Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: C
Giải thích: Ý nghĩa của biển Đông đối với an ninh quốc phòng nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
HƯỚNG DẪN
- Biển Đông là một biển rộng, trong đó vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 với hàng ngàn hòn đảo. Bên cạnh những ảnh hưởng to lớn đến thiên nhiên nước ta, Biển Đông giàu có tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông biển và du lịch biển đảo. Phát triển các ngành kinh tế biển trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta tạo điều kiện đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Các đảo và quần đảo trong Biển Đông nước ta tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các bộ phận của vùng biển, các đảo và quần đảo là sự bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ đất nước và góp phần bảo vệ an ninh của Tổ quốc.
a) Khai thác phát triển giao thông vận tải biển ở vùng biển nước ta
- Để tạo thế mở cửa cho các tỉnh duyên hải và cho nền kinh tế cả nước :
+ Hàng loạt cảng hàng hóa lón đã được cải tạo, nâng cấp như cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng....
+ Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn ( Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Hàng loạt các hải cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.
- Các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền.
b) Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản xa bờ đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng
- Khai thác nguồn lợi hải sản xa bờ, tăng sản lượng thủy sản
- Khẳng định và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển, vùng thềm lục địa và vùng trời nước ta
a) Khai thác tài tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.
- Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo :
+ Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.
+ Việc đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản :
+ Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đem lại năng suất cao
+ Khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa đã được đẩy mạng, phục vụn xuất khẩu và nhà máy lọc dầu trong nước.
+ Khai thác khí thiên nhiên dùng cho sản xuất điện, đạm....; khai thác một số khoáng sản khác ( titan, cát thủy tinh)
+ Phải hết sức tránh để các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí
b) Các đảo, quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển vì :
- Tạo điều kiện để nước ta tiến ra biển và đại dương nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi ở vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đồng thời các đảo và quần đảo cũng là nơi có nhiều khả năng để phát triển kinh tế.
- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liến và là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo
Đáp án: C
Giải thích: Chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta bao gồm: Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển; Phòng chống ô nhiễm môi trường biển. Thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai.
Chọn: C.
Chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta bao gồm: Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển; Phòng chống ô nhiễm môi trường biển. Thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai.
Hướng dẫn: Nước ta đang đẩy mạnh khai thác xa bờ => Ý C. Tập trung khai thác tài nguyên ven bờ là sai.
Chọn: C.
a) Những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển.
- Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản ,...) ; nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.
- Có nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, oxit titan, cát trắng..._
- có nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.
- Có bờ biển dài với khoảng 125 bãi biển, có hơn 4.000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển, đảo.
b) Vai trò của hệ thông đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển.
* Đối với kinh tế :
- Là cơ sở để khai thác hiệu quả nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
- Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển)
* Đối với an ninh :
- Là hệ thông tiền tiêu bảo vệ đất liền
- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền đất nước đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.
Đáp án: C
Giải thích: Xác định từ khóa câu hỏi là “ý nghĩa an ninh quốc phòng”:
- Bằng phương pháp loại trừ, ta có:
+ A: kinh tế biển →ý nghĩa kinh tế → Sai.
+ B: giao lưu phát triển → ý nghĩa kinh tế → Sai.
+ C: Ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước → Đúng.
+ D: Tiến ra biển → ý nghĩa kinh tế → Sai.