Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn đáp án B
Đồng bằng châu thổ với nhiều ô trũng và có mùa đông lạnh là đặc trưng của Đồng bằng sông Hồng. Có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản là đặc trưng riêng của Duyên hải Nam Trung Bộ. Có thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy sản là đặc điểm chung giống nhau của hai vùng.
Đặc điểm tự nhiên Miền Đông:
- Địa hình phần lớn là đồng bằng châu thổ màu mỡ.
- Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
- Sông ngòi: có nhiều sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Tây Giang)
- Khoáng sản kim loại làu là chủ yếu.
Thuận lợi:
- Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và khí hậu gió mùa thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác và luyện kim
Khó khăn:
- thiên tai gây khó khăn cho đời sống và sản xuất (bão, lũ, lụt,..)
* Miền Đông:
+ Thuận lợi:
- Địa hình thấp có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển trồng trọt
- Khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng
-Sông ngòi: hạ lưu của các sông lớn như: Hoàng Hà, Trường Giang, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông…
- Có nhiều khoáng sản nhất là khoáng sản kim loại màu phát triển công nghiêp chế tạo, luyện kim.
+ Khó khăn: Nhiều bão ,lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp
Chọn đáp án A
Quan sát bảng số liệu về diện tích gieo trồng cây lúa của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2014, có thể rút ra các nhận xét sau:
+ Hai vùng đồng bằng sông Hồng và Cửu Long đều là các vùng chuyên canh lương thực lớn.
+ Quy mô diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.
+ Cơ cấu mùa vụ ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đa dạng.
+ Đồng bằng sông Cửu Long có hơn Đồng bằng sông Hồng một vụ lúa (lúa hè thu).
Như vậy, nhận xét không chính xác là: Đồng bằng sông Hồng có hơn Đồng bằng sông Cửu Long một vụ lúa.
Chọn đáp án C
Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh và có trình độ kĩ thuật vào loại cao nhất cả nước.
Chọn đáp án B
Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với Trung du miền núi Bắc Bộ ở phía Bắc và phía Tây, tiếp giáp với Bắc Trung Bộ ở phía nam và tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ ở phía Đông. Như vậy, đáp án là Bắc Trung Bộ.
Chọn đáp án A
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30 có thể thấy vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, Long An và Tiền Giang là các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh còn lại thuộc vùng Đông Nam Bộ.
Chọn đáp án B
Theo SGK Địa lí trang 41: Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Chọn đáp án A
Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước. Tuy tốc độ phát triển kinh tế cũng thuộc loại cao của cả nước nhưng tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế dẫn đến khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Chọn đáp án C
Đồng bằng sông Hồng với nền nông nghiệp thâm canh cao, nhưng bên cạnh đó ngành thủy sản lại đứng ở vị trí không cao trong nông nghiệp của vùng. Đây là ngành phát triển chưa tương xứng với vùng, cần phải quan tâm đầu tư hơn nữa, nhất là xu hướng hiện nay của đồng bằng diện tích đất nông nghiệp đang giảm dần.
Chọn đáp án D
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Địa chất khoáng sản (trang 8), SGK Địa lí lớp 12 (trang 150), xác định khoáng sản phân bố ở vùng Đồng bằng sông Hồng là: đá vôi, sét, cao lanh, than nâu và khí tự nhiên. Trong số đó, khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao nhất được thể hiện trong bản đồ là than nâu.
Chọn đáp án C
Trong 7 vùng kinh tế của nước ta, vùng Đồng bằng sông Hồng được coi là động lực phát triển cho miền Bắc, Đông Nam Bộ được coi là động lực phát triển cho miền Nam.