngoạm một miếng ở phần to, phần to lại hóa nhỏ hơn. Hai Gấu con hậm hực: Vẫn không đều!

Cáo liếm mép, an ủi hai chú Gấu con: Được rồi, được rồi, chỉ cần sửa lại một tí là hai phần đều nhau thôi!

Cứ thế, cứ thế, Cáo chén hết miếng này đến miếng khác. Hai Gấu con thèm nhỏ dãi, cứ hếch mũi lên xem phần nào to hơn, phần nào nhỏ hơn. Cáo chén no bụng rồi mới chia cho hai phần đều nhau. Và lúc bấy giờ thì mỗi phần chỉ còn lại là một mẩu bé tí tẹo.Cáo già đã no liền vẫy đuôi bỏ đi.

Câu 1: Nêu nội dung câu chuyện

Câu 2: Câu chuyện đem đến cho ta bài học gì? Viết đoạn văn (Khoảng 100 từ) trình bày suy nghĩ của em về bài học đó

Câu 3: Em hãy tưởng tượng thêm phần kế tiếp của hai chú gấu con sau khi cáo già bỏ đi...

6

3.hai chú gấu hối hận:thấy mình thật tham lam

11 tháng 2 2020

Trả lời đàng hoàng chứ,  3 là viết văn mà, mỗi câu ngắn ngủn thì bị trừ điểm à=((