Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Đôi nét về tác giả Tô Hoài
- Tô Hoài (1920 - 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen.
- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
- Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.
- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.
- Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…
- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)
- O chuột (tập truyện ngắn, 1942)
- Cỏ dại (hồi ký, 1944)
- Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)
- Tự truyện (1978)
- Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)
- Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)
- Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)
- Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)...
II. Giới thiệu về Bài học đường đời đầu tiên
1. Xuất xứ
- Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
- Tên của đoạn trích do người biên soạn SGK đặt.
- Dế Mèn phiêu lưu kí được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc nhất và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện gồm mười chương, kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính là chú Dế Mèn.
2. Bố cục
Gồm 4 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “cũng không thể làm lại được”: Dế Mèn giới thiệu về bản thân.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Tôi về, không chút bận tâm”. Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt.
- Phần 3. Tiếp theo đến “cảnh đau khổ vừa gây ra”. Dế Mèn trêu chị Cốc khiến Dế Choắt phải chịu oan.
- Phần 4. Còn lại. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
3. Tóm tắt
Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.
Xem thêm tại Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên
Tổng kết:
- Nội dung: Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, tác muốn gửi gắm bài học ý nghĩa: “ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có đầu óc mà không biết nghĩa sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình”.
- Nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa…
1.Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội
-
Sự nghiệp sáng tác
- Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại
- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật
2.Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.Năm 1941
Thể loại:tiểu thuyết đồng thoại- loại truyện dành cho thiếu nhi.
Tốm tắt:Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
3.Có vì truyện đồng thoại là một thể loại văn học dành cho thiếu nhi, lấy loài vật làm nhân vật, lúc nào cũng thích hợp. Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo “không thoát li sinh hoạt thật có của loài vật”
1Thánh Gióng hình tượng người anh hùng đánh giặc ngoại xâm tiêu biểu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. Thánh Gióng được sinh ra rất kỳ lạ từ một người mẹ nghèo được mẹ và nhân dân nuôi dưỡng. Gióng chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm bằng tất cả lòng yêu nước và mong muốn bảo vệ làng quê, đất nước.
Hình tượng Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của cả thiên nhiên và con người, của sự hiện đại lẫn thô sơ, sức mạnh đó như dung hòa và kết tinh lại tạo thành sức mạnh to lớn đủ sức quật ngã mọi kẻ thù to lớn.
Từ thực tế trong công cuộc đánh giặc bảo vệ đất nước của cha ông ta, hình tượng Thánh Gióng được thần thánh hóa và trở thành nhân vật anh hùng, với tinh thần ý chí quật khởi trong cuộc chiến chống giặc ngoại bang xâm lược. Bên cạnh đó hình tượng Thánh Gióng cũng nói lên một thời đại lịch sử của đất nước – Vua Hùng với nền nông nghiệp trồng lúa nước phát triển, người dân luôn phải chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước.
2.
Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng.
Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".
Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm beo gấu rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh. Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời. Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái. Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước. Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn. Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh. Thuý Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang.
Từ đó, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt, như xưa kia, ông cha ta và Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh.
Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt
Thế mới biết, nếu đồng sức đồng lòng, không có việc gì chúng ta không làm được.
3.Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
Câu 1:
1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
– Hệ Mặt trời bao gồm: Mặt trời và 8 hành tinh : sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.
– Trái Đất ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
=>Ý nghĩa : Vị trí thứ ba của Trái Đất là một trong những điều kiện rất quan trọng góp phần để Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.
2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất
– Hình dạng: Trái Đất có hình cầu.
– Kích thước, rất lớn:
+ Bán kính : 6370km
+ Xích đạo : 40076 km
+ Diện tích : 510 triệu km2
3. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
+ Kinh tuyến : Là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam có độ dài bằng nhau.
+ Vĩ tuyến : Là những đường vuông góc với kinh tuyến có đặc điểm song song với nhau và độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực.
+ Kinh tuyến gốc : Là kinh tuyến 0o qua đài thiên văn Grin-uyt nước Anh
+ Vĩ tuyến gốc: là đường Xích đạo, đánh số 0o.
+ Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải đường kinh tuyến gốc.
+ Kinh tuyến Tây: Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
+ Vĩ tuyến Bắc : những vĩ tuyến nằm từ Xích Đạo lên cực bắc.
+ Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích Đạo xuống cực Nam.
+ Nửa cầu Đông: Nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 0o đến 180oĐ
+ Nửa cầu Tây: Nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 0o và 180oT
+ Nửa cầu Bắc: Nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo lên cực Bắc.
+ Nửa cầu Nam: Nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam.
– Công dụng của các đường kinh tuyến, vĩ tuyến: Dùng để xác định mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất.
Câu 2:
1. Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết
- Tỉ lệ bản đồ là tỉ số khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa.
- Dựa vào tỉ lệ bản đồ chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa.
2. Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở mấy dạng
Tỉ lệ bản đồ được thể hiện ở hai dạng: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
3. Cách tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ số và tỉ lệ thước:
– Đánh dấu khoảng cách hai điểm.
– Đo khoảng cách hai điểm
– Dựa vào tỉ lệ số, tính 1cm trên thước bằng ……cm ngoài thực tế. Sau đó đổi ra đơn vị mét (m), hoặc kilômet (km).
Câu 3:
1. Phương hướng Trái Đất:
- Trên Trái Đất có 4 hướng chính: Đông, Tây, Nam, Bắc.
- Từ các hướng chính người ta chia ra làm các hướng khác.
2. Cách xác định phương hướng trên bản đồ
Có 2 cách xác định phương hướng trên bản đồ:
- Dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến
- Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc sau đó xác định các hướng còn lại
3. Tọa độ địa lý
- Tọa độ địa lý được hình thành bởi 2 thành phần là kinh độ và vĩ độ. Vị trí theo chiều Bắc - Nam của 1 điểm được thể hiện bằng vĩ độ của nó, còn vị trí theo chiều đông - tây thì thể hiện bằng kinh độ
- Cách viết tọa độ địa lý: kinh độ viết trước, vĩ độ viết sau.
Câu 4:
1. Kí hiệu bản đồ
- Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng 3 loại kí hiệu:
+ Kí hiệu điểm
+ Kí hiệu đường
+ Kí hiệu diện tích.
- Được phân làm 3 dạng:
+ Ký hiệu hình học.
+ Ký hiệu chữ.
+ Ký hiệu tượng hình.
2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
– Biểu hiện độ cao địa hình bằng thang màu hay đường đòng mức.
– Quy ước trong các bản đồ giáo khoa địa hình việt nam
+ Từ 0m -200m màu xanh lá cây
+ Từ 200m-500m màu vàng hay hồng nhạt.
+ Từ 500m-1000m màu đỏ.
+ Từ 2000m trở lên màu nâu
câu 1
trái đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần mặt trời
trái đất có bán kinh 6370 km đường kính xích đạo 40076 km diện tích 510 000 000 km2
kinh tuyến là đường nối liền giữa hai điểm cực bắc và cực nam trên bề mặt quả địa cầu có độ dài bằng nhau
kinh truyến gốc có số độ là 0 độ c đi qua đài thiên văn Grien uýt bên phải kinh tuyến là nửa cầu đông bên trái kinh truyến là nửa cầu tây
cách một độ kẻ 1 kinh tuyến ta sẽ có tất cả là 360 kinh tuyến
vĩ tuyến là đường vuông góc với kinh tuyến ,song song với nhau có độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực
vĩ tuyến gốc có số độ là 0 độ c chính là đường xích đạo có độ dài lớn nhất chia trái đất thành 2 nửa cầu trên là bắc dưới là nam
cách 1 độ kể một vĩ tuyến ta sẽ có tất cả là 181 vĩ tuyến
câu 2
tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ bị thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực tế
1. Thông tin là tất cả những gì con người thu nhận được về thế giới xung quanh và về chính mình. ( vd tự lấy)
2. Bước 1 : Tiếp nhận thông tin (thông tin vào)
Bước2 : Xử lí thông tin ( phân tích, phán đoán,...)
Bước 3: Lưu trữ và trao đổi ( thông tin ra)
3. nà ní :v
4.Dạng văn bản bao gồm chữ viết,con số,...
Dạng hình ảnh bao gồm hình vẽ, ảnh chụp,....
Dạng âm thanh gồm các tiếng động,... ( vd tự lấy)
5. Biểu dạng thông tin trong MT được biểu diễn dưới dạng 1 dãy bit gồm 2 số 0 và 1.
6. - Khả băng tính toán nhanh.
- Tính toán với độ chính xác cao.
- Có khả năng lưu trữ lớn.
- Khả băng "làm việc" không mệt mỏi.
7. - Thực hiện tính toán.
- Tự động hóa các công việc văn phòng.
- Hỗ trợ công tác quản lý.
- Công cụ học tập và giải trí.
- Điều khiển tự động và rô-bốt.
- Liên tra, tra và mua bán trực tuyến.
8/ Câu trúc chung của MTĐT do nhà toán học Von Neuman đưa ra gồm 3 khối chức năng cơ bản :
- Bộ xử lí trung tâm
- Các thiết bị vào ra.
- Bộ nhớ.
Bộ nhớ là một thiết bị công nghệ chứa đựng các phần từ máy tính và ghi nhớ thông tin được dùng để duy trì dữ liệu số, nó là một linh kiện văn bản và chức năng lõi của các máy tính.
Bộ nhớ gồm 2 loại là bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
Bộ nhớ trong được dùng để lưu trữ chương trình và dữ liệu trong quá trình mát tính làm việc. Phần chính của bộ nhớ trong là RAM, là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Khi tắt máy, toàn bộ thông tin trong RAM sẽ bị mất đi.
Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu.
Câu 9 sau xíu t giúp sau :) bận r
Câu 1: - Vì Thạch Sanh là nhân vật bất hạnh thuộc 1 trong các loại nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.
- Câu truyện xuất hiện các thử thách, chiến công của Thạch Sanh và đó là một trong các cốt truyện phổ biến trong thể loại cổ tích.
- Câu chuyện còn nói lên ước mơ của nhân dân có một người anh hùng bảo vệ đất nước và chứng minh cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Câu 2: - Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. - Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.
tham khảo
1.Khái niệm truyền thuyết: truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở.
2.Văn bản thông tin là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức. Loại văn bản này rất phổ biến, hữu dụng trong đời sống. Nó bao gồm nhiều thể loại: thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu, cơ sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển, bản tin…
3.Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như : mồ côi, bất hạnh, dũng sĩ, tài năng… + Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.
5.Bài văn nghị luận thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ, luận điểm, lập luận trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.
8.Khái niệm Văn bản đa phương thức (multimodality texts) chỉ loại văn bản trong đó có sự phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện khác như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh… lần này cũng được chú ý cả trong đọc hiểu và tạo lập.
mik chỉ lm đc mấy câu này thoi:)
Tớ cảm ơn cậu nhiều nhé