Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Kí hiệu điểm gồm có: Sân bay, cảng biển; nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện.
- Kí hiệu đường gồm có: Ranh giới quốc gia, ranh giới tình và đường ô tô.
- Kí hiệu diện tích gồm có: Vuungf trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp.
Mình học sách bài tập địa lý khác , chương trình khác nên mình không biết đề để làm !
Sáng sớm tinh mơ, em cùng với bố đi tập thể dục trên con đường làng chưa có một dấu chân qua. Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm khổng lồ màu vàng óng. Chúng như muốn níu chân em lại để thưởng thức hương thơm đồng quê và vẻ đẹp của cánh đồng lúa vàng tươi còn lấp lánh sương đêm.
Bao trùm lên cánh đồng là một màu vàng óng ả. Nhìn xa trông chiếc áo nhung vàng ấy còn được đính trên mình những viên kim cương lấp lánh. Mỗi khi có làn gió nhè nhẹ thổi qua làm những bông lúa cong cong hình đuôi gà oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi ghé đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Bao bọc quanh cánh đồng lúa là con đường uốn quanh như dải lụa, cỏ non xanh mướt còn đọng những hạt sương đêm lấp lánh, lung linh thật là huyền ảo.
Mặt trời đã lên cao lộ rõ ánh hào quang lấp lánh. Ánh nắng dịu nhẹ và ấm áp lọt xuống các kẽ lá, rồi ánh nắng chói chang đã xâm nhập vào tổ các chú côn trùng còn đang ngủ say sưa và đánh thức chúng dậy. Sương treo trên các đầu ngọn cỏ trông lại càng long lanh tinh khiết hơn dưới ánh nắng ban mai, chúng cũng tan dần theo hơi ấm của ông Mặt Trời. Những đợt sóng lúa nhấp nhô nối tiếp nhau như một cuộc thi chạy không bao giờ có chiến thắng.
Thỉnh thoảng có đàn bướm trắng bay là là trên chiếc áo màu vàng khổng lồ trông thật đẹp mắt. Lá lúa khẽ lay động theo làn gió một cách nhẹ nhàng uyển chuyển. Bông lúa cong mình yểu điệu ngả đầu vào nhau trông thật đáng yêu. Xa xa ẩn nấp dưới các khóm lúa vàng tươi là chú chích bông chăm chỉ cần cù đang bắt sâu cho lúa. Chích bông không những là người bạn tốt của nhà nông mà còn là người bạn đáng yêu của bọn trẻ chúng em.
Gió thổi những bông lúa hớn hở khoác tay nhau nhảy múa. Mùi hương lúa mới lan tỏa khắp cánh đồng. Thỉnh thoảng có tiếng hót lảnh lót của chú chim chiền chiện chúng liệng quanh cánh đồng ba bốn vòng rồi bay vút vào bầu trời xanh thẳm. Thấp thoáng đằng xa người dân quê em đang ra đồng tháo nước làm cỏ bờ cho sạch để chuẩn bị thu hoạch lúa. Dòng nước trong xanh bao ngày nuôi lúa lớn nay thong dong chảy về con sông, trở về với biển.
Ôi cánh đồng lúa quê em thật đẹp. Nó mãi mãi trong em bao hình ảnh thân thương, chim vẫn hót xôn xao trong vòm lá, lúa vẫn chín từng ngày để gọi bà con ra gặt hái mang về. Chắc chắn khi bưng bát cơm thơm chúng em sẽ cảm ơn nhiều lắm các bác nông dân ngày ngày làm việc vất vả để có được bát cơm trắng thơm ngon.
Ánh nắng mùa hạ chảy tràn trên những con đường làng quê em nhìn thật đẹp, và đó cũng là lúc mùa gặt về, cả một vùng đất mênh mông rộng lớn được phủ kín bởi những bông lúa chín vàng. Đây cũng là thời điểm mà quê hương em nhộn nhịp nhất, mọi người cùng nhau đi gặt từ sớm, không khí hối hả bận bịu lan tỏa khắp xóm làng.
Nhìn từ xa, cánh đồng như một bức tranh vàng óng đặt trong ngôi nhà của tạo hóa, đó là bức tranh của mùa hè, mùa gặt, được thêu dệt bởi những con người lao động một nắng hai sương. Bức tranh ấy, gần gũi mà độc đáo, đẹp đẽ biết bao! Những cánh đồng như nhuộm lên màu nắng, trải rộng mênh mông đến tận phía chân trời. Đứng trên ban công, em cảm nhận luồng gió hạ thổi qua, đem theo mùi hương đồng nội của lúa chín, nhẹ nhàng và vô cùng dễ chịu. Đó là mùi hương mộc mạc của hạt gạo, hạt vàng, trải qua bao nhiêu nắng ấm , mưa dầm, bao nhiêu mồ hôi nước mắt của những người dân quê, mùi hương ấy đã thơm mùi của quê hương xứ sở, để ai đi xa cũng phải lưu luyến, làm sao quên được mùi hương nhẹ nhàng thoang thoảng êm dịu lòng người ấy?
Mỗi buổi trưa tan học về, trên con đường làng với hai bên là không gian rộng mênh mông của những cánh đồng lúa thẳng cánh có bay, nay lại được được trải lên một màu vàng tươi mới, em càng thêm yêu quê hương mình hơn. Mới ngày nào, những bông lúa kia còn đang thì con gái xanh mơn mởn, mới nảy những hạt lúa đầu tiên mà nay đã chín vàng, mẩy hạt, nặng trĩu, kéo cành lúa cong xuống, nhìn thật thích mắt, thân lúa đã chuyển màu vàng sẫm. Dường như bên trong những hạt lúa ấy là tất cả những gì tinh túy nhất của đất trời, đúng như tên gọi của nó: loài ngọc thực. Màu của lúa hòa cùng màu của nắng, óng ánh và đẹp đẽ làm sao. Mỗi lần gió thổi qua, từng bông lúa lay động và dập dờn như những đợt sóng lăn tăn vỗ vào bờ.
Mùa gặt là mùa bận rộn, sớm sớm các mẹ các chị đã í ới gọi nhau đi ra đồng gặt lúa, bóng cha đổ dài dưới ánh nắng chiều, gánh lúa về hợp tác xã. Những chiếc nón nhấp nhô, bàn tay lao động khẽ lau đi giọt mồ hôi và nở nụ cười hạnh phúc. Những bông lúa kia chắc hẳn cũng sẽ vui lắm vì chúng sắp được trở thành những hạt gạo trắng ngần nuôi dưỡng con người. Mùa gặt cũng là mùa vui, tụi trẻ con trong làng chiều chiều lúc trời nhiều gió lại dẫn nhau đi thả diều, chạy dọc các bờ máng vui cười thỏa thích. Thỉnh thoảng nghe thấy tiếng máy tuốt lại kéo nhau ra xem mà không biết chán, dù tối về bị mẹ mắng vì dẵm vào dặm lúa nên ngứa chân. Cả nhà ai cũng bảo mùa gặt là mùa đẹp nhất của lúa, không chỉ vì màu sắc, mà đây còn là mùa mà người dân lao động được tận hưởng thành của của mình sau những ngày tháng dày công chăm sóc. Ngắm cánh đồng lúa chín vàng, nhìn lại những ngày tháng mà chúng đã lớn lên, mới thấy càng trân trọng thành quả lao động vất vả.
Hình ảnh cánh đồng lúa chín vàng nặng hạt, lấp lánh dưới ánh nắng hay cũng chính là một vụ mùa bội thu của người nông dân. Màu lúa chín và những kỷ niệm mỗi mùa gặt về sẽ in dấu sâu sắc trong miền ký ức của những người con xa xứ, là một mảnh hồn quê không gì có thể thay thế được.
“Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”
1.Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên sinh ngày 3-1-1766 mất năm 1820. Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự nghiệp văn học của ông gồm những tác phẩm có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như "Thanh Hiên thi tập", "Đoạn trường tân thanh",...
Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:
+ Giúp chúng ta hình dung rõ nét về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du, đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.
+ Hơn thế nữa, các tác phẩm mà đặc biệt là Truyện Kiều đều thể hiện tư tưởng nhân đạo rõ nét.
+ Qua đó, chúng ta hiểu được sâu sắc nguyên nhân tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho bạn đọc đều thu hút và thành công đến thế.
2.Một vấn đề then chốt trong nghiên cứu Truyện Kiều hiện nay là xác định tính sáng tạo của Truyện Kiều của Nguyễn Du, một tác phẩm sáng tác dựa vào cốt truyện và nhân vật của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, nhưng lại trở thành một kiệt tác nghệ thuật vô song.
Con đường duy nhất để giải quyết vấn đề là khám phá cái thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du được xây dựng trên một cốt truyện có sẵn đó. Truyện Kiều của Nguyễn Du mang quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du, một quan niệm thể hiện cách nhìn, cách cảm, hệ thống giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của ông gắn liền với truyền thống văn hoá dân tộc.
Truyện Kiều của Nguyễn Du bảo tồn được phần lớn tinh hoa của nguyên bản tiểu thuyết Trung Quốc tuy có tăng giảm về nội dung và nghệ thuật của nguyên tác, song phần nhiều vẫn bảo tồn được, vì vậy có cống hiến cho sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và Việt Nam. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm đáng được khẳng định. Truyện Kiều của Trung Quốc bị mai một, thậm chí bị đánh giá thấp trong thời gian dài. Hiện tượng kỳ lạ đó chứng tỏ chúng ta vẫn còn thiếu nhận thức đầy đủ về kho báu văn học nghệ thuật phong phú mà tổ tiên để lại cho chúng ta; công tác nghiên cứu văn học cổ đại về cơ bản vẫn dừng ở một số ít tác giả và tác phẩm nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn mà chưa hứng thú bao nhiêu với tác giả và tác phẩm loại hai. Việc nghiên cứu cô lập đó không thể thích hợp với tình hình phát triển của học thuật hiện nay. Vì vậy, việc đi sâu vào công tác nghiên cứu tiểu thuyết quý giá cuối đời Minh đầu đời Thanh có tác dụng gợi mở quan trọng nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu toàn bộ văn học cổ điển của nước ta. Tiểu thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân cần được đánh giá lại ảnh, hưởng quan trọng của nó trong lịch sử văn học Trung Quốc và lịch sử văn học thế giới cần được thừa nhận và đánh giá công bằng. Mệnh đề “tiểu thuyết tài tử giai nhân” không thể khái quát một cách khoa học tất cả tiểu thuyết bạch thoại của các văn nhân mà tuyến cốt truyện là tình yêu và hôn nhân. Cần phân tích so sánh nhiều tác phẩm với nhau, nhận thức lại bộ mặt vốn có của số tiểu thuyết này, bổ sung những đoạn còn yếu trong lịch sử tiểu thuyết truyền thống. Chúng ta thấy rất rõ hai tác phẩm này có cùng một cốt truyện, cùng một hệ thống nhân vật và cả kết cấu tự sự. Thế nhưng Nguyễn Du đã đem tài năng của mình vào để thay đổi số phận của tác phẩm. Ông biến nó thành viên ngọc sáng của phương Đông, trải qua bao thế kỉ vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học.Nguyễn Du thực sự đã thay một tấm áo mới cho tác phẩm. Những cái mới trong Truyện Kiều mà Thanh Tâm Tài Nhân đã không làm được trong Kim Vân Kiều truyện của mình có phải là nguyên nhân chính của sự khác biệt? Một bên là văn xuôi tự sự một bên là truyện thơ – thể loại khác nhau thì thông điệp nghệ thuật làm sao có thể giống nhau? Rõ ràng truyện thơ có nhiều ưu thế hơn hẳn trong việc thể hiện cảm xúc, đồng thời nó cũng dễ chạm vào trái tim bạn đọc hơn là ngôn ngữ của một cuốn tiểu thuyết. Không chỉ thế Nguyễn Du đã đem thiên nhiên vào trong tác phẩm của mình – một thiên nhiên thực nhưng cũng có khi là thiên nhiên của cảm xúc, tâm tưởng. Trong khi đó Kim Vân Kiều truyện hoàn toàn vắng bóng thiên nhiên. Nguyễn Du xây dựng lại các tình tiết cũng như hình tượng nhân vật của nguyên tác cho phù hợp với suy nghĩ, cảm nhận của mình. Đó là cái riêng và cũng là cái sáng tạo làm nên sự khác biệt cơ bản giữa hai tác phẩm. Công lao của Thanh Tâm Tài Nhân không nhỏ. Không có Thanh Tâm Tài Nhân thì ắt hẳn không thể có Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhưng cũng lại phải nói cho công bằng, chính nhờ Truyện Kiều của Nguyễn Du ngày một nổi tiếng, vượt ra khỏi biên giới nước mình, mới là một động cơ để những học giả như ông Đồng Văn Thành cố gắng làm cho Kim Vân Kiều truyện được độc giả trong và ngoài Trung Hoa quan tâm tới lại. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tác phẩm tiểu thuyết chương hồi thuộc thể tài văn xuôi, kết cấu theo thời gian, theo trình tự diễn biến của các sự kiện, theo quá trình hành động của các nhân vật. Nó thiên về mô tả sự kiện, đi sâu miêu tả thực tại, khắc họa chân dung nhân vật một cách cụ thể - điều mà đôi khi ta cảm thấy hơi khó chịu. Cũng như các tiểu thuyết chương hồi khác, tác phẩm gần như không đề cập đến diễn biến tâm lý nhân vật mà chỉ có các biến cố, hành động của nhân vật. Tác phẩm lại đặc biệt coi trọng mâu thuẫn xung đột, tập trung mô tả nhiều chi tiết để tô đậm một tính cách nào đấy của nhân vật. Diện mạo nhân vật gần như chỉ là những nét chấm phá chứ không miêu tả cụ thể. Trong tác phẩm, tác giả cũng đã đưa vào những đoạn thơ, bài phú miêu tả thiên nhiên, nhưng thiên nhiên ấy lại bị tách rời khỏi cốt truyện và đôi khi lại không gắn bó gì với tâm trạng của nhân vật. Trong khi đó, Truyện Kiều lại là một cuốn truyện thơ, một tác phẩm văn học vừa cổ điển vừa hiện đại, có sự hài hòa giữa hình thức và nội dung. Các nhân vật trong tác phẩm, các vấn đề xã hội không đợi tác giả tự thuật lại nhiều mà tự nó có thể tự hiện diện, tự bộc lộ một cách tinh vi. Nguyễn Du đã biến thể loại tiểu thuyết khô khan thành thơ lục bát - thể thơ của riêng dân tộc ta,mục đích là để thơ ca đi vào đời sống con người, thân thuộc, giản dị.. Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng tất cả những gì gần gũi nhất để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ. Nguyễn Du chỉ dựa vào cái sườn của cốt truyện văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân mà sang tạo ra hẳn một thi phẩm của riêng mình. Cần phải nói rõ ràng rằng, trong lao động nghệ thuật thì sự sáng tạo của người nghệ sĩ là điều quan trọng hơn cả, không chỉ sáng tạo ở số liệu mà cái quan trọng hơn là cách nhào nặn dữ liệu để tạo nên những hình tượng nghệ thuật, những nhân vật điển hình có cá tính và có ý nghĩa khái quát. Trải qua hàng trăm năm, với biết bao thăng trầm của cuộc sống, Truyện Kiều vẫn nóng bỏng hơi thở của nó, vẫn trường tồn sức sống trong lòng mọi thế hệ độc giả.Đóng góp của Thanh Tâm Tài Nhân là không nhỏ, nhưng chúng ta cũng không thể không thừa nhận rằng chính Nguyễn Du mới là người mang đến thành công rực rỡ cho Truyện Kiều, nâng Truyện Kiều lên trở thành tiếng nói của dân tộc. .
3. Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều được ra đời cách đây rất lâu nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến con người ta vô tình quên đi những giá trị tinh hoa của các tác phẩm văn học, thơ ca thì "Truyện Kiều" vẫn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của "Truyện Kiều" không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà nó còn ở cả khắp các nước trên thế giới.
- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay:
+ Phát huy giá trị của "Truyện Kiều" ra khắp các nước trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiêng khác nhau.
+ Tuyên truyền ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại.
+ Gìn giữ nó, tuyệt đối không để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi bụi thời gian.
4.
Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh sinh viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động kỉ niệm 255 năm Ngày sinh, tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820), khẳng định công lao của ông cho đất nước và nhân loại, từ đó giáo dục truyền thống yêu nước.
- Cuộc thi làm chúng ta nhớ đến công lao to lớn của Nguyễn Du trong công cuộc đóng góp lớn về phát triển và sáng tác đặt nền móng cho thơ ca Việt Nam
- Việc tổ chức cuộc thi có thể làm cho chúng ta có thể tìm hiểu sâu rộng hơn về Nguyễn Du và những tác phẩm nổi tiếng của ông, sau đó có thể học hỏi và chỉ dạy cho những người khác về kĩ thuật làm thơ của ông, và nó có thể đem lại ấn tượng mạnh cho những thế hệ đời sau về và hình tượng cao cả của ông.
bạn vào trang vietjack có đấy link thì chat vs mik mik cho cho chứ ngoài đây copy ko được
1- Lớp vỏ sinh vật:
- ở mọi nơi của Trái đất: bề mặt, đất, đá, đại dương, không khí ...=> đều có lớp vỏ mới liên tục gọi là lớp sinh vật (sinh vật quyển)
2- Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến phân bố thực, động vật:
a-Với thực vật:
Khí hậu ảnh hưởng rõ nét nhất, mỗi kiểu khí hậu có lớp sinh vật khác nhau:
- ở xích đạo nóng ẩm quanh năm-> có rừng rậm, nhiều tầng, lắm loài ...
- ở hoang mạc nóng khô -> có rất ít cây, chủ yếu là bụi gai ...
- ở gần cực-> lạnh, ít mưa => chỉ có rêu, địa y
+Địa hình ảnh hưởng: - Chân núi có rừng lá rộng
- Núi cao có cây lá kim
+Đất: - Phù sa có lúa, rau ...
- Feralit có cây lấy gỗ ...
b) Đối với động vật
- Động vật ít chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn thực vật(vì động vật có thể di chuyển được hoặc tự thay đổi để thích nghi với môi trường)
- Sự phân bố của động vật có ảnh hưởng lớn của thực vật
c) Mối quan hệ giữa thực vật và động vật
- Sự phân bố các loài thực vật ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật: Thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
Nếu bạn đã lăng nhăng
Thì đừng yêu ai vội
Cho người ta cơ hội
Đừng làm tội người ta
Nếu đã thấy ko hợp
Thì đừng nói tiếng thương
Đã xác định thương ai
đừng tương tư ai khác
Trả lời :
1 + 1
= 2
MK ko cs ( Vì mk lp 7 ) => Đề lp 6 mk quên r !! Sr bn nhìu
~ Thiên Mã ~
1 + 1 =2
chiều nay mk cũng đi thi nè
chúc bạn thi tốt nha
#ookami#
Câu 1. Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nhà nước ta đã ban hành những Bộ luật dân sự nào? Những Bộ luật dân sự đó được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành vào thời gian nào?
Câu 2. Bộ luật dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015 có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005?
lên google nghen!
lên GOOGLE nha bạn